Khả năng phát triển sản xuất đậu xanh trên vùng đất cát ven biển tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá và tuyển chọn giống đậu xanh thích hợp trong điều kiện nước trời và xây dựng các biện pháp canh tác đậu xanh thích hợp cho vùng đất cát ven biển tỉnh thanh hóa (Trang 73 - 78)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thực trạng sản xuất đậu xanh trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hoá

4.1.4. Khả năng phát triển sản xuất đậu xanh trên vùng đất cát ven biển tỉnh

Thanh Hoá

Nguồn lợi tự nhiên: Vùng ven biển Thanh Hoá chạy dọc từ Nga Sơn đến

Tĩnh Gia có diện tích đất tự nhiên là 120.261,8ha, trong đó đất cát biển là 22.511,2ha, chiếm 18,71% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chuyên màu trồng lạc vụ Xuân của 5 huyện ven biển đạt 10.853ha (chiếm 67% diện tích lạc tồn tỉnh). Đây là quỹ đất khá lớn để có thể phát triển cây vừng và cây đậu xanh.

Tiến bộ kỹ thuật về giống: Từ năm 1991, thông qua các đề tài nghiên cứu

cấp nhà nước và cấp bộ, chương trình hợp tác với Trung tâm rau màu thế giới, các nhà chọn tạo giống đậu xanh đã đưa vào cho sản xuất nhiều giống đậu xanh có năng suất cao từ 14-16 tạ/ha, thời gian sinh trưởng 55-70 ngày, kháng bệnh đốm nâu, lở cổ rễ, khảm vàng virus. Đặc biệt gần đây, các nhà chọn tạo giống đậu xanh đã hướng tới chọn giống có thời gian sinh trưởng ngắn, chín tập trung (bắt đầu thu hoạch khoảng 40-45 ngày và kết thúc thu hoạch vào khoảng 50-55 ngày) với năng suất khá (12-14 tạ/ha) như: ĐXVN-5, ĐX208, VN93-1 và một số giống triển vọng đang nghiên cứu như ĐX16, ĐX17. Như vậy, triển vọng các

giống ngắn ngày có thể phù hợp với cơ cấu cây trồng và điều kiện thời tiết của vùng đất cát biển tỉnh Thanh Hoá.

Nhu cầu đầu tư ít: Lợi thế của cây đậu xanh là nhu cầu đầu tư ít vì vậy

khơng khó khăn cho nơng dân trong việc chuẩn bị vốn đầu tư sản xuất. So sánh hiệu quả sản xuất giữa các cây màu như lạc, đậu xanh, ngơ, vừng thì sản xuất vừng và đậu xanh đầu tư ít nhưng lại thu được lợi nhuận thuần cao hơn sản xuất lạc, chi phí ít hơn và thời gian quay vịng vốn cũng nhanh hơn (chỉ trong 2-2,5 tháng). Tuy nhiên, cây lạc lại phù hợp cho vụ Xuân, còn cây vừng và đậu xanh chỉ phù hợp và cho hiệu quả cao trong vụ Hè. Vì vậy các cây trồng này có những vị trí riêng của nó.

Thị trường tiêu thụ đậu xanh thuận lợi: Hiện nay nhu cầu sử dụng đậu

xanh trong nước cũng khá nhiều để chế biến các loại sản phẩm cao cấp như miến đậu xanh, bánh đậu xanh, bột đậu xanh và giá đậu xanh – một loại rau sạch giàu dinh dưỡng rất phổ biến của người Việt Nam. Đã có một số cơng ty xuất khẩu đậu xanh nên mấy năm gần đây giá đậu xanh khá cao và ổn định 30.000-35.000 đồng/kg. Nguồn sản phẩm cung cấp cho thị trường xuất khẩu khan hiếm.

Chính sách của địa phương: Tỉnh đã quan tâm đầu tư để phát triển cây

đậu xanh – một cây trồng thế mạnh của vùng đất cát ven biển (sau cây lạc, vừng). Đây chính là yếu tố thuận lợi để chuyển giao các tiến bộ về giống mới và quy trình thâm canh phù hợp vào sản xuất tại địa phương. Một số huyện cũng đã nhận thức được vai trò và hiệu quả của cây đậu xanh trong hệ thống cây trồng đặc thù của địa phương nên bắt đầu chủ động đầu tư hỗ trợ để khuyến khích nơng dân sản xuất.

4.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA CÁC GIỐNG ĐẬU XANH TRONG ĐIỀU KIỆN NHÂN TẠO TRONG ĐIỀU KIỆN NHÂN TẠO

4.2.1. Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống đậu xanh trong điều kiện phịng thí nghiệm bằng dung dịch PEG 6000 phịng thí nghiệm bằng dung dịch PEG 6000

4.2.1.1. Ảnh hưởng của các nồng độ EG 6000 khác nhau đến tỷ lệ mọc mầm

Một trong những chỉ tiêu quan trọng trong q trình tuyển chọn giống có khả năng chịu hạn ở điều kiện thiếu nước là khả năng mọc mầm của hạt. Trong điều kiện thiếu nước những giống có khả năng chịu hạn là những giống có khả

năng nảy mầm tốt (Heikal and Shaddad, 1982). Nhằm đánh giá ảnh hưởng của điều kiện hạn nhân tạo đến giai đoạn mọc mầm của 12 giống đậu xanh, đã sử dụng polyethylene glycol (PEG-6000) để hạn chế sự thẩm thấu của nước vào hạt.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở các nồng độ PEG 6000 khác nhau tỷ lệ mọc mầm của các giống khác nhau rõ rệt (Bảng 4.6). Nồng độ PEG 6000 càng cao hạt hút nước từ mơi trường càng ít dẫn đến tỷ lệ mọc mầm thấp. Trong điều kiện đầy đủ nước (nồng độ PEG 6000=0%) các giống đều có tỷ lệ mọc mầm rất cao biến động từ 87,5% đến 100%. Khi tăng nồng độ PEG 6000 lên 10%, tỷ lệ mọc mầm của các giống giảm dần và biến động từ 73,0% đến 93,0%, trong đó giống ĐX14 và ĐX16 có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất, chỉ đạt 73 và 75,5%. Tiếp tục tăng nồng độ PEG 6000 lên mức 15%, tỷ lệ mọc mầm của các giống giảm chỉ còn 63,5% - 81,0%. Các giống ĐX14, ĐX16, ĐX208 và ĐXVN4 có tỷ lệ nảy mầm thấp, đạt dưới 70%.

Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của các nồng đ PEG 6000 khác nhau đến tỷ lệ mọc mầm (%) của 12 giống đậu xanh

Giống Nồng độ PEG 0% 10% 15% 20% Tằm TH 100,0 93,0 75,5 52,5 ĐX11 100,0 92,0 74,0 57,5 ĐX12 100,0 92,0 81,0 66,5 ĐX14 87,5 73,0 65,0 47,5 ĐX16 100,0 75,5 65,0 44,0 ĐX17 100,0 86,0 80,5 67,0 ĐX208 97,5 80,0 63,5 53,5 ĐXVN4 97,5 85,5 66,0 37,5 ĐXVN5 100,0 90,5 78,5 60,0 ĐXVN6 100,0 92,0 72,5 57,5 VN99-3 100,0 89,5 73,5 55,5 V123 100,0 90,5 76,0 59,0

Khi nồng độ PEG 6000 tăng đến 20%, tỷ lệ mọc mầm của các giống đậu xanh khá thấp, chỉ đạt 57,5% - 67,0%. ĐX12 và ĐX17 là hai giống có khả năng mọc mầm cao nhất trong điều kiện thiếu nước, biểu hiện ở nồng độ PEG cao 20% tỷ lệ hạt mọc mầm vẫn duy trì được ở mức khá cao, lần lượt là 66,5% và 67%. Trong khi đó, trong cùng điều kiện các giống ĐXVN4 và ĐX16 lại cho tỷ lệ mọc mầm khá thấp, chỉ đạt 37,5% và 44%.

4.2.1.2. Ảnh hưởng của các nồng độ EG khác nhau đến khối lượng cây mầm

Khi tăng nồng độ PEG 6000 từ 0% đến 20%, khối lượng cây mầm có xu hướng giảm dần (Bảng 4.7). Khi nồng độ PEG 6000 là 15%, khối lượng thân mầm giảm đáng kể. Nhiều hạt khơng thể nảy mầm, những hạt giống có thể nảy mầm thì kích thước mầm, rễ mầm khá nhỏ và sớm dừng sinh trưởng. Đặc biệt ở nồng độ 20% PEG 6000, nhiều giống có tỷ lệ mọc mầm thấp và mầm, rễ mầm rất ngắn hoặc xuất hiện không rõ (ĐX14, ĐX16, ĐXVN4). Zeid and Shedeed (2006) cũng thấy rằng ở cỏ medi (Medicago sativa), tỉ lệ nảy mầm, trụ mầm, khối lượng tươi và khô của cây mầm và rễ mầm bị giảm khi thiếu nước cảm ứng bởi PEG 6000. Tuy nhiên, các giống Tằm Thanh Hóa, ĐX17 và ĐXVN5 có khối lượng tươi và khơ của mầm cao ở cả 4 nồng độ PEG 6000.

Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của các nồng đ PEG 6000 khác nhau đến khối lƣợng cây mầm (g 10 cây mầm) của 12 giống đậu xanh

Giống

Nồng độ PEG 6000

0% 10% 15% 20%

KL tươi KL khô KL tươi KL khô KL tươi KL khô KL tươi KL khô Tằm TH 2,382 0,185 2,057 0,247 1,107 0,192 0,872 0,190 ĐX11 2,109 0,224 1,086 0,141 0,912 0,117 0,790 0,162 ĐX12 2,756 0,164 0,904 0,104 0,698 0,103 0,632 0,185 ĐX14 2,945 0,173 0,821 0,097 0,683 0,104 0,559 0,121 ĐX16 2,734 0,165 0,977 0,115 0,794 0,103 0,619 0,125 ĐX17 2,789 0,187 1,385 0,156 0,650 0,086 0,623 0,145 ĐX208 2,642 0,130 0,731 0,081 0,677 0,087 0,595 0,124 ĐXVN4 2,413 0,187 1,122 0,139 0,909 0,123 0,827 0,140 ĐXVN5 2,776 0,214 1,090 0,138 0,957 0,141 0,925 0,159 ĐXVN6 2,771 0,177 0,993 0,158 0,824 0,136 0,821 0,155 VN99-3 2,276 0,195 1,158 0,159 1,428 0,161 0,634 0,127 V123 3,194 0,259 0,750 0,131 0,715 0,243 0,703 0,124

4.2.1.3. Ảnh hưởng của các nồng độ EG 6000 khác nhau đến chiều dài mầm và chiều dài rễ mầm

Giống như khối lượng cây mầm, chiều dài của mầm và rễ mầm cũng chịu sự chi phối rất lớn thế năng nước. Khi tăng nồng độ PEG 6000 từ 15% đến

20%, chiều dài mầm và rễ mầm của các giống giảm khá mạnh (Bảng 4.8). Do nồng độ PEG cao cản trở khả năng hút nước của hạt, cây mầm khơng có đủ nước cho sự phát triển thân và rễ mầm. Các giống đối chứng Tằm Thanh Hóa và các giống ĐX16, ĐX17, ĐXVN5, VN99-3 là các giống duy trì được sự phát triển mạnh và đồng đều ở nồng độ PEG cao. Khả năng phát triển mầm và rễ mầm của các giống còn lại kém hơn so với giống đối chứng, trong đó hai giống ĐX11 và ĐXVN4 có mầm và rễ mầm kém phát triển nhất, sự phát triển của mầm và rễ mầm của 2 giống này giảm nhanh khi tăng nồng độ PEG 6000. Khi hạn hán xảy ra, nước chỉ được lưu giữ ở những tầng đất sâu, khi đó những cây nào có bộ rễ dài và khỏe thì sẽ có sức chống chịu tốt hơn. Do vậy, chiều dài của mầm và rễ mầm cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá khả năng chịu hạn của giống.

Bảng 4.8. Ảnh hƣởng của nồng đ PEG 6000 khác nhau đến chiều dài mầm và chiều dài rễ mầm (cm) của 12 giống đậu xanh

Giống 0% 10% 15% 20% Mầm Rễ Mầm Rễ Mầm Rễ Mầm Rễ Tằm TH 8,5 8,3 8,2 8,3 4,0 6,4 5,3 9,2 ĐX11 6,9 6,2 2,0 5,1 1,5 5,5 2,6 9,3 ĐX12 10,2 6,1 1,4 4,3 0,8 5,0 2,8 10,0 ĐX14 10,3 6,0 1,7 3,5 1,0 4,0 3,5 6,4 ĐX16 9,6 10,4 1,6 5,9 1,1 6,7 3,2 5,5 ĐX17 11,4 7,7 4,0 7,0 1,5 5,3 3,9 8,5 ĐX208 7,8 7,3 1,4 4,4 1,0 5,0 2,8 8,9 ĐXVN4 7,7 6,9 2,3 5,9 1,8 8,0 2,4 8,2 ĐXVN5 9,4 6,7 2,4 3,4 2,1 6,1 3,9 8,7 ĐXVN6 8,2 8,9 3,2 6,1 2,1 8,2 3,8 8,5 VN99-3 10,0 8,2 3,6 6,3 6,6 7, 5 3,9 9,4 V123 7,5 8,0 2,1 5,4 1,3 5,3 3,1 8,8

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá và tuyển chọn giống đậu xanh thích hợp trong điều kiện nước trời và xây dựng các biện pháp canh tác đậu xanh thích hợp cho vùng đất cát ven biển tỉnh thanh hóa (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)