LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
2.4.6. Phân tích kết quả kinh doanh
Mọi hoạt động trong DN, suy cho cùng đều hướng tới mục tiêu là nâng cao và suy tôn giá trị DN. Để đạt được mục tiêu đó, hoạt động của các DN ln hướng tới việc kinh doanh có lợi, bảo tồn và phát triển vốn đầu tư, tối đa hóa lợi nhuận, phát triển hoạt động kinh doanh, đem lại lợi ích tối ưu cho các cổ đông, các nhà đầu tư, đem lại việc làm, thu nhập cho người lao động, đạt hiểu quả kinh doanh cao. Lợi nhuận thu được càng cao, khả năng sinh lợi càng lớn, càng tạo điều kiện để HĐKD của DN có cơ hội được mở rộng và phát triển. Lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của Doanh nghiệp. [1,tr.413]
Kết quả kinh doanh là biểu hiện của tồn bộ khối lượng cơng việc, sản phẩm, dịch vụ, lao vụ DN thu được trong kỳ. Vì vậy, kết quả kinh doanh là tổng hòa kết quả của các hoạt động như: Hoạt động cung cấp, hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thủ,… Kết quả kinh doanh khi được xem xét trong mối quan hệ của các hoạt động trong DN như trên sẽ khó đánh giá được hiệu quả kinh doanh
[1,tr.413]
Kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình doanh thu, chi phí và kết quả các hoạt động kinh doanh sau một kỳ hoạt động. Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cần phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu. Việc phân tích được thực hiện bằng cách so sánh trị số của từng chỉ tiêu giữa kỳ này so với kỳ trước hoặc thực hiện với kế hoạch cả về số tuyệt đối và số tương đối. Khi đó cho biết được sự tác động của các chỉ tiêu và nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận phân tích về mặt định lượng. Đồng thời so sánh tốc độ tăng, giảm của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để biết được mức tiết kiệm của các khoản chi phí, sự tăng của các khoản doanh thu, nhằm khai thác các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu trong hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cịn được thực hiện bằng việc so sánh các khoản chi phí (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác) với doanh thu thuần. Từ đó các nhà quản lý nắm được để có 1 đơn vị doanh thu thuần doanh nghiệp phải hao phí bao nhiêu đơn vị chi phí tương ứng. Mức hao phí tính ra càng lớn so với kỳ gốc thì hiệu quả kinh doanh càng giảm và ngược lại.
Ngồi ra, các nhà phân tích cịn tiến hành so sánh các khoản lợi nhuận (lợi nhuận gộp, lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận sau thuế) với doanh thu thuần. Từ đó các nhà quản lý nắm được cứ 1 đơn vị doanh thu thuần mà doanh nghiệp thu được thì đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đơn vị lợi nhuận từng loại tương ứng. Giá trị lợi nhuận đem lại tính ra càng lớn so với kỳ gốc, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.