Những hạn chế sản xuất đậu xanh trên vùng đất cát ven biển tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá và tuyển chọn giống đậu xanh thích hợp trong điều kiện nước trời và xây dựng các biện pháp canh tác đậu xanh thích hợp cho vùng đất cát ven biển tỉnh thanh hóa (Trang 72 - 73)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thực trạng sản xuất đậu xanh trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hoá

4.1.3. Những hạn chế sản xuất đậu xanh trên vùng đất cát ven biển tỉnh

Thanh Hoá

Giống: Giống đậu xanh nông dân đang sử dụng để trồng là giống đậu

tằm mốc hoặc mỡ đã được trồng từ lâu đời tại địa phương, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Chỉ có 2,4% số hộ điều tra biết tên giống, đó là ĐX02, T135, N5, N7, P18. Nông dân cho rằng, giống là yếu tố hạn chế chính trong sản xuất đậu xanh hiện nay do năng suất thấp, kháng sâu bệnh kém.

Biện pháp kỹ thuật, phân bón: Kỹ thuật canh tác đậu xanh tại các địa

phương điều tra cịn mang tính kinh nghiệm. Nơng dân chưa quan tâm đến việc bón bổ sung phân đạm, lân và kali, mật độ trồng dày. Việc phòng trừ sâu bệnh chưa kịp thời trong khi đậu xanh rất mẫn cảm với các loại sâu bệnh (điển hình cho nhóm gây hại này là sâu đục quả (Heliothis spp), sâu ăn quả (Nezara

viridula), làm giảm chất lượng hạt, gây khó khăn cho việc chế biến và làm giảm

năng suất tới 20-40% nếu khơng phịng trừ kịp thời. Giòi đục thân (Ophiomia

phaseoli) thường gây hại nặng trong thời kỳ cây con, nếu khơng được phịng trừ

ngay từ đầu nó có thể gây hại tới 100% số cây. Một số bệnh hại như bệnh đốm lá (Cercospora canescens), bệnh phấn trắng (Eysiphe polygoni), bệnh khảm vàng virus (mungbean yellow mosaic virus). Vì sâu bệnh rất nguy hại nên diện tích đậu xanh vụ Xn trước đây gần như khơng cịn, chỉ rất ít hộ trồng xen vào ngơ hoặc lạc hoặc gieo trên chân đất mạ.

Dinh dưỡng trong đất: Kết quả phân tích các mẫu đất đại diện cho các công thức luân canh cây trồng khác nhau trong đó có đất trồng đậu xanh tại 3 huyện (Phụ lục 1, 2) cho thấy, đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ giữ nước kém và rất nghèo chất hữu cơ tổng số (<1%); đạm tổng số (< 0,1%) và đạm dễ tiêu (1,2- 1,8 mg/100 gam đất). Trong khi đó kiến thức thâm canh của người dân lại bị hạn chế, nên chưa phát huy được tiềm năng năng suất của giống.

Điều kiện khí hậu: Ở các huyện vùng ven biển Thanh Hoá, cây đậu xanh

được trồng trong vụ Hè là chính, với phương thức trồng thuần. Một ít diện tích được trồng trong vụ Xuân, nhưng chủ yếu trồng xen trong ngô, lạc. Vụ Hè đậu xanh trồng vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 điều kiện tương đối thuận tiện để cho đậu xanh sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, vào thời điểm thu hoạch vào khoảng giữa tháng 8 hoặc cuối tháng 8 thường hay có mưa lớn làm ảnh hưởng

đến năng suất và chất lượng sản phẩm của những lần thu hái sau do nấm mốc và thối hạt gây nên. Đặc biệt trong điều kiện mưa kéo dài nhiều ngày kèm theo độ ẩm đất lớn cũng gây nhiều khó khăn cho sản xuất đậu xanh (Số liệu khí tượng từ năm 2005 - 2012 của trạm khí tượng Thành phố Thanh Hố).

Hệ thống thuỷ lợi: Do điều kiện kinh tế cịn khó khăn, vùng chuyên màu,

trong đó có cây đậu xanh của các huyện hầu như canh tác nhờ nước trời nên cây trồng chịu ảnh hưởng của yếu tố bất lợi về nước (hạn và ngập lụt) làm giảm năng suất, thậm chí mất trắng.

Chính sách vùng sản xuất và thị trường: Vì cây đậu xanh chưa phải là cây

thế mạnh trong vùng và quan niệm cây đậu xanh là cây trồng phụ nên chưa được đầu tư nghiên cứu cũng như ứng dụng giống và biện pháp kỹ thuật thích hợp để dần dần hình thành lên vùng sản xuất tập trung. Hơn nữa, giá đầu ra sản phẩm không ổn định. Do điều kiện đất canh tác hạn chế, diện tích gieo trồng manh mún, khối lượng sản phẩm chưa đủ lớn. Sản phẩm làm ra nông dân tự do, giá cả bấp bênh. Đây cũng là yếu tố hạn chế khiến nông dân lo ngại, chưa mạnh dạn để sản xuất trên diện rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá và tuyển chọn giống đậu xanh thích hợp trong điều kiện nước trời và xây dựng các biện pháp canh tác đậu xanh thích hợp cho vùng đất cát ven biển tỉnh thanh hóa (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)