Chƣơng 4 : BÀN LUẬN
4.6. Những hạn chế trong nghiên cứu và đóng góp của luận án
4.6.1. Những hạn chế trong nghiên cứu
Thứ nhất, chƣa định lƣợng đƣợc nồng độ của các chất chuyển hóa của TNT trong máu và trong nƣớc tiểu, đây là khó khăn về kỹ thuật, hiện tại ở Việt Nam chƣa có đơn vị, tổ chức khoa học nào triển khai xét nghiệm định lƣợng đƣợc các chất chuyển hóa của TNT trong máu cũng nhƣ trong nƣớc tiểu.
Thứ hai, khơng thiết kế đƣợc nhóm đối chứng là những ngƣời rời khỏi môi trƣờng lao động trong thời gian 3 tuần mà không can thiệp điều trị, nhằm theo dõi sự biến động tự nhiên của TNT, vấn đề này gặp những khó khăn nhất định trong khía cạnh y đức và khả năng thực tế để tổ chức thực hiện của nghiên cứu sinh. Do thiết kế nghiên cứu khơng có nhóm đối chứng nên những biến đổi về mặt lâm sàng và một số chỉ số cận lâm sàng không thể khẳng định là 100% do hiệu quả giải độc của liệu pháp, hiệu quả này còn do ngƣời lao động đƣợc nghỉ ngơi, khơng tiếp xúc hóa chất, và cịn do q trình chuyển hóa, đào thải tự nhiên của TNT.
Cuối cùng, do hạn chế về kinh phí nghiên cứu nên chƣa theo dõi đƣợc sự biến động của những chỉ số xét nghiệm theo thời gian (theo dõi dọc theo thời gian 3 tháng, 6 tháng) để đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả giải độc của liệu pháp, chƣa đánh giá đƣợc hiệu quả của liệu pháp đạt tối đa ở khoảng thời gian nào cũng nhƣ khả năng duy trì hiệu quả đƣợc bao lâu và khi nào cần lặp. Nghiên cứu này do cỡ mẫu nhỏ và hạn chế kinh phí nên chƣa thiết kế để đánh giá hiệu quả riêng lẻ của từng yếu tố trong liệu pháp, yếu tố nào phát huy đƣợc hiệu quả và tác dụng nhiều nhất để có thể khuyến nghị áp dụng trong dự phòng nhiễm độc nghề nghiệp tại cơ sở. Liệu pháp áp dụng điều trị trong nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu can thiệp tại bệnh viện nhƣng để triển khai tại tuyến y tế cơ sở nơi ngƣời lao động làm việc trực tiếp tiếp xúc với TNT thì cần đƣợc nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp.