Khái niệm, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Công nghệ Synnex Việt Nam (Trang 38 - 43)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

2.1. Khái niệm, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính

2.1.1. Khái niệm

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dịng tiền trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lợi và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm. Thông qua BCTC , những người sử dụng thơng tin có thể đánh giá, phân tích và chẩn đốn được thực trạng an ninh, tài chính, nắm bắt được kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh (HĐKD), tình hình và khả năng thanh tốn, xác định giá trị doanh nghiệp, định rõ tiềm năng cũng như dự báo được nhu cầu tài chính cùng những rủi ro trong tương lai mà doanh nghiệp có thể phải đương đầu. BCTC mang tính bắt buộc, do nhà nước quy định với mục đích chủ yếu là cung cấp thơng tin cho các đối tượng quan tâm ngoài doanh nghiệp [1. tr .7].

Phân tích báo cáo tài chính là việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào những con số được tập hợp trên các báo cáo tài chính. Phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho người sử dụng thơng tin có thể nhận thấy rõ hơn về khả năng phát triển, hiểu quả kinh doanh, những hạn chế còn tồn đọng, hay những rủi ro về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp.

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 quy định: “Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được lập ít nhất cho từng kỳ kế tốn năm”. “Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính”

Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh các thơng tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị.

39

Theo đó, báo cáo tài chính chứa đựng những thơng tin tổng hợp, tồn diện nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả tại một thời điểm cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình lưu chuyển dịng tiền trong một kỳ kinh doanh nhất định của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính phải được trình bày một cách trung thực và hợp lý, phản ánh chính xác tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền lưu chuyển của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở các chuẩn mực kế toán, chế độ kế tốn và các quy định có liên quan hiện hành. Đồng thời, báo cáo tài chính phải đảm bảo độ tin cậy của thông tin, phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và các sự kiện khơng chỉ đơn thuần phản ánh hình thức pháp lý của chúng, trình bày khách quan khơng thiên vị, tn thủ ngun tắc thận trọng và trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Mặt khác, báo cáo tài chính phải trình bày đầy đủ các thơng tin, kể cả các chính sách kế tốn, nhằm cung cấp thơng tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu.

Mục đích của phân tích BCTC là giúp người sử dụng thơng tin có căn cứ tin cậy, làm giảm sự phụ thuộc vào linh cảm, vào dự đoán và vào trực giác, tạo sự chắc chắn cho các quyết định kinh doanh. Từ đó, người sử dụng thơng tin có thể đánh giá được sức mạnh tài chính, khả năng sinh lợi và triển vọng của DN, lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp [1, tr.8].

Tính hệ thống báo cáo tài chính được thể hiện ở mối quan hệ chặt chẽ và hữu cơ giữa các báo cáo. Mối báo cáo tài chính riêng biệt cung cấp cho người đọc một khía cạnh hữu ích khác nhau, những thơng tin bổ ích khác nhau. Tuy nhiên để có thể có một kết quả khái quát hay sự đánh giá tổng thể về tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp địi hỏi phải có sự phân tích, kết hợp các thơng tin từ các báo cáo tài chính.

Phân tích báo cáo tài chính là q trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua. Thơng qua việc phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho người sử dụng thơng tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro về tài chính trong

tương lai của doanh nghiệp.

Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin theo một cấu trúc chặt chẽ về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thơng tin từ báo cáo tài chính, để đưa ra các quyết định kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường, thơng tin trong báo cáo tài chính khơng chỉ phục vụ yêu cầu quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp mà cịn cung cấp các thơng tin cần thiết cho những đối tượng quan tâm ngoài doanh nghiệp thí dụ như khách hàng, nhà đầu tư.... Mỗi đối tượng sử dụng thơng tin với các mục đích khác nhau nhưng nhìn chung hệ thống báo cáo tài chính có tác dụng chủ yếu để cung cấp thơng tin để giúp cho q trình phân tích, đánh giá khái qt tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình cơng nợ, khả năng thanh tốn, hiệu quả kinh doanh, tình trạng tài chính, khả năng phát triển cũng như những rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn khơng những đối với các cơ quan, đơn vị và cá nhân bên ngồi doanh nghiệp mà nó cịn có ý nghĩa trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối với việc quản trị doanh nghiệp và đồng thời là nguồn thơng tin tài chính chủ yếu đối với những người ngồi doanh nghiệp. Báo cáo tài chính khơng những cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy kết quả hoạt động của doanh nghiệp đạt được trong hoàn cảnh đó. Bằng việc xem xét, phân tích báo cáo tài chính, người sử dụng thơng tin có thể đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp. Do đó, báo cáo tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hành chính, những người cho vay, các nhân viên ngân hàng, các nhà quản lý, các nhà bảo hiểm, các đại lý... kể các cơ quan chính phủ và bản thân người lao động. Mỗi một nhóm người có những nhu cầu thơng tin khác nhau và do vậy, mỗi nhóm có xu hướng tập trung vào

41

những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của một doanh nghiệp.

- Báo cáo tài chính cung cấp những thơng tin tổng qt về kinh tế - tài chính, giúp cho việc phân tích tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ. Trên cơ sở đó, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá tình hình chấp hành và thực hiện các chính sách kinh tế tài chính của doanh nghiệp.

- Những thơng tin trên báo cáo tài chính là những căn cứ quan trọng trong việc phân tích, phát hiện những khả năng tiềm tàng về kinh tế. Trên cơ sở đó, dự tốn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Đó là những căn cứ quan trọng giúp cho việc đưa ra những quyết định cho quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà quản trị doanh nghiệp, hoặc là những quyết định của nhà đầu tư, các chủ nợ, các cổ đơng tương lai của doanh nghiệp.

- Báo cáo tài chính cung cấp những thơng tin giúp cho việc phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp như: Phân tích tình hình biến động về quy mơ, cơ cấu tài sản, nguồn vốn; về tình hình thanh tốn và khả năng thanh tốn; tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Các chỉ tiêu, số liệu trên báo cáo tài chính là những cơ sở quan trọng để tính ra các chỉ tiêu kinh tế khác giúp cho việc đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của DN, mỗi đối tượng có những nhu cầu thơng tin khác nhau với những mục đích khác nhau. Các đối tượng sử dụng thơng tin được chia thành đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp căn cứ vào mối quan hệ của họ với doanh nghiệp. Đối tượng bên trong doanh nghiệp gồm nhà quản trị doanh nghiệp (hội đồng quản trị, ban giám đốc), ban kiểm sốt, người lao động,… Đối tượng bên ngồi doanh nghiệp gồm nhà đầu tư, cổ đông (chủ sỡ hũu), chủ nợ(ngân hàng, nhà cung cấp), khách hàng,

cơ quan quản lý nhà nước…

Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, các nhà quản trị DN còn quan tâm đến nhiều mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nhiều sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ với chi phí thấp, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ mơi trường [1, tr.10]. Phân tích BCTC có thể cung cấp cho các nhà quản trị DN những thông tin cần thiết để thay đổi chiến lượng trong hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của mình. Đồng thời, những thơng tin này cũng giúp các nhà quản trị đánh giá được khả năng sinh lợi và rủi ro của đối thủ cạnh tranh, tìm ra điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với DN [1, tr.10,11].

Đối với các nhà đầu tư (các chủ sở hữu), họ đầu tư vốn để đổi lấy những lợi ích (sinh lợi) đơi khi phải chấp nhận rủi ro gắn liền với quyền sở hữu và họ là những nhà cung cấp chính của cơng ty về mặt tài chính. Các nhà đầu tư (chủ sở hữu) chỉ được hưởng phần cịn lại (nếu có) sau khi đã phân chia lợi nhuận của DN cho tất cả các đối tượng khác, bao gồm cả lãi vay và cổ tức ưu đãi ; tức là họ chỉ được hưởng phần lợi nhuận còn lại. Họ cũng là người đầu tiên chịu tổn thất khi thanh lý, phá sản DN, mặc dù tổn thất của họ được giới hạn bởi số vốn góp (số tiền đầu tư). Ngược lại, khi DN làm ăn phát đạt, hơn ai hết, các chủ sở hữu lại là những người chia nhau hưởng những lợi ích cùng với tiềm năng khơng giới hạn. Vì vậy, các chủ sở hữu ln quan tâm đến việc đánh giá rủi ro và tiềm năng phát triển của DN cũng như tất cả các khía cạnh về tình hình tài chính của DN như: Thời gian hồn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh tốn, điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh,… Đồng thời, các nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của cơng tác quản lý. Những điều đó nhằm đảm bảo sự an tồn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư [1, tr.10].

Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của DN. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý tới số

43

lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh; từ đó, so sánh với số nợ ngắn hạng để biết được khả năng thanh tốn tức thời của DN. Ngồi ra, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm đến số lượng vốn của chủ sở hữu; bởi vì, số VCSH này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp DN gặp rủi ro [1,tr.11].

Ngoài các đối tượng nhà quản trị DN, nhà đầu tư, chủ sở hữu, chủ nợ,… cịn có các cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm đến tình hình tài chính của DN, như cơ quan thuế, thống kê,…Việc phân tích BCTC giúp cho cơ quan quản lý kiểm tra và đánh giá được tính hợp lý của số liệu tài chính mà DN đã báo cáo và mức độ chính xác của việc thực hiện nghĩa vụ thuế, tài chính của DN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Công nghệ Synnex Việt Nam (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w