Hiệu quả điềutrị với các triệu chứng thần kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu nghiên cứu hiệu quả giải độc không đặc hiệu của liệu pháp hubbard ở người tiếp xúc nghề nghiệp với trinitrotoluene (Trang 115)

Chƣơng 4 : BÀN LUẬN

4.1. Khả năng ứng dụng phƣơng pháp Hubbard trong điềutrị giải độc cho

4.3.5. Hiệu quả điềutrị với các triệu chứng thần kinh

Hiệu quả điều trị các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, khó tập trung, giảm trí nhớ đƣợc trình bày tại các bảng 3.17; 3.18; 3.19; và bảng 3.20.

Tại bảng 3.17, có 25 trƣờng hợp có triệu chứng nhức đầu trƣớc điều trị chuyển thành khơng cịn triệu chứng nhức đầu sau điều trị. Tỷ lệ công nhân có triệu chứng nhức đầu trƣớc và sau điều trị lần lƣợt là 62,87 % và 30,0%. Can thiệp này cũng làm xuất hiện mới 02 trƣờng hợp có biểu hiện nhức đầu sau điều trị, tuy nhiên hiệu lực của can thiệp chủ yếu là tác động tích cực và sự khác biệt về tỷ lệ cơng nhân có triệu chứng nhức đầu trƣớc và sau điều trị là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Tƣơng tự, tại bảng 3.18, tỷ lệ cơng nhân có triệu chứng chóng mặt trƣớc điều trị là 42,85%, giảm xuống còn 14,29 % sau điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05. Hiệu quả can thiệp thể hiện là sau điều trị có 22 trong số 30 cơng nhân mà trƣớc điều trị có triệu chứng chóng mặt, sau điều trị 22 cơng nhân đã hết triệu chứng chóng mặt. Tuy nhiên can thiệp điều trị này cũng ghi nhận 02 trƣờng hợp xuất hiện mới triệu chứng chóng mặt sau can thiệp. Mặc dù vậy thì ảnh hƣởng của điều trị giải độc không đặc hiệu ứng dụng nguyên lý của Hubbard lên triệu chứng chóng mặt là tích cực.

Theo kết quả nghiên cứu về hiệu quả điều trị với triệu chứng khó tập trung đƣợc trình bày tại bảng 3.19, tỷ lệ cơng nhân có biểu hiện khó tập trung trƣớc điều trị là 41,43%, sau điều trị tỷ lệ này giảm còn 14,29% với p < 0,05. Có 22 trên tổng số 29 cơng nhân có triệu chứng khó tập trung trƣớc khi tiến hành can thiệp điều trị bằng phƣơng pháp Hubbard, thì sau điều trị không ghi nhận triệu chứng này.

Tại bảng 3.20, tỷ lệ cơng nhân có biểu hiện trí nhớ giảm trƣớc và sau điều trị lần lƣợt là 30,0% và 8,57 %. Có 17 trƣờng hợp có biểu hiện giảm trí nhớ trƣớc khi tiến hành điều trị mà sau can thiệp thì khơng ghi nhận biểu hiện này sau điều trị.

Theo kết quả nghiên cứu trình bày tại bảng 3.21, Tỷ lệ công nhân có biểu hiện khó ngủ trƣớc khi điều trị là 42,86%, sau điều trị tỷ lệ này giảm xuống cịn 18,57% (p<0,05). Có tổng số 30 trƣờng hợp đƣợc ghi nhận có triệu chứng khó ngủ trƣớc điều trị. Sau điều trị 21/30 trƣờng hợp này khơng cịn xuất hiện triệu chứng khó ngủ. Tuy nhiên có xuất hiện thêm 04 trƣờng hợp mơ tả rằng có triệu chứng khó ngủ sau điều trị trong nhóm 36 cơng nhân khơng có triệu chứng khó ngủ trƣớc điều trị. Nhìn chung, ảnh hƣởng của biện pháp điều trị ứng dụng nguyên lý của Hubbard đối với triệu chứng khó ngủ là tích cực.

Tại bảng 3.22, tỷ lệ cơng nhân có biểu hiện ngủ chập chờn trƣớc điều trị là 62,86%, sau điều trị tỷ lệ này giảm xuống còn 18,57%. Kết quả kiểm định cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05. Trƣớc điều trị có 44 trƣờng hợp đƣợc ghi nhận có biểu hiện ngủ chập chờn, sau điều trị có 31 trong số 44 trƣờng hợp đƣợc ghi nhận khơng cịn triệu chứng. Can thiệp cũng không làm xuất hiện thêm trƣờng hợp nào có biểu hiện ngủ chập chờn sau điều trị.

Hơn nữa, kết quả nghiên cứu tại bảng 3.23 cho thấy, có 25 trƣờng hợp trƣớc điều trị có biểu hiện mất ngủ cuối giấc, sau điều trị có 19 trong số 25 trƣờng hợp này khơng cịn triệu chứng. Mặc dù can thiệp điều trị làm xuất hiện 02 trƣờng hợp có triệu chứng sau điều trị trong nhóm 43 cơng nhân ban đầu khơng có triệu chứng, tuy nhiên ảnh hƣởng của biện pháp can thiệp điều trị nói chung là tích cực. Tỷ lệ cơng nhân có triệu chứng mất ngủ cuối giấc trƣớc khi can thiệp điều trị là 35,71%, sau điều trị tỷ lệ này giảm cịn 11,43%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

4.3.6. Hiệu quả điều trị với các triệu chứng cơ xương khớp

Theo kết quả nghiên cứu về hiệu quả điều trị của phƣơng pháp Hubbard với các triệu chứng của hệ cơ xƣơng đƣợc trình bày tại sơ đồ 3.5 và bảng 3.24; 3.25; 3.26.

Đối với triệu chứng đau mỏi khớp (số liệu chi tiết tại bảng 3.24): Có tổng số 30 trƣờng hợp có triệu chứng đau mỏi khớp trƣớc điều trị, sau điều trị có 20 trong số 30 ngƣời có triệu chứng trƣớc can thiệp chuyển thành khơng cịn triệu chứng sau can thiệp. Chỉ có 1 trƣờng hợp trƣớc can thiệp khơng có triệu chứng đau mỏi khớp nhƣng sau can thiệp có xuất hiện triệu chứng này. Tỷ lệ cơng nhân có triệu chứng đau khớp trƣớc điều trị là 42,86%, sau điều trị tỷ lệ này giảm cịn 15,72%, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05.

Đối với triệu chứng đau mỏi lƣng, số liệu trình bày tại bảng 3.25, trong số 47 trƣờng hợp than phiền trƣớc điều trị có triệu chứng đau lƣng, sau điều

trị có 28 trƣờng hợp chuyển thành khơng cịn triệu chứng. Can thiệp này không làm xuất hiện mới trƣờng hợp nào có triệu chứng đau lƣng sau điều trị. Tỷ lệ công nhân than phiền có triệu chứng đau mỏi lƣng trƣớc điều trị là 67,14%, sau điều trị tỷ lệ này giảm còn 27,14% (p < 0.05).

Theo số liệu tại bảng 3.26, tỷ lệ cơng nhân có triệu chứng nhức mỏi cơ bắp trƣớc điều trị là 38,58%, sau điều trị tỷ lệ này giảm cịn 7,14 %, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05. Có 27 trƣờng hợp cơng nhân than phiền có triệu chứng nhức mỏi cơ bắp trƣớc khi điều trị, sau khi điều trị có 24 trƣờng hợp trong số 27 công nhân này chuyển thành khơng cịn triệu chứng. Can thiệp điều trị cũng làm xuất hiện mới 02 trƣờng hợp mà trƣớc đó khơng có triệu chứng đau mỏi cơ bắp nhƣng sau điều trị có xuất hiện. Nhìn chung, hiệu quả của phƣơng pháp điều trị ứng dụng nguyên lý của Hubbard là tích cực.

Kết quả nghiên cứu của chúng tơi trên những công nhân tiếp xúc TNT nghề nghiệp có TNT máu thấy sau điều trị giải độc không đặc hiệu với phƣơng pháp Hubbard, tỷ lệ công nhân có các triệu chứng đau khớp, đau lƣng, nhức mỏi cơ bắp sau điều trị giảm đi đáng kể so với trƣớc khi điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), điều này có thể do kích thích nhiệt trong q trình xơng hơi tác động làm cải thiện tính đàn hồi của các mô giàu collagen. Nghiên cứu của Erkan K.A. và CS (2016) trên 199 phụ nữ tuổi từ 50- 85 bị viêm khớp gối, có triệu chứng đau kéo dài trên 6 tháng, đƣợc nhập viện điều trị bằng phƣơng pháp tắm khoáng và vật lý trị liệu, triệu chứng đau khớp sau điều trị giảm đi so với trƣớc điều trị, theo tác giả điều này có thể do kích thích nhiệt trong q trình tắm khống và vật lý trị liệu làm tăng cƣờng khả năng đàn hồi của các mô giàu collagen [94].

4.3.7. Cải thiện chất lượng giấc ngủ sau điều trị

Bên cạnh các thông tin về cải thiện các triệu chứng về tình trạng mất ngủ đã trình bày trong nội dung các triệu chứng của hệ thần kinh (mục 4.3.5), để có nhìn nhận đánh giá về tình trạng rối loạn giấc ngủ một cách tồn diện

hơn, chúng tơi tiến hành điều tra phỏng vấn và tổng hợp đánh giá mức độ rối loạn giấc ngủ thông qua thang điểm Pittsburgh. Thang điểm Pittsburgh đƣợc sử dụng một cách rộng rãi để đánh giá chất lƣợng giấc ngủ. Thang điểm Pittsburgh đánh giá chất lƣợng giấc ngủ gồm 19 câu hỏi, tạo thành 7 nhóm vấn đề, mỗi nhóm vấn đề/câu hỏi có điểm số từ 0 (khơng có rối loạn) đến 3 (mức rối loạn nặng nhất). Điểm Pittsburgh là tổng điểm của 07 nhóm vấn đề đó, với điểm số tối đa là 21 điểm. Theo Chien T.W. và CS (2008), thang điểm Pittsburgh đƣợc xem là công cụ hiệu quả nhất trong việc đánh giá rối loạn giấc ngủ ở ngƣời lớn [95]. Theo Shetty G.B. và CS (2015), thang điểm Pittsburgh từ 0-4 điểm là chất lƣợng giấc ngủ tốt, từ 5-10 điểm là chất lƣợng giấc ngủ trung bình và trên 10 điểm là rối loạn giấc ngủ [96].

Kết quả nghiên cứu về chất lƣợng giấc ngủ theo thang điểm Pittsburgh trong nghiên cứu của chúng tơi đƣợc trình bày tại bảng 3.27. Trong số 70 bệnh nhân thì có 23 trƣờng hợp có chất lƣợng giấc ngủ tốt (PSQI dƣới 4 điểm) trƣớc điều trị chiếm 32,9%, có 41 trƣờng hợp có chất lƣợng giấc ngủ trung bình ( từ 5-10 điểm) chiếm tỷ lệ 58,6 %. Có 6 trƣờng hợp có rối loạn giấc ngủ (trên 11 điểm), chiếm tỷ lệ 8,6%. Sau điều trị, tỷ lệ cơng nhân có chất lƣợng giấc ngủ tốt tăng từ 32,9% lên 71,4%. Tỷ lệ cơng nhân có chất lƣợng giấc ngủ trung bình giảm từ 58,6% còn 28,6% và sau điều trị khơng cịn cơng nhân nào có biểu hiện rối loạn giấc ngủ. Điểm trung bình chỉ số PSQI trƣớc điều trị là 6,14 , sau điều trị điểm trung bình PSQI là 3,51 (Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Tƣờng (2010) trên công nhân phơi nhiễm xăng dầu, sau đợt luyện tập giải độc bằng phƣơng pháp Hubbard cải tiến, điểm Pittsburgh của công nhân trƣớc điều trị là 10,2; sau điều trị giảm rõ rệt xuống còn 3,5; sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,001 [7].

Những nghiên cứu về vai trò của thể dục liệu pháp đối với giấc ngủ đã đƣợc tiến hành và cho thấy những kết quả tích cực. Nghiên cứu của Yang

P.Y. và CS (2012) cho thấy tập thể dục bằng cách đi bộ với cƣờng độ trung bình có hiệu quả trong việc cải thiện chất lƣợng giấc ngủ ở ngƣời trung niên và ngƣời già [97]. Tác giả Demirok D. và CS (2015) nghiên cứu trên 60 phụ nữ mắc chứng đau xơ cơ đánh giá về hiệu quả điều trị của thể dục và vật lý trị liệu thấy: sau 12 tuần, chất lƣợng cuộc sống và tình trạng rối loạn giấc ngủ đƣợc cải thiện, khơng có sự khác biệt giữa nhóm bệnh nhân dùng thuốc với nhóm bệnh nhân vật lý trị liệu kết hợp thể dục liệu pháp [98]. Theo Erkan K.A. và CS (2016) , sau điều trị bằng tắm khoáng và vật lý trị liệu, triệu chứng đau giảm ở những ngƣời có viêm khớp gối, triệu chứng rối loạn giấc ngủ giảm thể hiện ở thang điểm Pittsburgh giảm từ 7,5 ± 3,8 xuống còn 6,4±3,2 [94]. Nghiên cứu của Ko Y.L. và CS (2014) ở những phụ nữ Đài Loan sau sinh mắc chứng mất ngủ đƣợc thực hiện liệu pháp mát xa lƣng, kết quả nghiên cứu cho thấy chất lƣợng giấc ngủ ngày thứ 8 sau sinh (điểm PSQI trƣớc điều trị: 9,377 ± 2,39 ) đƣợc cải thiện đáng kể ở ngày thứ 14 sau sinh (điểm PSQI sau điều trị: 4,57± 2,42), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng [99].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy, sau điều trị chất lƣợng giấc ngủ tốt lên, có thể do vai trị của vận động và xơng hơi đã có tích động tích cực, ngồi ra có thể cịn do q trình giải độc làm giảm nồng độ TNT, do đó góp phần làm giảm ảnh hƣởng của độc chất tới hệ thống thần kinh và cải thiện tình trạng giấc ngủ.

4.3.8. Hiệu quả điều trị đánh giá qua thay đổi tình trạng sức khỏe liên quan chất lượng cuộc sống sau điều trị

Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.28 về chất lƣợng cuộc sống của công nhân trƣớc và sau điều trị, biểu thị trên 8 lĩnh vực về sức khỏe. So sánh điểm trung bình chất lƣợng cuộc sống thay đổi trƣớc điều trị và sau điều trị trên tất cả 8 lĩnh vực, điểm số cụ thể trƣớc và sau điều trị trên các lĩnh vực nhƣ sau: thể lực (68,00 và 86,35), các hạn chế do thể lực (51,42 và 80,00), sinh lực

(51,90 và 82,85), các hạn chế do xúc động (56,42 và 75,85), sức khỏe tinh thần (61,31 và 78,62), hoạt động xã hội (63,57 và 80,17), cảm giác đau (61,78 và 82,92), sức khỏe chung (48,21 và 70,57). Kết quả nghiên cứu đó cho thấy sau điều trị các điểm số trung bình trên tất cả 8 lĩnh vực đều cao hơn so với trƣớc khi điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điểm số sức khỏe chung trƣớc điều trị là 48,21 và sau điều trị là 70,57 với p < 0,05. Điều đó có nghĩa là điều trị giải độc khơng đặc hiệu theo phƣơng pháp Hubbard có hiệu quả rõ rệt, tăng cƣờng điểm số thể lực, sinh lực, tinh thần, tình trạng đau, cải thiện các hoạt động xã hội sau khi điều trị và nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

Nghiên cứu của Ross G.H. và CS (2012) trên 69 ngƣời tiếp xúc với Metamphetamin giải độc không đặc hiệu với phƣơng pháp Hubbard, sau điều trị cho thấy điểm trung bình chất lƣợng cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực đều đƣợc cải thiện so với trƣớc điều trị và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Cụ thể: điểm số trƣớc và sau điều trị trên các lĩnh vực lần lƣợt là: Thể lực: (79,01 và 92,78), các hạn chế do thể lực (53,28 và 85,25), các hạn chế do xúc đông (56,28 và 90,16), Sinh lực (35,90 và 68,61), sức khỏe tinh thần (62,16 và 85,05), hoạt động xã hội (65,37 và 85,86), cảm giác đau (59,39 và 82,17), sức khỏe chung (49,1 và 78,44). Sự khác biệt điểm số về chất lƣợng cuộc sống trên các lĩnh vực thay đổi trƣớc và sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p<0,001 [67]. Nhìn chung nghiên cứu về hiệu quả điều trị đánh giá trên sự thay đổi chất lƣợng cuộc sống trong nghiên cứu của chúng tơi có kết quả phù hợp so với nghiên cứu của Ross G.H.

4.4. Đánh giá hiệu quả điều trị qua sự thay đổi các chỉ tiêu cận lâm sàng

4.4.1. Biến đổi một số chỉ tiêu xét nghiệm huyết học sau điều trị

Theo kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày tại bảng 3.29, giá trị trung bình HC, BC, TC, HST, HCT trƣớc và sau điều trị đều nằm trong giới hạn bình thƣờng. Chỉ số tiểu cầu giảm nhẹ sau điều trị nhƣng cịn nằm trong giới hạn bình thƣờng. Số lƣợng tiểu cầu trung bình trƣớc và sau điều trị lần lƣợt là

222,66 G/L và 206,18 G/L. Chỉ số HC, BC, TC, HST, HCT trƣớc và sau điều trị khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu của Kei A. và CS (2014) trên những ngƣời sử dụng niacin kết hợp với laropiprant để điều trị rối loạn mỡ máu với liều 1000 mg niacin / ngày trong 4 tuần đầu tiên và 2000 mg niacin /ngày trong 8 tuần tiếp theo, sau 12 tuần điều trị kết quả cho thấy số lƣợng tiểu cầu trung bình trƣớc điều trị là 277,150 và sau điều trị là 220,480 sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,001 [100].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng gần tƣơng tự với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tƣờng (2010) trên đối tƣợng công nhân xăng dầu điều trị giải độc không đặc hiệu bằng phƣơng pháp Hubbard, số lƣợng tiểu cầu trƣớc điều trị là 150,2 G/L, sau điều trị số lƣợng tiểu cầu là 143 G/L, sự khác biệt về số lƣợng tiểu cầu trƣớc và sau điều trị là khơng có ý nghĩa thống kê (p> 0,05) [7].

4.4.2. Biến đổi một số chỉ tiêu hóa sinh máu trước và sau điều trị

4.4.2.1. Biến đổi chức năng gan

Theo kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày tại bảng 3.30, hoạt độ trung bình của AST, ALT, GGT, nồng độ trung bình Bilirubine tồn phần và Bilirubine trực tiếp ở trƣớc và sau điều trị đều nằm trong giới hạn bình thƣờng. Sau điều trị, hoạt độ AST, ALT tăng lên so với trƣớc khi điều trị, tuy nhiên mức tăng nhẹ và đều nằm trong giới hạn sinh lý bình thƣờng. Hoạt độ AST trung bình trƣớc điều trị là 25,44 (U/l) sau điều trị là 28,80 (U/l). Hoạt độ ALT trƣớc điều trị là 26,37 (U/l), sau điều trị là 32,04 (U/l); sự khác biệt của AST và ALT trƣớc và sau điều trị là có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Thay đổi GGT khơng có khác biệt trƣớc và sau điều trị (p > 0,05).

Sự gia tăng nhẹ của một số enzym nhƣ AST và ALT thƣờng xảy ra sau đợt luyện tập thể thao đã đƣợc nhiều nghiên cứu ghi nhận. Nghiên cứu của Smith J.E. và CS (2004) trên những ngƣời chạy marathon trƣớc và sau tập

cho thấy hoạt độ AST trung bình trƣớc khi luyện tập là 31,6 U/l, sau luyện tập AST trung bình tăng lên 47,6 U/l, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001 [101]. Theo Pettersson J. và CS (2008), các enzym AST và ALT có thể tăng sau đợt luyện tập ít nhất trong vịng 7 ngày, tác giả cũng nhận thấy khơng có sự thay đổi của GGT trƣớc và sau luyện tập [102]. Theo kết quả nghiên cứu tại bảng 3.30, với mức độ tăng nhẹ của AST từ 25,44 lên 28,8 (U/l) và ALT từ 26,37 lên 32,04 (U/l) sau luyện tập, điều này có thể do tăng cƣờng giải phóng AST và một phần ALT trong cơ trong quá trình tập luyện. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tƣơng tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tƣờng (2010) khi giải độc không đặc hiệu ứng dụng phƣơng pháp Hubbard

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu nghiên cứu hiệu quả giải độc không đặc hiệu của liệu pháp hubbard ở người tiếp xúc nghề nghiệp với trinitrotoluene (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)