Thời vụ trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá và tuyển chọn giống đậu xanh thích hợp trong điều kiện nước trời và xây dựng các biện pháp canh tác đậu xanh thích hợp cho vùng đất cát ven biển tỉnh thanh hóa (Trang 36)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Biện pháp kỹ thuật canh tác đậu xanh

2.4.2. Thời vụ trồng

Thời vụ gieo trồng đậu xanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng, cơ cấu cây trồng, giống... Thời vụ gieo trồng thích hợp là một trong các tác nhân tạo điều kiện cho đậu xanh đạt được năng suất tối ưu. Nếu cây trồng gieo khơng đúng thời vụ thì năng suất có thể giảm đáng kể do giảm số quả, giảm khối lượng hạt và cũng có thể suy giảm mạnh năng suất do gặp các điều kiện thời tiết bất thuận ở giai đoạn thu hoạch (Shanmugasundaran et al., 2004).

Thời vụ gieo trồng đậu xanh khác nhau giữa các nước, thậm chí khác nhau giữa các vùng khí hậu trong mỗi nước. Ở Úc, vùng Đông Nam Queensland và Đông Bắc New South Wales, đậu xanh được trồng vào mùa hè tháng 12 hoặc tháng 1, thu hoạch vào tháng 3-4 trước khi trời lạnh giá. Trong khi vùng ven biển phía Bắc, đậu xanh là cây trồng nhờ nước trời nên trồng vào mùa mưa ẩm, nếu có tưới có thể trồng vào mùa khô (Lawn and Ahn, 1985).

Thời vụ gieo trồng đậu xanh ở Thái Lan khác nhau tuỳ theo vùng sinh thái, vùng Bắc và Đông Bắc trồng 3-4 vụ đậu xanh/năm, chủ yếu gieo trong mùa mưa: Vụ sớm gieo tháng 2 đến tháng 3 (đầu mùa mưa), ngồi ra cịn gieo đậu xanh từ tháng 8 đến tháng 11 (đầu đến giữa mùa khô). Thời vụ đậu xanh gần như khơng có giới hạn ở vùng chủ động tưới tiêu (Chiềng Mai, Đông Bắc, Thái Lan)

(Despande and Bathkal, 1965).

Ở miền Bắc Ấn Độ, đậu xanh được trồng vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10 với những giống dài ngày. Miền Đông và Nam Ấn Độ đậu xanh được trồng sau khi thu hoạch lúa nước, ngô, cao lương nên thường trồng vào mùa lạnh và khô từ tháng 12 đến tháng 2 với những giống ngắn ngày, ít mẫn cảm với độ dài ngày. Mùa hè từ tháng 3 đến tháng 6 và thu hoạch trước mùa mưa cũng là thời điểm thích hợp để trồng đậu xanh. Kết quả nghiên cứu tại Punjab, Ấn độ trong 2 năm (2003-2004) chỉ ra rằng: Thời vụ tốt nhất để gieo trồng đậu xanh trong vụ Hè là từ 20/03 - 10/04 và trong mùa khô từ 10-25/07, riêng với những giống có TGST ngắn ngày (70-75 ngày) có thể gieo đến 10/08 (Sekhon

et al., 2007).

Nghiên cứu về thời vụ gieo trồng đậu xanh ở Băngladesh cho thấy: Để đậu xanh đạt năng suất cao nên gieo từ 15/02 (ở Barisal) và từ tháng 3 đến tháng 4 (ở Jessore and Dinajpur). Nếu gieo muộn hơn thì năng suất đậu xanh giảm đáng kể từ 18-64% (Ismande and Edwards, 1988).

Ở Việt Nam, thời vụ gieo đối với đậu xanh phụ thuộc vào vùng sinh thái. Ở vùng Đồng bằng sông Hồng, đậu xanh trồng ở vụ Xn ln có thời gian sinh trưởng dài hơn so với vụ Hè (Nguyễn Ngọc Quất, 2008) nhưng năng suất đậu xanh ở vụ Hè luôn cao hơn trong vụ Xuân (Tạ Minh Sơn và cs., 2006).

Thời vụ tốt nhất đối với đậu xanh trong vụ Xuân ở các tỉnh miền Bắc từ 01-15/3, nhưng đối với các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh thời vụ sớm hơn từ 15-25/2 để tránh gió Lào. Khung thời vụ trong vụ Hè được có khoảng thời gian rộng hơn từ 25/5-15/6 (Nguyễn Thế Côn, 1996). Trong vụ Thu Đông thời gian gieo kết thúc trong tháng 8, riêng một số tỉnh miền núi cần gieo sớm, từ 20/7 đến 10/8. Đối với vụ Hè, đậu xanh được gieo từ đầu đến giữa tháng 5, vụ Thu Đông được gieo trong tháng 8 (Lê Khả Tường, 2000; Đồng Văn Đại, 1997).

Các tỉnh vùng núi phía Bắc có mùa đơng lạnh và khơ hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Các tháng còn lại là các tháng mùa mưa, với khí hậu nóng ẩm, thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng. Thời vụ đậu xanh thường được gieo vào tháng 4-5, thu hoạch vào các tháng 7-8 (Đồng Văn Đại, 1997).

Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là vùng có diện tích trồng đậu xanh lớn và sản lượng cao. Đậu xanh được trồng 2-3 vụ trong năm, chủ yếu là trồng thuần. Vụ Xuân được gieo từ cuối tháng 12 sang đầu tháng 1, hoặc cả tháng 1 năm sau. Vụ Hè Thu gieo vào tháng 4, một số tỉnh như Bình Thuận, Ninh Thuận gieo vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 7. Vụ Đông gieo từ cuối tháng 7

đến cuối tháng 8. Đối với vùng Tây Nguyên, vụ Đông Xuân gieo từ tháng 11 đến cuối tháng 12; vụ Hè Thu gieo từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5; vụ Thu Đông đậu xanh gieo từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8, hoặc đến cuối tháng 8.

Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vụ Đông Xuân đậu xanh gieo trong tháng 12 và tháng 1. Vụ Xuân Hè gieo từ đầu tháng 2 đến giữa tháng 3. Trên đất nương rẫy như Rạch Giá, Cà Mau thì vụ Hè được gieo vào đầu tháng 5, cịn vụ Thu Đông gieo trong tháng 8 (Lê Khả Tường, 2000).

2.4.3. Mật đ và khoảng cách trồng

Đậu xanh trồng thuần thường được trồng theo một số cách khác nhau như gieo vãi theo hàng hoặc theo hốc. Phương pháp gieo vãi được áp dụng rộng rãi ở các nước châu Á khi đậu xanh được trồng quảng canh sau lúa nước. Gieo vãi có thể tiết kiệm được thời gian và công lao động để gieo. Sau khi thu hoạch lúa, đất được cày bừa vài lần, hạt đậu xanh được vãi bằng tay sau đó được bừa lấp. Tuy nhiên, gieo vãi cần lượng hạt giống cao hơn, phải làm cỏ bằng tay, hạt được lấp ở các độ sâu khác nhau, mọc không đồng đều dẫn đến năng suất thấp. Phương pháp gieo vãi thường có xu hướng được áp dụng ở những nơi đất thiếu màu mỡ và độ ẩm thấp. Gieo theo hàng tạo được mật độ khoảng cách cây hợp lý hơn so với gieo vãi. Việc làm cỏ, xới xáo, phun thuốc sâu và thu hoạch thuận lợi hơn, thông thường năng suất thu được cao hơn so với gieo vãi. Trồng theo hàng thường được áp dụng ở những nơi đất đai màu mỡ hơn và độ ẩm đất đầy đủ cho cây phát triển. Miền Bắc Thái Lan, đậu xanh được trồng theo hốc ở những chân ruộng mà cây trồng trước là tỏi hoặc các loại rau. Khoảng cách giữa các hốc thường là 50x50cm với 6-7 hạt/hốc (Hamid et al., 2004).

Kết quả nghiên cứu về khoảng cách giữa hàng có sự khác biệt khá lớn giữa các tác giả. Khoảng cách trồng đậu xanh phụ thuộc vào ẩm độ cũng như độ màu mỡ của đất, kiểu sinh trưởng của cây, giống hay kiểu gen, chiều cao cây và thời gian sinh trưởng của giống, khoảng cách cần thiết cho các biện pháp kỹ thuật như xới xáo, phun thuốc sâu, thu hoạch và mật độ.

Ở Ấn độ, đậu xanh trồng trong mùa khơ (mùa Hè) mật độ thích hợp là (50 cây/m2 (khoảng cách gieo là 20 cm x 10 cm) còn trong mùa mưa mật độ gieo thích hợp là 33 cây/m2 (khoảng cách 30 cm x 10 cm) (Ahlawat and Rana, 2002). Theo Singh et al. (2011), các giống NM-92 và NM-94 trồng trên đất cát pha thịt nghèo dinh dưỡng trong vụ Hè khơ nóng tại Ấn Độ, mật độ trồng thích hợp là 40 cây/m2(25 cm x 10 cm), khi đưa trồng tại Đài Loan trên đất cát pha thịt màu mỡ và lượng mưa của vụ Hè cao hơn nên mật độ trồng thích hợp cho chúng là 20 cây/m2

Tại Bangladesh, trong mùa mưa thời tiết thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây đậu xanh do đó gieo với khoảng cách 30 cm x 10 cm cho năng suất hạt cao hơn so với khoảng cách 20 cm x 20 cm hoặc 40 cm x 30 cm (Kabir and Sarkar, 2008). Ở Pakistan, khoảng cách giữa các hàng là 20cm thì đậu xanh đạt năng suất cao nhất. Ở Philippines, khoảng cách giữa hàng được khuyến cáo là 50-70cm.

Ở Việt Nam, nghiên cứu về mối tương quan giữa mật độ và sinh trưởng, năng suất đậu xanh đã được một số nhà khoa học tiến hành. Giống đậu xanh ĐX044 đạt cao nhất (10,6 tạ/ha) khi trồng với mật độ 35 cây/m2. Ở mật độ thấp (25 cây/m2) và mật độ cao (50 cây/m2) đều cho năng suất thấp hơn (Lê Khả Tường, 2000).

Phạm Văn Thiều (1999) khuyến cáo mật độ gieo theo đặc điểm sinh trưởng của giống đậu xanh. Những giống thấp cây, ít cành cần được gieo dày

40-50 cây/m2, nhưng những giống cây cao, nhiều cành cần được trồng thưa hơn

30-40 cây/m2.

Hầu hết các giống đậu xanh mới có tiềm năng năng suất cao đều sinh trưởng, phát triển thích hợp ở mật độ 25 - 30 cây/m2. Khi trồng với mật độ quá thưa hoặc quá dày đều cho năng suất thấp hơn (Đường Hồng Dật, 2006). Theo Nguyễn Thị Chinh và cs. (2008), giống đậu xanh ĐX11 thích hợp với mật độ 20 - 25 cây/m2 trong vụ Xuân, 15 - 20 cây/m2 trong vụ Hè. Mật độ trồng thích

hợp cho giống đậu xanh ĐXVN4 trong vụ Xuân là 38 - 40 cây/m2, 18-20 cây/m2

trong vụ Hè, đối với giống ĐXVN5 là 40-42 cây/m2

trong vụ Xuân và 20-25 cây/m2

trong vụ Hè (Nguyễn Thị Thanh, 2009). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương và cs. (2014) cho thấy, trồng đậu xanh vùng đồng bằng Sông Cửu Long áp dụng gieo sạ lượng hạt giống cần gieo từ 25-30 kg/ha với tỉ lệ mọc mầm trên 90%, nếu gieo hàng lượng giống cần sử dụng là 20-30 kg/ha, gieo với mật độ là 37,5 cây/m2

(40cm x 20 cm x 3 hạt/hốc) hoặc 40 cây/m2 (50cm x 15cm x 3 hạt/hốc).

2.4.4. Nghiên cứu về phân bón

Nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích của việc bón một lượng nhỏ phân đạm vào giai đoạn cây con. Nguyên nhân là do cần một khoảng thời gian để nốt sần trên rễ cây đậu phát triển và sự phát triển tương đối chậm ở vài tuần đầu sau khi

mọc (Weinberger et al., 2006). Ở các nước nhiệt đới, bón phân đạm có thể hữu

ích, làm tăng sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng vì hoạt động của vi khuẩn cố định đạm không cung cấp đủ lượng đạm cần thiết, đặc biệt sau vụ lúa nước.

phụ thuộc vào đất đai, điều kiện khí hậu/mùa vụ, giống, thời gian sinh trưởng, và tiềm năng năng suất của giống, thậm chí thời kỳ sinh trưởng của cây. Sekhon et

al. (1987) cho rằng, bón phân đạm với liều lượng 15 kg/ha ở giai đoạn làm hạt có

thể làm tăng năng suất hạt tới 18%, ngược lại, bón đạm vào giai đoạn trước khi ra hoa chỉ làm tăng sự sinh trưởng thân lá. Sadeghipour et al. (2010) báo cáo rằng

bón 90kg N và 120kg P2O5/ha, năng suất đậu xanh đạt cao nhất.

Asaduzzaman et al. (2008) cho rằng, bón đạm với lượng 30kg N/ha và

tưới nước 1 lần ở giai đoạn bắt đầu ra hoa (35 ngày sau gieo) làm tăng số quả/cây, số hạt/quả khối lượng 1.000 hạt, do đó làm tăng năng suất cá thể và năng suất đậu xanh có thể đạt 1,68 tấn/ha (Bohuah et al., 1984).

Phốt pho là nguyên tố thiết yếu trong cấu tạo của nucleoprotein, phosphilipids, enzymes và những hợp chất khác của cây. Phốt pho cần thiết cho việc tích luỹ và giải phóng năng lượng cho tế bào sống, cần thiết cho sự hình thành và tích luỹ carbonhydrates, sự chín của cây, sự phát triển của rễ và khả năng chống bệnh. Khi thiếu phốt pho, cây cịi cọc, ban đầu có màu lá xanh đậm, sau đó mất màu, màu sắc lốm đốm và có hàm lượng protein thấp. Chất anthocyanin tích luỹ làm cho đốt trên thân và cuống lá có màu tía. Sử dụng phân chứa phốt pho (phân lân) giúp thúc đẩy nhanh quá trình ra hoa, chín và tăng cường sự phát triển rễ.

Ở các nước vùng nhiệt đới, sự sinh trưởng của cây trồng thường bị hạn chế bởi hàm lượng lân trong đất thấp và sự phục hồi lân trong đất thơng qua việc bón phân cho cây trồng cũng thường rất thấp bởi vì hầu hết lân ở dạng khó tiêu do bị hấp phụ, kết tủa hoặc chuyển hóa dưới dạng hữu cơ (Arẳjo et al., 2005).

Hàng loạt thí nghiệm đã được triển khai ở Ấn Độ trên các loại đất khác nhau: đất chua, đất phù sa, đất lateric cho thấy khi bón 35-50kg P2O5/ha tăng

năng suất đậu xanh từ 15-19%, nếu bón với lượng >60kg P2O5/ha làm tăng năng

suất đậu xanh từ 32-44%. Trên đất thịt, hiệu quả của phân lân cao hơn rất nhiều, lượng 20-30kg P2O5/ha đã đưa năng suất đậu xanh tăng từ 51-53% so với khơng

bón. Nhìn chung, lượng phân bón 40-80 kg P2O5 được sử dụng nhiều ở Ấn Độ,

phụ thuộc vào môi trường đất.

Nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy bên cạnh việc tăng năng suất, phân lân làm tăng số quả/cây (Dhage et al., 1984) khối lượng 1000 hạt và số

lượng nốt sần (Khatik et al., 2007). Ali et al. (2010) đã chỉ ra rằng, ở mức bón

85 kg P2O5/ha cho năng suất hạt cao nhất nhưng khơng có sự sai khác với mức bón 60 kg P2O5/ha. Khan et al. (2002) đã xác định mức phân lân bón 100 kg/ha P2O5 tăng tối đa sinh khối và năng suất hạt. Theo kết quả nghiên cứu của

Muhammad et al. (2001) tại Pakistan cho thấy, bón 70 kg P2O5 kết hợp với 30 kg N và 90 kg P2O5/ha cho năng suất hạt cao nhất. Tại Bangladesh, kết quả

nghiên cứu của Parvez et al. (2013) chỉ ra rằng, giống Binamoog-6 và

Binamoog-8 ở mức bón 60 kg P2O5/ha có khả năng sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hạt cao nhất, khơng bón lân hoặc chỉ bón 20 kg P2O5/ha cho năng suất hạt thấp nhất.

Kali là một trong 3 loại phân bón hố học quan trọng bên cạnh đạm và lân. Kali liên quan tới nhiều chức năng trong cây như giúp cho quá trình quang hợp, hoạt động của enzyme, vận chuyển và tích luỹ đường, tinh bột, giảm hơ hấp và tiêu hao năng lượng, tăng khả năng chịu hạn bằng cách duy trì sức căng tế bào, tăng khả năng chống đổ thông qua việc tăng lượng cellulose trong thân cây. Ngoài ra, kali cịn giúp làm chậm q trình phát triển của bệnh. Trong đất, kali đa phần tồn tại dưới dạng hợp chất khống khơng tan, vì vậy rất chậm được cây hấp thụ. Ảnh hưởng của phân kali đến sinh trưởng và phát triển của đậu xanh rõ

rệt nhất trong điều kiện khủng hoảng về nước ở các vùng nhiệt đới (Sekhon et

al., 1987).

Theo Đường Hồng Dật (2006), lượng phân bón cho cây đậu xanh tùy thuộc vào loại đất, giống, mùa vụ gieo trồng. Trong điều kiện vụ Xuân, trên các loại đất kém màu mỡ cần bón nhiều phân hữu cơ. Bón lót 5-6 tấn phân chuồng kết hợp với 10-20 kg N/ha giúp cây sinh trưởng, phát triển sớm, thúc đẩy quá trình cố định N của vi khuẩn. Trong điều kiện vụ Hè, trên các loại đất bãi vụ Xuân đã được bón nhiều phân cho cây trồng trước, khơng bón thêm phân N. Nếu thấy đất thiếu dinh dưỡng thì chỉ cần bón 5-10kg N/ha và bón sâu, nhất là đối với trường hợp hạt giống đã được xử lý vi khuẩn cố định N. Phân lân cần bón lót cho mỗi ha đậu xanh 100-150kg supe phốt phát. Nếu đất chua cần bón thêm 500-1.000 kg vơi bột. Đối với phân kali, trên các loại đất cát, đất bạc màu và đất đỏ badan có thể bón lót cho mỗi ha 20-40kg K2O. Đối với giống đậu xanh ĐX11, một giống cải tiến, lượng phân bón cho kali bón cho một ha là 60kg K2O (Nguyễn Ngọc Quất, 2008).

Nguyễn Ngọc Quất và cs. (2014) đã khuyến cáo lượng phân bón thích hợp cho cây đậu xanh cho các vùng trồng chính để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Đối với vùng đất bãi ven sơng ở các tỉnh phía Bắc (giống ĐX14) bón phân NPK theo tỷ lệ 40:60:40 ở mật độ 20 cây/m2. Đối với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (giống NBT02 - D22), bón phân cho đậu xanh theo tỷ lệ 20N:30P:30K và gieo trồng đậu xanh ở mật độ 25 cây/m2

đậu xanh cho năng suất thực thu cao nhất. Đối với các tỉnh Đồng bằng Sơng Cửu Long (giống HLĐX10), lượng phân

bón thích hợp là 40N + 60 P2O5 + 60 K2O + 300kg vôi/ha + 5-10 tấn phân

chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh kết hợp phun bổ sung phân bón lá 3 lần trước, trong và sau khi ra hoa 7 ngày sẽ đạt năng suất thực thu đậu xanh cao nhất.

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Rhizobium cộng sinh

với cây đậu xanh và hiệu lực của chế phẩm vi khuẩn này đối với đậu xanh trên một số loại đất ở miền Bắc Việt Nam, Nguyễn Xuân Thành (1993) cho rằng, trên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá và tuyển chọn giống đậu xanh thích hợp trong điều kiện nước trời và xây dựng các biện pháp canh tác đậu xanh thích hợp cho vùng đất cát ven biển tỉnh thanh hóa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)