Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.6. Thời tiết, khí hậu, đất cát ven biển và hiện trạng sản xuất đậu xanh tạ
XUẤT ĐẬU XANH TẠI THANH HĨA
2.6.1. Thời tiết, khí hậu
Thanh Hố nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khơ, nóng. Mùa đơng lạnh và ít mưa.
- Chế độ nhiệt: Thanh Hố có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm
khoảng 230C - 240C, tổng nhiệt độ năm vào khoảng 8.5000C - 8.7000C. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình thấp dưới 200C (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau), có 8 tháng nhiệt độ trung bình cao hơn 200C (từ tháng 4 đến tháng 11). Biên độ ngày đêm từ 70C - 100C, biên độ năm từ 110C - 120C. Vùng khí hậu đồng bằng và ven biển có nền nhiệt độ cao, biên độ năm từ 110
C - 130C, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,50
C - 70C, nhiệt độ trung bình năm là 24,20C. Nhiệt độ các tháng nóng nhất (tháng 5, tháng 6) trên 330C. Nhiệt độ trung bình các tháng trong mùa
hè trên 250C (Trung tâm Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, 2012).
- Độ ẩm: Độ ẩm khơng khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm
giữa các mùa là không lớn. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85%, phía Nam có độ ẩm cao hơn phía Bắc, khu vực núi cao ẩm ướt hơn và có sương mù (Trung tâm Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, 2012).
- Chế độ mưa: Lượng mưa ở Thanh Hóa là khá lớn, trung bình năm từ
1.456,6 - 1.762,6 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa và lớn dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, khô hạn nhất là tháng 1, lượng mưa chỉ đạt 4 - 5 mm/tháng. Ngược lại mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) tập trung tới 80 - 85% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 8 có 15 đến 19 ngày mưa với lượng mưa lên tới 440 - 677 mm. Ngoài ra trong mùa này thường xuất hiện giông, bão kèm theo mưa lớn trên diện rộng gây úng lụt. Độ ẩm khơng khí tương đối cao, trung bình từ 84 - 86% và có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Mùa mưa độ ẩm khơng khí thường cao hơn mùa khơ từ 10 - 18% (Trung tâm Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, 2012).
- Chế độ nắng và bức xạ mặt trời: Tổng số giờ nắng bình quân trong năm
từ 1.600 - 1.800 giờ. Các tháng có số giờ nắng nhiều nhất trong năm là từ tháng 5 đến tháng 8 đạt từ 237 - 288 giờ/tháng, các tháng 12 và tháng 1 có số giờ nắng thấp nhất từ 55- 59 giờ/tháng. Tổng bức xạ vào các tháng mùa hè lên rất cao, đạt tới 500 - 600 cal/cm2/ngày từ tháng 5 đến tháng 7, đó là thời kỳ ít mây và mặt trời ở gần thiên đỉnh. Tuy nhiên vào mùa đơng xn rất nhiều mây, ít nắng và mặt trời xuống thấp cho nên bức xạ mặt trời giảm sút rõ rệt, cực tiểu vào các tháng 12 hoặc tháng 1 với mức độ 200 - 500 cal/cm2/ngày (Trung tâm Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, 2012).
2.6.2. Đất cát ven biển Thanh Hóa
Theo kết quả phúc tra thổ nhưỡng theo phương pháp của FAO- UNESCO, tỉnh Thanh Hố có 8 nhóm đất chính với 20 loại đất khác nhau; trong đó, Nhóm đất cát: Diện tích 20.247 ha, chiếm 1,82% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các huyện ven biển. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước, giữ màu kém... nên năng suất cây trồng thấp. Song đất có thành phần cơ giới nhẹ nên dễ canh tác, thích hợp cho nhiều loại cây trồng như hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng ven biển... và ni trồng thủy sản. Tuy nhiên trong q trình canh tác cần tăng cường bón phân cho đất và áp dụng các biện pháp cải tạo đất (UBND tỉnh Thanh Hóa 2015).
2.6.3. Hiện trạng sản xuất đậu xanh ở Thanh Hóa
Đậu xanh là cây trồng truyền thống của nơng dân Thanh Hố nhưng diện tích manh mún, sản xuất mang tính tự cung tự cấp. Nơng dân coi cây đậu xanh là cây trồng thêm (cây trồng phụ). Do diện tích nhỏ lẻ nên khơng có trong danh mục thống kê của tỉnh.
Theo Đồng Văn Đại (1997) khi nghiên cứu về khả năng thích ứng của một số giống đậu xanh trên đất cát biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá cho rằng: đất cát ven biển tuy nghèo dinh dưỡng nhưng thích hợp với đặc tính sinh lý của cây đậu xanh. Các giống đậu xanh đều trồng được trên đất này. Bước đầu xác định được một số giống cho năng suất cao như T135, V123, KP11, trong đó giống T135 cho năng suất cao nhất đạt 22,3 tạ/ha trong điều kiện thí nghiệm. Khi
nghiên cứu về mật độ trồng, tác giả cũng cho rằng ở mật độ 20-25 cây/m2
cho năng suất cao nhất. Mặc dù kết quả nghiên cứu bước đầu đã đạt kết quả tốt, nhưng kết quả mở rộng sản xuất thì chưa được chứng minh.
Mấy năm gần đây tuy chưa có các nghiên cứu khảo nghiệm giống chính thức tại Thanh Hố, nhưng trong q trình thực hiện đề tài cấp Viện, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển đậu đỗ đã triển khai thử nghiệm trên diện tích hẹp giống đậu xanh ĐX11, kết quả thu được tương đối tốt: Vụ Xuân 2006, giống ĐX11 sản xuất thử trên diện tích 0,5ha tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn đạt năng suất 14 tạ/ha; Vụ Hè 2006, giống ĐX11 sản xuất thử trên quy mô 01ha tại xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hoá, năng suất đạt 16 tạ/ha; Vụ Hè 2007, giống ĐX11 sản xuất thử trên chân đất lúa mùa thiếu nước của xã Xuân Phú, Như Thanh, quy mô 3ha, năng suất đạt 16 tạ/ha. Từ những kết quả trên cho thấy, điều kiện khí hậu và đất đai vùng đất cát biển Thanh Hố có thể trồng được đậu xanh với năng suất đạt từ 12 - 15 tạ/ha.
Ở Thanh Hố, cây đậu xanh có thể trồng được trong vụ Xuân, vụ Hè. Tuy
nhiên, năng suất vụ Hè bao giờ cũng cao hơn vụ Xuân. Do cây đậu xanh có thời gian sinh trưởng ngắn (55 - 85 ngày) nên rất thuận cho việc trồng thuần, trồng xen và trồng gối vụ.