Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu quản lý ngân sách nhà nước từ hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh quảng ninh theo hướng phát triển bền vững (Trang 44 - 45)

2.1. Tổng quan về ngân sách Nhà nước

2.1.3. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước

Quản lý NSNN là một loại hoạt động quản lý của hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Nói cách khác, quản lý NSNN là thể hiện sự cụ thể hóa của hoạt động QLNN trong lĩnh vực thu, chi NSNN. Mặt khác, hoạt động QLNN (ở nước ta) hiện nay đang được tiến hành theo xu thế phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương nhằm mục đích hướng đến sự hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Do đó, trong lĩnh vực quản lý NSNN cũng có sự phân cấp quản lý tương ứng. Một cách cụ thể hơn, phân cấp quản lý NSNN là quá trình Nhà nước Trung ương phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho địa phương trong hoạt động quản lý NSNN.

Phân cấp quản lý NSNN là việc phân định phạm vi, trách nhiệm và quyền

hạn của cơ quan nhà nước ở địa phương trong quá trình quản lý, điều hành NSNN.

Phân cấp quản lý NSNN thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trên 03 phương diện:

- Xác định về thẩm quyền của chính quyền các cấp trong việc ban hành các

chính sách, chế độ thu - chi; tiêu chuẩn, định mức chi NSNN. Ở Việt Nam, chính quyền địa phương (HĐND cấp tỉnh) được quyền quyết định một số chế độ thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật, được quyền quyết định cụ thể định mức phân bổ và chế độ, tiêu chuẩn định mức chi áp dụng cho địa phương dựa trên khung hướng dẫn.

- Xử lý hài hòa mối quan hệ về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi. Thực chất

NSTW và NSĐP, giữa các cấp NSĐP với nhau. Đây là nội dung trọng tâm của phân cấp quản lý NSNN và là vấn đề nan giải, phức tạp. Hai vấn đề đặt ra khi thiết kế hệ thống phân cấp (chia s ) nguồn thu là: Phạm vi nguồn thu chia s và t lệ chia s . Ở các quốc gia khác nhau, phạm vi chia s và t lệ chia s cũng được xác định khác nhau. Nhưng đều có điểm chung là việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi phải đảm bảo NSTW giữ vai trò chủ đạo để thực hiện các nhiệm vụ chi có tính chiến lược, quan trọng của quốc gia. Đồng thời NSĐP được phân cấp nguồn thu để đảm bảo chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao.

- Giải quyết mối quan hệ về nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, chính

quyền các cấp trong chu trình NSNN. Chu trình ngân sách hay cịn gọi là quy trình ngân sách dùng để chỉ toàn bộ hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc chuyển sang ngân sách mới. Chu trình ngân sách bao gồm tất cả các khâu: chuẩn bị ngân sách, lập ngân sách, duyệt, phân bổ, giao, chấp hành, quyết toán, thanh tra, kiểm tra, quyết toán ngân sách (gọi chung là lập, chấp hành và quyết toán). Mức độ tham gia điều hành và kiểm soát của cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính Nhà nước và các cơ quan chuyên môn đối với các cấp ngân sách đến đâu chính là thể hiện tính chất của phân cấp trong toàn bộ hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu quản lý ngân sách nhà nước từ hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh quảng ninh theo hướng phát triển bền vững (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)