Kỹ thuật Dupont

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Công nghệ Synnex Việt Nam (Trang 51 - 52)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

2.3.3. Kỹ thuật Dupont

Kỹ thuật Dupont (hay mơ hình hoặc phương pháp Dupont) là một kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp dựa trên mối liên hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính [1,tr.45].Theo kỹ thuật này , trên cơ sở chỉ tiêu gốc ban đầu, dựa vào mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính, nhà phân tích sẽ biến đổi thành một hàm số của hàng loạt biến số. Sau đó tiến hành tiến hành xác định mức ảnh hưởng của tứng nhân tố và các nhân tố (biến số) giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. [1,tr.45].

Phương pháp này giúp phân tích một chỉ tiêu chịu ảnh hưởng như thế nào khi các nhân tố tài chính ảnh hưởng đến chỉ tiêu đó thay đổi.

- Ví dụ: phân tích chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) theo mơ hình Dupont:

ROA = LNSTTổng TS bình quân

ROA = Tổng TS bình quânDT thuần x DT thuầnLNST

ROA = Sức sản xuất của TS x Sức sinh lợi của DT thuần

ROA = TAT x ROS

Qua phân tích trên, cho thấy để tăng khả năng sinh lợi của 1 đồng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng, cần có biện pháp tăng hiệu quả sử dụng tài sản và nâng cao sức sinh lợi của doanh thu. Để tăng hiệu quả sử dụng tài sản phải xem xét cơ cấu tài sản hợp lý, sử dụng tối đa công suất tài sản. Để tăng sức sinh lợi của doanh thu, cần phải có biện pháp tăng doanh số như nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời kiểm sốt chặt chẽ chi phí, hạ giá thành sản phẩm từ đó tăng lợi nhuận.

Sử dụng phương pháp Dupont để phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh một các toàn diện và sâu sắc, ngồi ra cịn đánh giá đầy đủ và khách quan những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, giúp nhà quản trị đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm tăng cường cơng tác tổ chức quản lý doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp ở trong tương lai.

2.3.4. Biểu đồ

Biểu đồ (còn gọi là đồ thị) là cơng cụ trình bày và phân tích các thơng tin bằng các biểu đồ, đồ thị hoặc bản đồ trên cơ sở sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của đối tượng (hiện tượng) nghiên cứu. Nhờ vậy, cơng cụ biểu đồ có thể giúp người sử dụng thơng tin nắm được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng nghiên cứu bằng trực quan một cách nhanh chóng, dễ dàng do việc trình bày các thơng tin mang tính sinh động và khái quát, chứa đựng tính mỹ thuật, thu hút được sự chú ý của người đọc, giúp người xem dễ đọc, dễ nhớ [1, tr.44].

Biểu đồ được sử dụng trong phân tích BCTC để phản ánh đối tượng nghiên cứu ở các nội dung sau:

- Kết cấu và sự biến đổi kết cấu của đối tượng nghiên cứu. - Mức độ đạt được của đối tượng nghiên cứu theo thời gian. - Mối liên hệ giữa các đối tượng nghiên cứu.

- Mức độ phổ biến của đối tượng nghiên cứu.

- Mức độ thực hiện kế hoạch của đối tượng nghiên cứu. - Xu hướng tăng trưởng của đối tượng nghiên cứu. - Nhịp điệu tăng trưởng của đối tượng nghiên cứu.

Cơng cụ biểu đồ có thể được sử dụng dưới các dạng biểu đồ và đồ thị. Dạng biểu đồ gồm biểu đồ hình cột ( dùng thể hiện quá trình phát triển hay thể hiện cơ cấu và thay đổi cơ cấu hoặc dung so sánh và thể hiện mối liên hệ giữa các đối tượng nghiên cứu), biểu đồ hình mạng nhện ( phản ánh kết quả đạt được của đối tượng nghiên cứu lặp đi, lặp lại về mặt thời gian), biểu đồ tượng hình phản ánh nội dung đối tượng nghiên cứu bằng hình vẽ tượng hình cụ thể, tùy theo sáng kiến của người trình bày để lựa chọn hình ảnh tượng hình phù hợp và hấp dẫn), biểu đồ diện tích ( thể hiện cơ cấu và biến động cơ cấu và có thể hiện qua các dạng như: hình vng, hình trịn, hình chữ nhật). [1,tr.45].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Công nghệ Synnex Việt Nam (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w