Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.4. Biện pháp kỹ thuật canh tác đậu xanh
2.4.4. Nghiên cứu về phân bón
Nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích của việc bón một lượng nhỏ phân đạm vào giai đoạn cây con. Nguyên nhân là do cần một khoảng thời gian để nốt sần trên rễ cây đậu phát triển và sự phát triển tương đối chậm ở vài tuần đầu sau khi
mọc (Weinberger et al., 2006). Ở các nước nhiệt đới, bón phân đạm có thể hữu
ích, làm tăng sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng vì hoạt động của vi khuẩn cố định đạm không cung cấp đủ lượng đạm cần thiết, đặc biệt sau vụ lúa nước.
phụ thuộc vào đất đai, điều kiện khí hậu/mùa vụ, giống, thời gian sinh trưởng, và tiềm năng năng suất của giống, thậm chí thời kỳ sinh trưởng của cây. Sekhon et
al. (1987) cho rằng, bón phân đạm với liều lượng 15 kg/ha ở giai đoạn làm hạt có
thể làm tăng năng suất hạt tới 18%, ngược lại, bón đạm vào giai đoạn trước khi ra hoa chỉ làm tăng sự sinh trưởng thân lá. Sadeghipour et al. (2010) báo cáo rằng
bón 90kg N và 120kg P2O5/ha, năng suất đậu xanh đạt cao nhất.
Asaduzzaman et al. (2008) cho rằng, bón đạm với lượng 30kg N/ha và
tưới nước 1 lần ở giai đoạn bắt đầu ra hoa (35 ngày sau gieo) làm tăng số quả/cây, số hạt/quả khối lượng 1.000 hạt, do đó làm tăng năng suất cá thể và năng suất đậu xanh có thể đạt 1,68 tấn/ha (Bohuah et al., 1984).
Phốt pho là nguyên tố thiết yếu trong cấu tạo của nucleoprotein, phosphilipids, enzymes và những hợp chất khác của cây. Phốt pho cần thiết cho việc tích luỹ và giải phóng năng lượng cho tế bào sống, cần thiết cho sự hình thành và tích luỹ carbonhydrates, sự chín của cây, sự phát triển của rễ và khả năng chống bệnh. Khi thiếu phốt pho, cây cịi cọc, ban đầu có màu lá xanh đậm, sau đó mất màu, màu sắc lốm đốm và có hàm lượng protein thấp. Chất anthocyanin tích luỹ làm cho đốt trên thân và cuống lá có màu tía. Sử dụng phân chứa phốt pho (phân lân) giúp thúc đẩy nhanh quá trình ra hoa, chín và tăng cường sự phát triển rễ.
Ở các nước vùng nhiệt đới, sự sinh trưởng của cây trồng thường bị hạn chế bởi hàm lượng lân trong đất thấp và sự phục hồi lân trong đất thơng qua việc bón phân cho cây trồng cũng thường rất thấp bởi vì hầu hết lân ở dạng khó tiêu do bị hấp phụ, kết tủa hoặc chuyển hóa dưới dạng hữu cơ (Arẳjo et al., 2005).
Hàng loạt thí nghiệm đã được triển khai ở Ấn Độ trên các loại đất khác nhau: đất chua, đất phù sa, đất lateric cho thấy khi bón 35-50kg P2O5/ha tăng
năng suất đậu xanh từ 15-19%, nếu bón với lượng >60kg P2O5/ha làm tăng năng
suất đậu xanh từ 32-44%. Trên đất thịt, hiệu quả của phân lân cao hơn rất nhiều, lượng 20-30kg P2O5/ha đã đưa năng suất đậu xanh tăng từ 51-53% so với khơng
bón. Nhìn chung, lượng phân bón 40-80 kg P2O5 được sử dụng nhiều ở Ấn Độ,
phụ thuộc vào môi trường đất.
Nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy bên cạnh việc tăng năng suất, phân lân làm tăng số quả/cây (Dhage et al., 1984) khối lượng 1000 hạt và số
lượng nốt sần (Khatik et al., 2007). Ali et al. (2010) đã chỉ ra rằng, ở mức bón
85 kg P2O5/ha cho năng suất hạt cao nhất nhưng khơng có sự sai khác với mức bón 60 kg P2O5/ha. Khan et al. (2002) đã xác định mức phân lân bón 100 kg/ha P2O5 tăng tối đa sinh khối và năng suất hạt. Theo kết quả nghiên cứu của
Muhammad et al. (2001) tại Pakistan cho thấy, bón 70 kg P2O5 kết hợp với 30 kg N và 90 kg P2O5/ha cho năng suất hạt cao nhất. Tại Bangladesh, kết quả
nghiên cứu của Parvez et al. (2013) chỉ ra rằng, giống Binamoog-6 và
Binamoog-8 ở mức bón 60 kg P2O5/ha có khả năng sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hạt cao nhất, khơng bón lân hoặc chỉ bón 20 kg P2O5/ha cho năng suất hạt thấp nhất.
Kali là một trong 3 loại phân bón hố học quan trọng bên cạnh đạm và lân. Kali liên quan tới nhiều chức năng trong cây như giúp cho quá trình quang hợp, hoạt động của enzyme, vận chuyển và tích luỹ đường, tinh bột, giảm hơ hấp và tiêu hao năng lượng, tăng khả năng chịu hạn bằng cách duy trì sức căng tế bào, tăng khả năng chống đổ thông qua việc tăng lượng cellulose trong thân cây. Ngoài ra, kali cịn giúp làm chậm q trình phát triển của bệnh. Trong đất, kali đa phần tồn tại dưới dạng hợp chất khống khơng tan, vì vậy rất chậm được cây hấp thụ. Ảnh hưởng của phân kali đến sinh trưởng và phát triển của đậu xanh rõ
rệt nhất trong điều kiện khủng hoảng về nước ở các vùng nhiệt đới (Sekhon et
al., 1987).
Theo Đường Hồng Dật (2006), lượng phân bón cho cây đậu xanh tùy thuộc vào loại đất, giống, mùa vụ gieo trồng. Trong điều kiện vụ Xuân, trên các loại đất kém màu mỡ cần bón nhiều phân hữu cơ. Bón lót 5-6 tấn phân chuồng kết hợp với 10-20 kg N/ha giúp cây sinh trưởng, phát triển sớm, thúc đẩy quá trình cố định N của vi khuẩn. Trong điều kiện vụ Hè, trên các loại đất bãi vụ Xuân đã được bón nhiều phân cho cây trồng trước, khơng bón thêm phân N. Nếu thấy đất thiếu dinh dưỡng thì chỉ cần bón 5-10kg N/ha và bón sâu, nhất là đối với trường hợp hạt giống đã được xử lý vi khuẩn cố định N. Phân lân cần bón lót cho mỗi ha đậu xanh 100-150kg supe phốt phát. Nếu đất chua cần bón thêm 500-1.000 kg vôi bột. Đối với phân kali, trên các loại đất cát, đất bạc màu và đất đỏ badan có thể bón lót cho mỗi ha 20-40kg K2O. Đối với giống đậu xanh ĐX11, một giống cải tiến, lượng phân bón cho kali bón cho một ha là 60kg K2O (Nguyễn Ngọc Quất, 2008).
Nguyễn Ngọc Quất và cs. (2014) đã khuyến cáo lượng phân bón thích hợp cho cây đậu xanh cho các vùng trồng chính để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Đối với vùng đất bãi ven sơng ở các tỉnh phía Bắc (giống ĐX14) bón phân NPK theo tỷ lệ 40:60:40 ở mật độ 20 cây/m2. Đối với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (giống NBT02 - D22), bón phân cho đậu xanh theo tỷ lệ 20N:30P:30K và gieo trồng đậu xanh ở mật độ 25 cây/m2
đậu xanh cho năng suất thực thu cao nhất. Đối với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (giống HLĐX10), lượng phân
bón thích hợp là 40N + 60 P2O5 + 60 K2O + 300kg vôi/ha + 5-10 tấn phân
chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh kết hợp phun bổ sung phân bón lá 3 lần trước, trong và sau khi ra hoa 7 ngày sẽ đạt năng suất thực thu đậu xanh cao nhất.
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Rhizobium cộng sinh
với cây đậu xanh và hiệu lực của chế phẩm vi khuẩn này đối với đậu xanh trên một số loại đất ở miền Bắc Việt Nam, Nguyễn Xuân Thành (1993) cho rằng, trên đất phù sa bón bổ sung ở giai đoạn đầu của cây 20kg N/ha trong vụ Xuân và 10kg N/ha trong vụ Hè và trên đất bạc màu, đất cát ven biển bón 30kg N/ha trong vụ Xuân và 20kg N/ha trong vụ Hè có tác dụng làm tăng hiệu quả nhiễm khuẩn nốt sần và tăng năng suất đậu xanh. Nếu bón quá liều lượng đạm trên sẽ làm giảm hiệu quả nhiễm khuẩn và giảm năng suất hạt. Trần Thị Lệ và cs. (2012) cho rằng, bổ sung chế phẩm của vi sinh có thể thay thế 60 % phân chuồng đối với giống đậu xanh cao sản ĐX208.
Nghiên cứu về loại phân bón và thời kỳ bón phân cho cây đậu xanh, các nghiên cứu trong nước đã có những khuyến cáo khác nhau tùy thuộc vào điều kiện đất đai và mùa vụ. Theo Đường Hồng Dật (2006), đậu xanh có thời gian sinh trưởng ngắn cho nên tất cả các loại phân đều dùng chủ yếu để bón lót trước khi gieo hạt. Nếu trong thời gian sinh trưởng mà cây phát triển chậm, xấu thì có thể bón thúc thêm vào các thời kỳ cây có 3-4 lá thật, khi cây ra hoa. Ngược lại (Nguyễn Ngọc Quất và cs., 2014) khuyến cáo rằng đối với các tỉnh phía Bắc bón lót tồn bộ phân hữu cơ (hữu cơ vi sinh) và vơi bột, trong khi đó bón thúc chia làm 2 đợt: đợt 1 bón 1/2NK khi đậu xanh có 1-2 lá thật và bón thúc đợt 2 khi cây đậu xanh có 4-5 lá thật... Đối với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ: bón lót tồn bộ vơi bột, phân hữu cơ và 1/2NK, bón thúc 1 đợt sau khi thu hoạch quả đợt 1 cho năng suất thực thu cao nhất 25,6 tạ/ha.
Theo Nguyễn Văn Chương và cs. (2014), vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bón lót vơi bột trước khi bừa lần cuối, bón thúc 2 đợt, đợt 1 bón NK sau gieo 10-12 ngày và bón thức đợt 2 bón NK sau gieo 20-25 ngày, có thể sử dụng phân bón lá để bổ sung thêm dinh dưỡng, kích thích ra hoa của cây đậu xanh, phun 3 lần trước ra hoa từ 5-7 ngày, trong thời gian ra hoa và sau khi thu hái đợt 1, phun lúc trời mát. Các loại phân có thể sử dụng là Headline 250; Atonik 1.8 DD, Grow more. Nồng độ và liều lượng áp dụng theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
Các kết quả nghiên cứu về thời kỳ bón phân cho cây đậu xanh cho thấy, cũng giống như nhiều cây trồng khác, vôi bột, phân hữu cơ, phân lân được sử dụng để bón lót tồn bộ, phân đạm và kali vừa sử dụng để bón lót vừa dùng để bón thúc. Việc bón phân cho cây đậu xanh mang lại hiệu quả cao cần phải bón
N, P, K sớm và kết thúc khi đậu xanh bắt đầu có hoa. Ngồi ra ở thời kỳ ra hoa, tạo quả có thể sử dụng các loại phân bón qua lá để bổ sung cho cây. Thời điểm bón và phương pháp bón phân tùy thuộc vào loại đất, mùa vụ và giống. Tuy nhiên, khi bón phân cho cây, đất cần phải đủ ẩm mới phát huy hiệu quả cao, do vậy trong điều kiện vụ Hè của Việt Nam, các tỉnh phía Bắc có mưa nhiều trong tháng 6 có thể bón thúc nhiều lần, cịn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ nơi chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khơ nóng, cây đậu xanh thường bị hạn ở giai đoạn cây con đến lúc hình thành quả, do vậy thời kỳ bón phân thúc có thể chỉ thực hiện 1 lần ở giai đoạn cây 3-4 lá hoặc 5-6 lá.
Các kết quả nghiên cứu trong nước đã chỉ ra rằng, tùy thuộc vào các loại đất, mùa vụ trồng, giống khác nhau mà nhu cầu về dinh dưỡng cho cây đậu xanh là khác nhau. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra lượng phân đạm bón cho cây đậu xanh trên các loại đất thích hợp từ 20-40 kg/ha, lượng phân lân từ 30-60 kg P2O5/ha và lượng phân kali từ 20-60kg K2O/ha. Nghiên cứu phân bón chủ yếu ở
dạng phối hợp NPK hay N mà chưa có nhiều nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón kali. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu tiến hành trên loại đất phù sa ven sông, trên loại đất trồng đậu xanh khác như đất cát ven biển vốn nghèo dinh dưỡng, nhất là dinh dưỡng kali, canh tác dựa vào nước trời dễ bị khơ hạn lại chưa có một cơng trình nghiên cứu nào về ảnh hưởng của kali đến năng suất và khả năng chịu hạn cho cây đậu xanh. Hơn nữa các nghiên cứu trong nước về phân bón cho cây đậu xanh mới chỉ đánh giá dựa vào đặc điểm đất trước khi gieo trồng, khả năng sinh trưởng và năng suất mà chưa quan tâm đến việc bón phân có ảnh hưởng đến khả năng hút dinh dưỡng của cây. Đất cát dễ thoát nước nhưng cũng dễ làm thấm chất dinh dưỡng tuy theo lượng mưa và tần suất mưa. Vì vậy bón bón thúc nhiều lần và bón thúc muộn hơn có thể có lợi và cần thiết để đảm bảo năng suất cao, nhất là trong vụ Hè.