Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ chủ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 90 - 95)

3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ chủ chốt cấp

3.2.1 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ chủ

xã theo hướng chuẩn hoá.

* Căn cứ giải pháp:

Để khắc phục hạn chế lớn nhất của huyện Yên Mô là Độ tuổi của đội ngũ cán bộ chủ chốt còn cao. Phần lớn những người lần đầu tham gia giữ chức vụ chủ chốt có tuổi đời cao hơn so với quy định; hiện tại, số có độ tuổi từ 50 trở lên chiếm tỉ lệ cao; nhiều xã gặp khó khăn về đội ngũ thay thế nên tác giả đưa ra giải pháp trên.

Căn Cứ Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về cơng tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh cơng tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ đến năm 2020 và những năm tiếp theo thì việc buồi dưỡng cán bộ chủ chốt theo hướng chẩn hóa ln được để cáo chú trọng tại Huyện Yên Mô. Công tác Quy hoạch cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ; bảo đảm sự liên thông của cả đội ngũ. Phải đánh giá đúng cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch; thực hiện công khai trong công tác quy hoạch (công khai về tiêu chuẩn, số lượng và danh sách quy hoạch đã được cấp trên phê duyệt). Thực hiện quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo. Thực hiện bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trên nói chung phải kinh qua chức vụ lãnh đạo, quản lý ở cấp dưới.

* Nội dung giải pháp:

từ nay đến năm 2020

- Đối tượng là cán bộ đang giữ chức danh và cán bộ dự nguồn các chức danh chủ chốt ở cơ sở; chú trọng đào tạo cán bộ nguồn trẻ, cán bộ dân tộc, cán bộ nữ, cán bộ vùng sâu, vùng xa.

- Nội dung: Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, chuyên môn nghiệp vụ, để cán bộ đạt chuẩn chức danh. Tập trung cao bồi dưỡng thường xuyên về quản lý hành chính, kiến thức pháp luật và các kỹ năng hoạt động, công tác ở cơ sở, nhất là kỹ năng về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, vận động quần chúng, kiểm tra, giám sát, soạn thảo nghị quyết, chủ trì, điều hành hội nghị… Tăng cường giáo dục về phẩm chất, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Phương thức:

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị và bồi dưỡng chức danh theo kế hoạch thống nhất; bảo đảm cán bộ chủ chốt ở cơ sở phải được bồi dưỡng theo chức danh ít nhất 02 lần trong một nhiệm kỳ.

Phối hợp với các trường Đại học mở các lớp Đại học tại địa phương để đào tạo cho đội ngũ cán bộ đương nhiệm và trong quy hoạch chức danh chủ chốt nhiệm kỳ tới, nhưng chưa đạt trình độ chun mơn theo tiêu chuẩn chức danh.

Gắn việc đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chun mơn với giáo dục về phẩm chất, ý thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ.

- Tính từ năm 2014 đến nay, các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện đã cử hơn 1000 đồng chí đi bồi dưỡng về chun mơn, nghiệp vụ, lý luận chính trị ở Tỉnh và Trung ương theo chương trình của huyện, chương trình của tỉnh và Đề án 165 của Trung ương, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng- an ninh đối tượng 3, 4.

Ngoài ra, Ban Tổ chức Huyện ủy còn tham mưu cho Huyện ủy chỉ đạo tổ chức các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức theo Quy định số 164-QĐ/TW ngày 1/2/2013 của Bộ Chính trị cho trên 600 lượt cán bộ, công chức, lãnh đạo quản lý theo quy định.

- Từ việc đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh; đáp ứng yêu cầu công tác; xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

b- Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch

- Thứ nhất, công tác quy hoạch cán bộ cần phải bảo đảm tính “mở” và “động”, mở rộng dân chủ và công khai, khơng khép kín. Quy hoạch “mở” là một chức danh có thể quy hoạch một số người và một người có thể được quy hoạch vào một số chức danh; giới thiệu cán bộ vào quy hoạch khơng khép kín trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị và bảo đảm đủ tiêu chuẩn, điều kiện, triển vọng đảm nhiệm chức danh quy hoạch ở địa phương, cơ quan, đơn vị khác. Quy hoạch “động” là quy hoạch được rà sốt thường xun, hằng năm có sự bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, đưa vào quy hoạch những nhân tố mới và đưa ra khỏi quy hoạch những người không đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Quy hoạch cán bộ cần được tiến hành đồng bộ ở cả bốn cấp từ Trung ương đến cơ sở. Quy hoạch cấp dưới làm căn cứ cho quy hoạch cấp trên, quy hoạch cấp trên thúc đẩy và tạo điều kiện cho quy hoạch cấp dưới. Quy hoạch cần có sự liên thơng giữa cấp dưới với cấp trên, giữa địa phương với Trung ương, giữa các ngành, các lĩnh vực công tác...

- Thứ hai, quy hoạch cần gắn kết với đánh giá cán bộ và phải xác định đây là tiêu chí quan trọng đặc biệt. Cán bộ đưa vào quy hoạch phải bảo đảm về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; có năng lực thực tiễn thể hiện qua kết quả cơng tác; chủ

động, sáng tạo; mức độ hồn thành chức trách nhiệm vụ được giao; khả năng đoàn kết, tập hợp, quy tụ cán bộ; năng lực điều hành, tổ chức thực hiện; khả năng dự báo tình hình, xử lý những tình huống phức tạp phát sinh trong ngành, lĩnh vực, địa phương, cơ quan, đơn vị công tác. Đồng thời, phải thể hiện được uy tín thơng qua việc lấy phiếu tín nhiệm và kết quả đánh giá cán bộ hằng năm.

- Thứ ba, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ; phải gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ, bảo đảm sự liên thông quy hoạch của cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị. Quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển nhằm bảo đảm quy hoạch có điều kiện cần và đủ để được thực hiện.

- Thứ tư, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Qua đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng số cán bộ đó theo quy hoạch.

- Thứ năm, để quy hoạch cán bộ sát thực tiễn, có tính khả thi, tránh cục bộ dịng họ, dân tộc, vùng, miền, phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ, từng lĩnh vực công tác của người cán bộ để xác định tiêu chuẩn, cơ cấu đội ngũ cán bộ trong quy hoạch; nắm chắc đội ngũ cán bộ hiện có, dự báo được nhu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài.

- Thứ sáu, quy hoạch cần bảo đảm cơ cấu 3 độ tuổi, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Cơ cấu cán bộ trong quy hoạch cần cân đối giữa các nhóm tuổi để tạo nguồn cán bộ kế cận cho nhiều giai đoạn. Việc quan tâm trong phát hiện, đào tạo, quy hoạch,… cho tới bố trí, sử dụng cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số phải được các cấp ủy, tố chức đảng xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên quan tâm.

* Dự kiến kết quả đạt được:

chủ chốt. Thời gian đào tạo tối thiểu là 100 giờ/ năm đối với mỗi cơng chức trong đó 60 % nội dung đào tạo về chuyên môn, 40 % nội dung đào tạo liên quan đến phát triển. Có nhiều khóa khác nhau dành cho các đối tượng: khóa học làm quen với công việc dành công chức mới được tuyển dụng hoặc mới chuyển cơng tác từ nơi khác đến; khóa học cơ bản đào tạo để cơng chức thích ứng với cơng tác của mình tổ chức cho người mới tuyển dụng trong năm đầu tiên cơng tác; khóa học nâng cao đào tạo bổ sung giúp công chức đạt hiệu quả cao nhất trong cơng việc; khóa học mở rộng tạo điều kiện cho công chức vượt ra khỏi cơng việc của mình có thể làm các công việc liên quan khi cần thiết; khóa đào tạo tiếp tục không chỉ liên quan đến cơng việc hiện tại của cơng chức mà cịn nâng cao khả năng làm việc của người đó trong tương lai

- Đối với quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ cấp ủy các cấp, sẽ bảo đảm nguồn quy hoạch có số lượng 1,5 - 2 lần so với số lượng cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy đương nhiệm.

- Quy hoạch đảm bảo đúng độ tuổi

- Đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý, tối thiểu phải quy hoạch 2-3 người vào 01 chức danh; không quy hoạch 01 người cho 01 chức danh.

- Không quy hoạch 1 người vào quá 3 chức danh; không quy hoạch 01 chức danh quá 4 người.

- Thời điểm tính tuổi cán bộ đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan Nhà nước là thời điểm bầu cử Quốc hội, bầu cử hội đồng

- Về tỷ lệ cán bộ nữ trong quy hoạch: Bảo đảm tỷ lệ cán bộ nữ không dưới 15% trong quy hoạch cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và ban lãnh đạo chính quyền các cấp. Đồng thời, thực hiện chủ trương: đối với cấp huyện và tương đương trở lên nhất thiết phải có cán bộ nữ trong cơ cấu lãnh đạo (ban thường vụ cấp ủy, thường trực hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân quận, huyện; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; bộ, ngành Trung ương...)

- Đối với cán bộ chủ chốt cấp xã: 100% có trình độ cao đẳng, đại học và được chuẩn hóa về lý luận chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)