Phân tích, đánh giá tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 59 - 62)

2.1.2.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 14.474,22 ha. Trong đó:

+ Đất nơng nghiệp: 10.124,73 ha, trong đó đất trồng lúa chiếm tỷ lệ khá cao 70,35%. Đất nuôi trồng thủy sản là 447,47 ha chiếm 4,42% đất rừng (gồm rừng sản

xuất và rừng phòng hộ) là 1.632,91 ha chiếm 16,13%.

+ Đất phi nông nghiệp: 3.997,34 ha, trong đó đất phát triển hạ tầng là 1.732,23 ha chiếm 43,33%, được phân bổ vào các cơng trình giao thơng, thủy lợi, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, chợ,...Đất giao thông, thủy lợi chiếm tỷ lệ lớn nhưng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới thì diện tích này chưa đáp ứng đủ. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất khu công nghiệp chỉ chiếm 3,5% tổng diện tích đất phi nơng nghiệp. Trong thời gian tới, cơ cấu loại đất này cần được nâng cao nhằm phát triển các cụm công nghiệp, cơ sở kinh doanh, dịch vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đất ở chiếm 21,08% diện tích đất phi nơng nghiệp, trung bình diện tích đất ở khá hợp lý, đạt 71,08 m2/người. Tuy nhiên, trong những năm tới, đồng thời cùng với việc hình thành một số cơ sở cơng nghiệp, nhu cầu lao động tăng, diện tích đất ở cũng phải tính đến.

+ Diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn chiếm 2,43%, trong giai đoạn tới cần đưa phần diện tích này vào sử dụng cho hiệu quả.

2.1.2.2. Tài nguyên nước

Hệ thống sơng ngịi trên địa bàn huyện tương đối nhiều, gồm các sơng chính sau:

+ Sơng Vạc: sơng Vạc chảy qua địa bàn xã Khánh Thượng đến xã Yên Nhân, dài 14,5km; có chiều rộng trung bình 50-60m và độ sâu trung bình 4-5m. Ngồi nhiệm vụ tiêu nước, sơng Vạc cịn cung cấp nước tưới cho phần lớn diện tích trong khu vực. Trong những năm mưa lớn, gặp nước lũ sơng Hồng Long hay phân lũ ở thượng nguồn sông Đáy, trong khi khả năng tiêu thốt lũ của sơng Vạc bị quá tải nên dễ gây ngập úng, ảnh hưởng đến nhiều khu vực của huyện.

+ Kênh nhà Lê (sông Bút): Bắt đầu từ Đức Hậu đến Chính Đại, dài 16km, lịng sơng hẹp và nơng, độ sâu nhất là 3,5m ở gần bờ biển. Mùa khô lưu lượng nước nhỏ, khi thủy triều dâng cao, nước mặn có thể thâm nhập sâu vào nội địa, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

(QL1A), qua ngã ba sông Bút (Yên Từ), dài 12,5 km. Sông Ghềnh nhỏ hẹp và nông, không đảm bảo tiêu tự chảy cho các khu vực lân cận trong những năm mưa nhiều và lớn. Về mùa cạn, sông Ghềnh lấy nước từ sông Đáy qua âu Vân, âu Mới vào sông Vạc, rồi qua sông Điện Biên, sông Bút (Đức Hậu) để cung cấp nước tưới cho các khu vực canh tác.

+ Ngồi ra cịn có các sơng như sơng Đằng, sơng Trinh Nữ, sơng Điện Biên, sơng Vó.

Hệ thống hồ chứa nước: Trên địa bàn huyện có một số hồ chứa nước có tác dụng chống lũ và cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản như hồ Yên Thắng 150 ha và hồ Yên Đồng 400 ha (tổng diện tích tưới theo thiết kế 542 ha, năng lực tưới thực tế là 460 ha).

Nước ngầm: Hiện tại hệ thống nước ngầm đã được khai thác, phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn huyện.

2.1.2.3. Tài nguyên rừng

Diện tích đất trồng rừng năm 2017 là 1.724,1 ha (chiếm 6,3% diện tích tồn tỉnh), trong đó rừng phịng hộ là 1.701,5 ha, rừng sản xuất là 22,6 ha. Giá trị sản xuất lâm nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (1,06%), là một phần của kinh tế song chưa phải là thế mạnh của huyện.

2.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện có hai loại khống sản chính là đá vơi và đất sét.

+ Đá vôi: trữ lượng thấp, không đáng kể, tập trung ở các xã: Yên Thái, Yên Thành, Yên Lâm.

+ Đất sét: Phân bố ở các xã: Yên Phong, Yên Từ, Yên Nhân, Yên Thành, Khánh Thịnh, Khánh Dương, trữ lượng thấp, hàm lượng sét không cao, chủ yếu dùng để sản xuất gạch, ngói thủ cơng và ngun liệu cho ngành đúc.

2.1.2.5. Tài nguyên du lịch

Trên địa bàn huyện có một số hồ lớn với cảnh quan thiên nhiên đẹp, có tiềm năng phát triển thành các khu du lịch sinh thái, xây dựng sân golf, khu du lịch nghỉ

dưỡng, tham quan như hồ Đồng Thái, động Mã Tiên (Yên Đồng), hồ Yên Thắng, hang Chùa (núi Voi, Yên Mạc), động Trà My, hang Trời,...trong đó sân golf Hoàng Gia là một điểm sáng du lịch với tổng diện tích gần 3.000ha.

Có 55 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 11 di tích cấp Quốc gia. Các địa danh gắn với các tên tuổi các danh nhân văn hóa như: Ninh Tốn, Vũ Phạm Khải, nhà bia tưởng niệm danh nhân văn hóa Phạm Thận Duật, nhà tưởng niệm đồng chí Tạ Uyên, cố Bí thư xứ ủy Nam Kỳ...Huyện cũng có nhiều lễ hội truyền thống như Lễ hội Báo Bản Nộn Khê, Lễ hội làng Bình Hải,....

Ngồi ra trên địa bàn huyện cịn có 11 làng nghề truyền thống, nhiều làng nghề có từ rất lâu như dệt vải (Yên Từ), dệt chiếu, làm mộc, làm nề, khai thác đá, chế biến lương thực, thực phẩm, mây tre đan...có các đặc sản nổi tiếng như nem n Mạc, mía n Lâm, giị trứng Yên Từ, bún Khánh Dương,...

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)