Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.3. Sản xuất đậu xanh trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Sản xuất đậu xanh trên thế giới
Đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và được thuần hóa từ 1.500 năm trước Cơng Ngun. Từ đó, các giống đậu xanh trồng trọt được du nhập sang các nước Nam và Đông Á, Đông Nam Á, châu Mỹ, Úc và châu Phi. Đậu xanh có phạm vi phân bố ở 40 vĩ độ bắc hoặc nam tại những nơi có nhiệt độ trung bình ban ngày
trên 20oC, tập trung chủ yếu ở khu vực Nam và Đông Nam châu Á bao gồm các
quốc gia Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Việt Nam (Nair
et al., 2013).
Là cây trồng sinh trưởng nhanh, ưa nóng, đậu xanh thường chín sớm trong điều kiện nhiệt đới và á nhiệt đới ở điều kiện nhiệt độ tối ưu trong khoảng 28- 30oC. Đậu xanh có thể gieo trong vụ Hè và vụ Hè Thu, không yêu cầu lượng nước lớn, chịu điều kiện thiếu nước, chịu mặn nhẹ nhưng mẫn cảm với ngập úng. Đậu xanh sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất là đất thịt nhẹ hay đất thịt nhẹ pha cát có khả năng thốt nước tốt (Mogotsi, 2006). Hiện nay có 29 quốc gia trồng đậu xanh với tổng diện tích trên 6 triệu ha, sản lượng đậu xanh
toàn cầu là 3 triệu tấn. Trong đó, Ấn Độ là quốc gia sản xuất đậu xanh lớn nhất, theo sau là Trung Quốc, Pakistan và Myanmar (Nair et al., 2014).
Ở Ấn Độ, đậu xanh được trồng với diện tích là 3,5 triệu ha và đạt sản lượng hạt khoảng 1,2 triệu tấn (Nair et al., 2013). Cây đậu xanh được bố trí giữa 2 cây trồng chính là lúa mì và bơng với cơng thức: (lúa mì – đậu xanh – lúa) hoặc (lúa mì – đậu xanh – bơng). Đậu xanh được trồng ở vụ Hè (tháng 4 đến tháng 6) trong điều kiện khí hậu khơ, nóng và lượng nước tưới cung cấp cho cây rất hạn chế. Vì vậy, sản lượng đậu xanh vụ Hè thường thấp (Pannu and Singh, 1993).
Sau Ấn Độ, quốc gia sản xuất đậu xanh lớn thứ hai trên thế giới là Trung Quốc. Diện tích trồng đậu xanh của Trung Quốc đạt trên 700.000 ha với sản lượng đậu xanh đạt 980.000 tấn (Nair et al., 2013).
Tại Pakistan cây đậu xanh là cây đậu đỗ chiếm vị trí thứ 3 sau đậu cỏ (Lathyrus sativus L.) và đậu lăng (Lens culinaris Medik). Diện tích trồng đậu xanh của Pakistan năm 2009 là 231.100 ha với sản lượng 157.400 tấn, năng suất trung bình 0,72 tấn/ha. Ở đây đậu xanh được trồng trong mùa Xuân (tháng 2 - tháng 3) và mùa Kharif (tháng 6 - tháng 7). Lượng nước thất thường trong những tháng này cho thấy cây con thường bị thiếu nước. Bên cạnh đó, lượng mưa phân bố khơng đều giữa các mùa và các vùng, dẫn đến tình trạng thiếu nước ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây (Aslam et al., 2013). Những năm gần đây ở
Pakistan, việc sử dụng giống mới đã làm tăng năng suất đậu xanh lên 55% so với sử dụng các giống truyền thống, ngoài ra cây đậu xanh luân canh với cây lúa mì đã tiết kiệm tới 23% chi phí sản xuất.
Ở Myanmar và một số quốc gia như Bangladesh, Sri Lanka cây đậu xanh cũng là cây trồng quan trọng trong hệ thống nông nghiệp. Tại Sri Lanka đậu xanh có thể trồng ở điều kiện độ ẩm và mức phân bón thấp, là một trong số cây đậu đỗ lấy hạt trong hệ thống canh tác nhờ nước trời ở vùng đất khô hạn và bán khô hạn. Khoảng 80% diện tích đậu xanh được trồng dựa vào nguồn nước trời từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau (trong mùa Maha) ở vùng đất cao hoặc chân đất thấp được trồng lúa từ vụ trước, diện tích cịn lại được trồng từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 đến tháng 9 (trong mùa Yala). Đây là thời kỳ mưa ngắn kéo dài từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, sau đó tình trạng khơ hạn kéo dài cho đến cuối tháng 9. Do đó, cây đậu xanh trồng trong điều kiện thiếu nước làm giảm đáng kể năng suất (Ranawake et al., 2012).
AVRDC đã hợp tác với nhiều quốc gia để nghiên cứu cải tiến và phát triển giống cũng như quy trình cơng nghệ nhằm giải quyết các khó khăn chính trong sản xuất đậu xanh ở châu Á. Kết quả là đã tạo ra các giống cải tiến có đặc điểm tốt như thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và chống chịu bệnh đặc biệt là bệnh đốm nâu, phấn trắng và vàng lá virut. Người dân tại các quốc gia Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Nepal, Pakistan, Sri Lanka và Thái Lan đã trồng các giống cải tiến với diện tích 2.932.000 ha, năng suất trung bình tăng khoảng 300 kg/ha, sản lượng tăng từ 2,5 triệu tấn năm 1985 lên 3,1 triệu tấn năm 2006. Về nhu cầu tiêu thụ đậu xanh tăng từ 22% lên 66% ở các quốc gia khác nhau. Lợi nhuận tăng thêm hàng năm từ đậu xanh tại Parkistan từ 3,51-4,21 triệu USD (Shanmugasundaram et al., 2009).
2.3.2. Sản xuất đậu xanh ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đậu xanh đã được trồng lâu đời, khắp nơi trong cả nước, là một trong những cây trồng truyền thống với nhiều mục đích: lấy hạt, cải tạo đất, chống xói mịn, làm phân xanh Nhưng hiện nay, diện tích gieo trồng còn manh mún, rải rác từ Nam ra Bắc, từ các tỉnh đồng bằng đến trung du và miền núi. Cây đậu xanh chưa được xem là cây trồng chính, chỉ được trồng xen canh, gối vụ, nhằm tận dụng đất, tăng thêm thu nhập nên diện tích và năng suất đậu xanh tại Việt Nam chưa cao.
Bảng 2.4. Diện tích và năng suất đậu xanh ở Việt Nam
Vùng Diện tích (1000ha) Năng suất (kg/ha) 2012 2013 2014 2015* 2012 2013 2014 2015* ĐB sông Hồng 4,10 4,80 4,51 4,88 1.463 1.458 1.452 1.511 Trung du và miền
núi phía Bắc 9,5 8,3 7,62 7,03 1.095 1.060 1.004 1.016 Bắc Trung Bộ 20,70 20,50 18,65 18,47 865 815 965 938 Duyên hải Nam
Trung Bộ 19,00 18,80 17,55 18,09 1.132 1.160 1.172 1.169 Tây Nguyên 27,00 26,20 24,57 25,12 837 847 861 861 Đông Nam Bộ 9,60 8,60 8,00 9,61 1.083 1.081 1.190 1.237 ĐB sông Cửu Long 8,30 6,60 7,28 7,76 1.506 1.576 1.591 1.719 Cả nước 98,20 93,80 88,18 90,95 1.032 1.026 1.078 1.098 Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2016)
Báo cáo thống kê (Viện Quy hoạch và Thiết kế nơng nghiệp, 2016) cho thấy diện tích sản xuất đậu xanh của Việt Nam qua 4 năm 2012 và 2015 biến động từ 88.180 - 98.200ha, diện tích sản xuất đậu xanh năm 2015 giảm so với năm 2012 là 7.250ha. Năng suất đậu xanh bình quân của Việt Nam qua 4 năm biến động từ 1.026 - 1.098 kg/ha. Năng suất đậu xanh bình quân của cả nước có xu hướng tăng dần qua các năm và năng suất đạt cao nhất năm 2015 là 1.098 kg/ha.
Diện tích sản xuất đậu xanh ở Việt Nam được phát triển ở 7 vùng sinh thái trên cả nước (Bảng 2.4). Diện tích sản xuất đậu xanh giữa các vùng trong năm 2015 biến động từ 4.880 - 25.120 ha trong đó có 3 vùng có diện tích sản xuất đậu xanh lớn là Tây Nguyên, Bắc trung bộ và Dun hải Nam trung bộ có diện tích lần lượt là 25.120 ha; 18.470 ha; 18.090 ha (Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2016).
Năng suất đậu xanh bình quân ở các vùng sinh thái lại có sự chênh lệch khá lớn. Năng suất đậu xanh biến động giữa các vùng năm 2012 từ 837 – 1.506 kg/ha; năm 2015 biến động từ 861 - 1.719 kg/ha. Năng suất đậu xanh bình qn đạt cao nhất ở đồng bằng sơng Cửu Long và đồng bằng sông Hồng lần lượt là 1.719 kg/ha và 1.511kg/ha (2015) (Viện Quy hoạch và Thiết kế nơng nghiệp, 2016).
Năng suất đậu xanh bình qn đạt thấp nhất là Tây Nguyên và Bắc Trung bộ, năm 2015 năng suất đậu xanh ở Bắc Trung bộ là 938 kg/ha thấp hơn năng suất bình quân của cả nước là 160 kg/ha. Tây Nguyên năng suất đậu xanh đạt 861kg/ha và thấp hơn năng suất bình quân của cả nước là 236 kg/ha. Năng suất đậu xanh của cả nước nói chung và vùng Bắc Trung bộ nói riêng qua các năm có xu hướng tăng dần đó chính là sự áp dụng các giống đậu xanh mới và các biện pháp kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất.
Hiện nay, ở một số tỉnh miền Trung của nước ta như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phú Yên, Đắc Lắc đậu xanh đang là nguồn thu nhập đáng kể với nông dân. Gần đây nhiều giống đậu xanh mới được đưa ra sản xuất, nhu cầu thâm canh cải tạo đất ngày càng cao, đậu xanh đã và đang được phát triển rộng trong các cơ cấu cây trồng của nhiều tỉnh trên địa bàn cả nước.
Ở đồng bằng sơng Cửu Long diện tích trồng đậu xanh năm 2015 là 7,76 nghìn ha, ít thứ 2 sau diện tích trồng đậu xanh ở vùng đồng bằng sơng Hồng là 4,88 nghìn ha tuy nhiên năng suất đậu xanh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cao nhất so với năng suất của vùng trong cả nước. Nguyên nhân đạt được năng suất cao là do tận dụng được điều kiện thuận lợi về nguồn dinh dưỡng phù sa của sông Cửu Long, cộng với điều kiện nhiệt độ phù hợp và các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp với cây đậu xanh.
ha, có diện tích lớn thứ 2 trong cả nước. Mặc dù diện tích có giảm nhẹ so với năm 2012 nhưng năng suất không hề giảm mà năng suất lại tăng nhẹ. Mặc dù diện tích lớn thứ 2 so với các vùng trong cả nước nhưng năng suất lại thấp thứ 2 trong cả nước. Nguyên nhân là khu vực này nông dân sử dụng đất nghèo dinh dưỡng, cộng với điều kiện nhiệt độ không phù hợp. Do vậy cần chú trọng quan tâm và đầu tư áp dụng khoa học công nghệ và công tác trồng cây đậu xanh ở khu vực này.
Sản xuất đậu đỗ nói chung và cây đậu xanh nói riêng ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đẩy mạnh sản xuất hàng hoá ở nước ta. So với một số cây trồng khác trong cùng điều kiện thì cây đậu đỗ đạt hiệu quả cao hơn, dễ tiêu thụ hơn. Chính vì lẽ đó, cần chú trọng đến việc phát triển cây đậu xanh nhằm mở rộng diện tích góp phần tăng sản lượng, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996).