Hiệu quả điềutrị đối với sự đào thải TNT

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu nghiên cứu hiệu quả giải độc không đặc hiệu của liệu pháp hubbard ở người tiếp xúc nghề nghiệp với trinitrotoluene (Trang 129 - 131)

Chƣơng 4 : BÀN LUẬN

4.4. Đánh giá hiệu quả điềutrị qua sự thay đổi các chỉ tiêu cận lâm sàng

4.4.3. Hiệu quả điềutrị đối với sự đào thải TNT

Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.36 cho thấy, nồng độ trung bình TNT trong máu trƣớc điều trị là 0,150 (µg/ml), sau điều trị nồng độ TNT trung bình giảm cịn 0,015 (µg/ml), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Theo kết quả nghiên cứu minh họa tại biểu đồ 3.6, tỷ lệ cơng nhân trƣớc điều trị có TNT trong máu là 100%, sau điều trị số công nhân còn tồn lƣu TNT trong máu là 11 trƣờng hợp, chiếm tỷ lệ 15,71 %.

Sau điều trị có 59 cơng nhân chuyển trạng thái từ có TNT trƣớc điều trị thành không phát hiện TNT sau điều trị chiếm tỷ lệ 84,29%. Sự khác biệt về tỷ lệ tồn lƣu TNT trƣớc và sau điều trị là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Để có thể đánh giá đƣợc hiệu quả của phƣơng pháp Hubbard một cách sâu sắc hơn, chúng tôi đã tham khảo số liệu nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Vƣợng cơng bố năm 2016 trên tạp chí Y học Việt Nam, nghiên cứu trên 50 đối tƣợng công nhân tiếp xúc TNT xét nghiệm có TNT trong máu. Những công nhân này cũng đƣợc điều trị giải độc bằng phƣơng pháp dùng thuốc trong thời gian 3 tuần, kết quả nghiên cứu của tác giả cho biết sau điều trị số lƣợng cơng nhân khơng cịn tồn lƣu TNT là 76%, tỷ lệ còn tồn lƣu TNT sau điều trị là 24% [80].

Bảng 4.1. Thay đổi nồng độ TNT trƣớc và sau điều trị của hai phƣơng pháp

Can thiệp Trung bình nồng độ TNT (µg/ml) p3-4 Trƣớc điều trị (3) Sau điều trị (4)

Hubbard(1)(n =70) 0,150 0,015 < 0,05 Dùng thuốc(2)(n=50) 0,136 0,018 < 0,05

p1-2 > 0,05 > 0,05

Nồng độ TNT trung bình trong máu trƣớc điều trị của hai nhóm là khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê. Nồng độ trung bình TNT máu sau điều trị của nhóm can thiệp bằng liệu pháp Hubbard là 0,015 µg/ml thấp hơn so với nhóm dùng thuốc (0,018 µg/ml) nhƣng khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (kiểm

định giá trị trung bình của mẫu với giá trị trung bình cho trƣớc, p > 0,05). Sau điều trị, nồng độ trung bình TNT trong máu đều giảm so với trƣớc điều trị với p < 0,05).

Để so sánh hiệu qủa đào thải TNT của hai phƣơng pháp, chúng tôi tiến hành phép kiểm định so sánh tỷ lệ tồn lƣu TNT trong máu sau điều trị giải độc bằng liệu pháp Hubbard với một tỷ lệ đã biết, tỷ lệ tồn lƣu TNT đã biết của phƣơng pháp dùng thuốc là 24%. Áp dụng kiểm định khi bình phƣơng một mẫu so sánh tỷ lệ của mẫu với tỷ lệ cho trƣớc (Test kiểm định Nonparametric Tests - Chi-Square), chúng tôi thấy hiệu quả đào thải TNT của Hubbard là rõ ràng và có giá trị tích cực.

Bảng 4.2. So sánh hiệu quả đào thải TNT của phƣơng pháp Hubbard với phƣơng pháp dùng thuốc

Can thiệp

Trƣớc can thiệp1 Sau can thiệp 2

p1-2 Số cơng nhân có TNT Tỷ lệ % Số cơng nhân có TNT Tỷ lệ % Hubbard (n=70)* 70 100% 11 15,71 <0,05 Dùng thuốc (n=50)+ 50 100% 12 24,0 <0,05

ptồn lƣu TNT sau can thiệp *+ < 0,05

Sau can thiệp, tỷ lệ tồn lƣu TNT của nhóm cơng giải độc bằng liệu pháp Hubbard (15,71%), thấp hơn tỷ lệ tồn lƣu TNT ở nhóm giải độc dùng thuốc (24%), sự khác biệt có ý nghĩa với p< 0,05. Khả năng đào thải chất độc của liệu pháp Hubbard đã đƣợc nhiều nghiên cứu đề cập, năm 2015 tác giả Nguyễn Hoàng Thanh ứng dụng điều trị cho những ngƣời phơi nhiễm dioxin cho kết quả tích cực, sau điều trị giải độc, kết quả xét nghiệm nồng độ dioxin và các đồng phân đều giảm so với trƣớc điều trị [110].

Mặc dù chúng tôi không định lƣợng đƣợc các chất chuyển hóa của TNT trong nƣớc tiểu, máu và mồ hôi nhƣng kết quả nghiên cứu của chúng tôi

về tỷ lệ cơng nhân cịn tồn lƣu TNT so sánh ở hai phƣơng pháp giải độc phần nào đã gián tiếp nói lên rằng, liệu pháp giải độc khơng đặc hiệu theo nguyên lý của Hubbard đã huy động và kích thích các q trình đào thải chất độc một cách hiệu quả.

Có lẽ các chất độc tích lũy trong tổ chức lipid đƣợc đào thải ra khỏi cơ thể qua quá trình luyện tập, xơng hơi, các q trình chuyển hóa lipid đƣợc huy động và quá trình này đã thúc đẩy đào thải TNT một cách nhanh chóng hơn bên cạnh con đƣờng chuyển hóa tự nhiên của TNT bên trong cơ thể. Theo tác giả Jonathan E.P. (2011), niacin đã làm tăng giải phóng các axít béo tự do, giúp cho huy động sự giải phóng những xenobiotics tích lũy trong tổ chức mỡ và cho phép chúng đào thải qua da [54].

Những tài liệu nghiên cứu về động học TNT trên cơ thể ngƣời cịn rất ít, ngƣời ta quan sát thấy sau 17 ngày rời khỏi môi trƣờng lao động không tiếp xúc với TNT vẫn quan sát đƣợc sự có mặt của Dinitroaminotoluene (một chất chuyển hóa của TNT) trong nƣớc tiểu với hàm lƣợng 0,06mg/l (Woollen B.H. và CS, 1986), kết quả này cho thấy, trên ngƣời một phần TNT và chất chuyển hóa của TNT thải trừ khá chậm [15]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gợi ý rằng, mặc dù đƣợc điều trị để thúc đẩy quá trình thải trừ TNT, tuy nhiên TNT vẫn cịn tích lũy một phần trong cơ thể sau 3 tuần rời khỏi môi trƣờng lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu nghiên cứu hiệu quả giải độc không đặc hiệu của liệu pháp hubbard ở người tiếp xúc nghề nghiệp với trinitrotoluene (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)