Nội dung 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự cân bằng axít-bazơ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của CO2, nhiệt độ và nitrit lên sự cân bằng axít bazơ và các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng (monopterus albus zuiew, 1793) (Trang 40 - 46)

3.2 Đối tượng nghiên cứu

3.3.3 Nội dung 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự cân bằng axít-bazơ

và các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng

3.3.3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

a. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng cấp tính của nhiệt độ lên giá trị pH ngoại bào của lươn đồng lớn

- Bố trí thí nghiệm: chọn 8 lươn đồng (tương ứng với 8 lần lặp lại) đã được

tiến hành nâng nhiệt độ dần từ 20 đến 25, 25 đến 30 và từ 30 đến 35°C. Mỗi mức nhiệt độ được giữ trong 48 giờ sau đó nâng lên mức nhiệt độ kế tiếp. Lươn đồng được lấy máu sau mỗi 24 và 48 giờ ở từng mức nhiệt độ (Hình 3.1). Thí nghiệm sử dụng hearter giúp nâng nhiệt độ nước đúng mức mong muốn và hệ thống cảm biến nhiệt độ tự ngắt giúp duy trì ổn định đúng mức nhiệt độ. Nhiệt độ được tăng 1°C/1 giờ cho tất cả các mức nhiệt độ.

- Các chỉ tiêu phân tích: mẫu máu được phân tích pH, PaCO2, Hb và Hct.

Huyết tương được phân tích các chỉ tiêu HCO3-, ion Na+, K+ Cl- và áp suất thẩm thấu.

Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng nhiệt độ lên lươn lớn (h: giờ) b. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ ảnh hưởng lên pH nội bào của lươn đồng

Giá trị pH nội bào của lươn đồng được xác định ở 3 vị trí là gan, tim và cơ. Lươn đồng được bố trí riêng lẻ vào từng bể, mỗi bể được nâng nhiệt lên từng mức nhiệt độ khác nhau (20, 25, 30 và 35°C). Mỗi mức nhiệt độ có 8 lươn đồng (tương ứng 8 lần lặp lại) được giữ trong 24 giờ trước khi tiến hành thu mẫu. Cách nâng nhiệt độ và duy trì nhiệt độ được thực hiện tương tự thí nghiệm mục 3.3.3.2.a.

Lươn đồng được làm chết nhanh bằng cách hủy tủy trên đỉnh đầu và lấy mẫu trong 2-4 phút sau khi lươn đồng chết. Tất cả mẫu mô được giữ trong giấy bạc và bảo quản trong N2 lỏng trước khi được giữ trong điều kiện -80°C để phân tích

c. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên một số chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng nhỏ

- Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức là 1

mức nhiệt độ, được lặp lại 3 lần, bố trí hồn tồn ngẫu nhiên. Lươn đồng có kích cỡ 30 g/con, được ni với mật độ 50 con/bể trong bể có 30L nước. Cách nâng nhiệt độ và duy trì nhiệt độ được thực hiện tương tự thí nghiệm mục 3.3.3.2.a

Nghiệm thức 1: đối chứng (27-28ºC) Nghiệm thức 2: 30ºC

Nghiệm thức 3: 33ºC Nghiệm thức 4: 36ºC

- Các chỉ tiêu phân tích:

Máu lươn đồng được thu trực tiếp từ đuôi tại các thời 0 giờ, 1 ngày, 7 ngày, 14 ngày và 21 ngày. Mỗi bể thu 3 lươn đồng.

Máu được phân tích nhanh các chỉ tiêu là pH, pCO2, Hb và Hct và xác định số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu. Huyết tương được đo các chỉ tiêu như HCO3-, ion Na+, K+, Cl- và áp suất thẩm thấu.

3.3.4 Nội dung 3: Ảnh hưởng kết hợp của CO2 và nhiệt độ lên sự cân bằng axít - bazơ và các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng

3.3.4.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

a. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng kết hợp của CO2 và nhiệt độ lên sự cân bằng axít - bazơ của lươn đồng lớn

- Bố trí thí nghiệm: sử dụng lươn đồng lớn (250-350 g/con) đã phục hồi

sau khi đút ống dẫn lưu động mạch, mỗi lươn đồng được bố trí vào mỗi bể riêng biệt. Hàm lượng CO2 được đưa vào các bể qua hệ thống máy điểu chỉnh CO2 (Wösthoff, Bochum, Germany) sau khi các bể lươn đồng đạt được nhiệt độ mong muốn (nhiệt độ thí nghiệm). Nhiệt độ được nâng lên và duy trì đúng mức tương tự thí nghiệm mục 3.3.3.2.a

Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại 6 lần: Nghiệm thức 1: 0 mmHg CO2 ở 25°C Nghiệm thức 2: 7 mmHg CO2 ở 25°C Nghiệm thức 3: 14 mmHg CO2 ở 25°C Nghiệm thức 4: 0 mmHg CO2 ở 35°C Nghiệm thức 5: 7 mmHg CO2 ở 35°C Nghiệm thức 6: 14 mmHg CO2 ở 35°C

- Cách lấy máu: máu lươn đồng được lấy thông qua ống dẫn lưu động

mạch tại các thời điểm thu mẫu 0 giờ, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ. Thời điểm 0 giờ được tính khi các bể lươn đồng đã đạt được các mức nhiệt độ mong muốn.

Mẫu máu được phân tích pH, PaCO2, Hb và Hct. Huyết tương được phân tích các chỉ tiêu HCO3-, ion Na+, K+ Cl- và áp suất thẩm thấu.

b. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của CO2 và nhiệt độ lên sự cân bằng axít- bazơ và các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng nhỏ

- Bố trí thí nghiệm: lươn đồng nhỏ (30 g/con) được bố trí mật độ 50 con/bể trong 30 L nước gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Cách nâng nhiệt độ và duy trì nhiệt độ được thực hiện tương tự thí nghiệm mục 3.3.3.2.a. Các nghiệm thức gồm:

Nghiệm thức 1: 7 mmHg CO2 ở 25°C Nghiệm thức 2: 7 mmHg CO2 ở 35°C Nghiệm thức 3: 14 mmHg CO2 ở 25°C Nghiệm thức 4: 14 mmHg CO2 ở 35°C

- Cách thu mẫu: thu mẫu máu lươn đồng trực tiếp từ động mạch đuôi tại

các thời điểm 0 giờ, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ. Thời điểm 0 giờ được tính khi các bể lươn đồng đã đạt được các mức nhiệt độ mong muốn. Mỗi lần thu 3 con/bể.

Máu được phân tích nhanh các chỉ tiêu là pH, pCO2, Hb và Hct và xác định số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu. Huyết tương được đo các chỉ tiêu: HCO3-, ion Na+, K+, Cl- và áp suất thẩm thấu.

3.3.5 Nội dung 4: Ảnh hưởng kết hợp của CO2 và nitrit lên sự cân bằng axít - bazơ và các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng

3.3.5.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

a. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng CO2 và nitrit lên sự cân bằng axít - bazơ và các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng lớn

- Bố trí thí nghiệm: lươn đồng lớn (250-350 g/con) đã phục hồi sau đút

ống lưu dẫn động mạch. Nồng độ nitrit sử dụng là giá trị LC5 96 giờ = 23,57 mM của lươn đồng đã được báo cáo bởi Huong et al. (2014). Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 6 lần. Các nghiệm thức gồm:

Nghiệm thức 1: 0 mmHg CO2 + 0 mM NO2- (đối chứng) Nghiệm thức 2: 30 mmHg CO2

Nghiệm thức 3: 23,57 mM NO2-

Nghiệm thức 4: 30 mmHg CO2 + 23,57 mM NO2-

- Cách lấy máu: máu lươn đồng được lấy thông qua ống dẫn lưu động

Mẫu máu được phân tích pH, PaCO2, metHb, Hb và Hct. Huyết tương được phân tích các chỉ tiêu HCO3-, ion Na+, K+, Cl- và áp suất thẩm thấu.

Thí nghiệm sử dụng hệ thống trộn khí CO2 của máy điểu chỉnh Wösthoff, (Bochum, Germany) tương tự 2 thí nghiệm về CO2 bên trên. Sử dụng muối NaNO2 để bổ sung nitrit vào các nghiệm thức. Nồng độ Nitrite được pha từ muối NaNO2 được tính tốn theo phương pháp sau:

NaNO2  Na+ + NO2– 69 (g)  46 (g) Y (g)  X (g)

Trong đó: X là nồng độ nitrit của các nghiệm thức và Y là lượng NaNO2 cần bổ sung vào nước để đạt đúng nồng độ nitrit mong muốn.Nồng độ nitrit trong mỗi bể được đo mỗi ngày theo phương pháp của Lefevre et al. (2011) và Miranda et al. (2001).

b. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng CO2 và nitrit lên sự cân bằng axít - bazơ và các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng nhỏ

- Bố trí thí nghiệm: lươn đồng nhỏ (30 g/con) được bố trí mật độ 50 con/bể

trong bể 30 L nước gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức gồm 3 bể tương ứng với 3 lần lặp lại. Sử dung máy đo Oxyguard Pacific (Oxyguard International A / S, Farum, Đan Mạch) để điều chỉnh đúng lượng CO2 vào các nghiệm thức, nitrit được bổ sung tương tự thí nghiệm mục 3.3.5.2a. Các nghiệm thức gồm:

Nghiệm thức 1: 0 mmHg CO2 + 0 mM NO2- (Đối chứng) Nghiệm thức 2: 14 mmHg CO2

Nghiệm thức 3: 23,57 mM NO2-

Nghiệm thức 4: 14 mmHg CO2 + 23,57 mM NO2- Nghiệm thức 5: 30 mmHg CO2 + 23,57 mM NO2-

- Cách thu mẫu: máu lươn đồng trực tiếp từ động mạch đuôi tại các thời

Máu được phân tích nhanh các chỉ tiêu là pH, pCO2, met Hb, Hb và Hct và xác định số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu. Huyết tương được đo các chỉ tiêu: HCO3-, ion Na+, K+, Cl- và áp suất thẩm thấu.

3.3.6 Nội dung 5: Ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ và nitrit lên sự cân bằng axít-bazơ và các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng.

3.3.6.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

a. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng nhiệt độ và nitrit lên sự cân bằng axít - bazơ và các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng lớn

- Đối tượng: 6 lươn đồng lớn (250-350 g/con) đã phục hồi sau khi đút ống

dẫn lưu động mạch tương ứng với 6 lần lặp lại.

- Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí và thu mẫu tương tự thí nghiệm

về nhiệt độ trên lươn lớn của mục 3.3.3.1a. Hàm lượng NO2- được bổ sung vào đầu thí nghiệm (20°C) và duy trì đúng nồng độ nitrit thí nghiệm là 23,57 mM trong suốt thí nghiệm. Cách nâng nhiệt độ và duy trì nhiệt độ được thực hiện tương tự thí nghiệm mục 3.3.3.2.a và nitrit được bổ sung tương tự thí nghiệm mục 3.3.5.2a

- Cách lấy máu: máu lươn đồng được lấy sau mỗi 24 giờ và 48 giờ ở từng

mức nhiệt độ. Mẫu máu được phân tích pH, PaCO2, Hb và Hct. Huyết tương được phân tích các chỉ tiêu HCO3-, ion Na+, K+ Cl- và áp suất thẩm thấu.

b. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng nhiệt độ và nitrit lên các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng nhỏ

- Bố trí thí nghiệm: lươn đồng nhỏ (30 g/con) được bố trí mật độ 50 con/bể

trong 30 L nước gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức gồm 3 bể tương ứng với 3 lần lặp lại. Cách nâng nhiệt độ và duy trì nhiệt độ được thực hiện tương tự thí nghiệm mục 3.3.3.2.a và nitrit được bổ sung tương tự thí nghiệm mục 3.3.5.2a Các nghiệm thức gồm:

Nghiệm thức 2: 23,57 mM NO2- ở 27°C Nghiệm thức 4: 23,57 mM NO2- ở 33°C Nghiệm thức 5: 23,57 mM NO2- ở 36°C

- Cách thu mẫu: máu lươn được lấy trực tiếp từ đuôi tại các thời điểm 0

giờ, ngày 1, ngày 2, ngày 3, ngày 4 và ngày 7. Mỗi lần thu 3 con/bể.

Máu được phân tích nhanh các chỉ tiêu là pH, pCO2, met Hb, Hb và Hct và xác định số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu. Huyết tương được đo các chỉ tiêu: HCO3-, ion Na+, K+, Cl- và áp suất thẩm thấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của CO2, nhiệt độ và nitrit lên sự cân bằng axít bazơ và các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng (monopterus albus zuiew, 1793) (Trang 40 - 46)