Khái niệm và đặc điểm của ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu quản lý ngân sách nhà nước từ hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh quảng ninh theo hướng phát triển bền vững (Trang 41 - 43)

2.1. Tổng quan về ngân sách Nhà nước

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của ngân sách Nhà nước

2.1.1.1. Khái niệm về ngân sách Nhà nước

NSNN là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử. Sự hình thành và phát triển của NSNN gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất do Nhà nước trực tiếp quản lý. Nói cách khác, sự ra đời và phát triển của Nhà nước cùng với sự tồn tại của nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của NSNN.

Ngân sách là một phạm trù kinh tế gắn liền với việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của một chủ thể nhất định. Chủ thể sử dụng quỹ tiền tệ có thể là một cá nhân, một hộ gia đình, một tổ chức, một địa phương hay một quốc gia.

- Xét về hình thức: NSNN là một bản dự tốn thu và chi do Chính phủ lập ra,

đệ trình Quốc hội phê chuẩn và giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện.

- Xét về thực thể: NSNN bao gồm những nguồn thu và những khoản chi cụ thể và được định lượng. Các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước; các khoản chi đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ tập trung ấy.

Các khoản thu, chi NSNN phản ánh những mối quan hệ kinh tế nhất định giữa Nhà nước với các chủ thể hoạt động trên mọi lĩnh vực của nền KTXH:

- Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với dân cư.

- Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các tổ chức tài chính, tín dụng và các

doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;

- Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội.

- Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các Quốc gia và các tổ chức quốc tế.

16/12/2002 quy định: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

- Thu NSNN được hình thành từ nhiều nguồn như thuế, phí, thu từ tài sản cơng và các khoản thu từ viện trợ, qun góp, tài sản xung cơng..., trong đó thu từ thuế nội địa ngày càng chiếm t trọng lớn.

- Chi NSNN rất đa dạng, bao trùm nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi người dân và chức năng quản lý của bộ máy nhà nước. Nhà nước chỉ được phép chi NSNN để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đã được xã hội giao phó.

2.1.1.2. Đặc điểm của ngân sách Nhà nước

- NSNN là một luật tài chính đặc biệt (yếu tố pháp lý), bởi lẽ trong NSNN, các thể chế của nó được thiết lập dựa vào hệ thống pháp luật có liên quan (Hiến pháp, Luật thuế,...) nhưng mặt khác bản thân NSNN cũng là luật do Quốc hội quyết định và thông qua hàng năm, mang tính chất cưỡng chế và bắt buộc các chủ thể KTXH có liên quan phải tuân thủ.

- NSNN là một công cụ quản lý, NSNN đưa ra danh mục các khoản thu mà

Chính phủ chỉ được phép thu và danh mục các khoản chi tiêu trong khuôn khổ NSNN được Quốc hội phê duyệt, giúp cho Quốc hội quản lý và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu, thu nhập của Chính phủ trong mỗi năm tài khóa.

- Hoạt động thu - chi của NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính

trị của Nhà nước và việc thực hiện các chức năng của Nhà nước được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định.

- Hoạt động của NSNN là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lĩnh vực thu - chi của Nhà nước.

- NSNN luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, ln chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích cộng đồng.

- NSNN cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt của

quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định.

- Hoạt động thu - chi của NSNN được thực hiện theo nguyên tắc khơng hồn

trả trực tiếp là chủ yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu quản lý ngân sách nhà nước từ hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh quảng ninh theo hướng phát triển bền vững (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)