* Ưu điểm:
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Mô đã đủ về số lượng; trình độ văn hố, lý luận chính trị, năng lực lãnh đạo, tổ chức, điều hành các công việc ở cơ sở đã được nâng lên một bước. Phần đơng cán bộ có
bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ; có tiến bộ trong phong cách làm việc, trong vận động quần chúng… được nhân dân tín nhiệm. Qua rèn luyện thực tiễn, đội ngũ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở đã tích luỹ được một số kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao hơn chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở; thể hiện: Nhiều tổ chức đảng đã được củng cố, kiện toàn, phát huy tốt hơn vai trò là hạt nhân lãnh đạo đối với hệ thống chính trị ở cơ sở. Hoạt động của HĐND và UBND ở nhiều xã, phường, thị trấn có hiệu quả hơn, nhất là trong quản lý, điều hành, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội. Mặt trận Tổ quốc, đồn thể nhân dân, bước đầu có sự đổi mới trong cơng tác tập hợp, tuyên truyền, vận động quần chúng gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở… Những kết quả đó góp phần vào những thành tựu chung của huyện trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội.
* Đạt được những kết quả trên là do:
- Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã quán triệt và chỉ đạo thực hiện nghị quyết, các văn bản của Đảng và Chính phủ đầy đủ, nghiêm túc, tạo điều kiện để cán bộ yên tâm công tác.
- Huyện uỷ Yên Mô đã quan tâm hơn đến việc chỉ đạo và triển khai nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; có kế hoạch, biện pháp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện đối với cán bộ cấp dưới.
- Cấp uỷ, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm chỉ đạo và làm tốt hơn công tác cán bộ, đưa công tác này ngày càng đi vào nền nếp. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để chuẩn hoá theo chức danh: bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh sau khi trúng cử…
- Đa số cán bộ chủ chốt ở xã, phường, thị trấn đã ý thức được u cầu, nhiệm vụ của mình, có cố gắng trong rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao trình độ để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
* Hạn chế, bất cập
năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ chủ chốt hiện nay vẫn chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn:
So với các huyện khác trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình, hạn chế lớn nhất của đội ngũ CBCC cấp xã huyên Yên Mô là về độ tuổi. Độ tuổi của đội ngũ cán bộ chủ chốt còn cao. Phần lớn những người lần đầu tham gia giữ chức vụ chủ chốt có tuổi đời cao hơn so với quy định; hiện tại, số có độ tuổi từ 55 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao; nhiều xã gặp khó khăn về đội ngũ thay thế.
- Nhiều cán bộ chủ chốt chưa đạt chuẩn chức danh theo qui định. Số có trình độ chun mơn từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ 78%; còn 2,2% chưa học qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; có rất ít người biết sử dụng cơng nghệ thơng tin trong công tác.
- Một bộ phận thiếu tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân; chưa thật tâm huyết, say sưa với cơng việc; ít tìm tịi, sáng tạo trong công tác; quan liêu, thiếu công khai, dân chủ. Một số làm việc thiếu khoa học; thiếu quyết đoán; yếu về khả năng lãnh đạo, quản lý, điều hành; hạn chế trong công tác vận động quần chúng... Một số ít cán bộ bản lĩnh chính trị khơng vững vàng; suy thối về đạo đức, lối sống; bè phái, cục bộ gia đình, dịng họ… bị xử lý kỷ luật, làm mất lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Một số đồng chí thường trực cấp uỷ cơ sở yếu về chỉ đạo, triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng: Tổ chức nghiên cứu, quán triệt nghị quyết không đầy đủ; xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết cịn chung chung, thậm chí sao chép máy móc chương trình của cấp trên, khơng sát với thực tế địa phương. Cịn biểu hiện “lấn sân” hoặc bng lỏng lãnh đạo đối với hoạt động của chính quyền. Lúng túng trong chỉ đạo hoạt động của mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân…
- Một số đồng chí lãnh đạo HĐND cấp xã, nhất là ở các xã vùng cao chưa biết cách phát huy vai trò của HĐND và đại biểu HĐND; chưa duy trì tốt hoạt động của HĐND, tổ chức các kỳ họp chất lượng không cao; hiệu quả thực hiện chức năng “Quyết định và giám sát” của HĐND theo quy định của pháp luật còn hạn chế.
pháp luật liên quan, nên lúng túng trong vận dụng để giải quyết công việc; lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội đạt hiệu quả thấp. Nhiều trường hợp buông lỏng hoặc sai phạm trong quản lý, nhất là trên một số lĩnh vực như đất đai, ngân sách, thực hiện chính sách xã hội. Một số cán bộ có biểu hiện đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, mâu thuẫn ở cơ sở.
* Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, bất cập của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình.
Về khách quan: Trong nhiều năm trước, đội ngũ cán bộ ở cơ sở chưa được quan tâm đúng mức; việc khắc phục những hạn chế yếu kém của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở do lịch sử để lại cần phải tiến hành trong thời gian dài. Do đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện được hình thành chủ yếu từ nguồn tại chỗ như: những người trưởng thành từ phong trào quần chúng ở địa phương, bộ đội xuất ngũ, người được nhân dân tín nhiệm. Họ là những người năng nổ, nhiệt tình, có tầm ảnh hưởng, có nhiều đóng góp cho các phong trào địa phương. Qua q trình rèn luyện, phấn đấu họ trở thành hạt nhân chủ chốt của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, họ chủ yếu là những người lớn tuổi, không được đào tạo bài bản, do đó trình độ có nhiều hạn chế.
Ngun nhân chính thuộc về chủ quan:
Một là, một số cán bộ chủ chốt xã, thị trấn chưa ý thức đầy đủ về chức trách, nhiệm vụ, yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài; chưa tích cực, chủ động học tập, tu dưỡng, rèn luyện; vì vậy, năng lực lãnh đạo, điều hành chưa đáp ứng được so với yêu cầu nhiệm vụ.
Hai là, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là đối với cán bộ chủ chốt cơ sở, chưa thật sát với yêu cầu thực tiễn. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cịn có mặt hạn chế; nội dung nặng về lý thuyết, lý luận, ít thực tiễn. Cịn có hiện tượng chạy theo bằng cấp để đạt chuẩn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, bồi dưỡng theo chức danh và những kỹ năng xử lý tình huống trong cơng việc chưa quan tâm đúng mức. Đa phần cán bộ sau khi được bầu cử, tuyển dụng mới đi học để lấy bằng “trả nợ” cho đạt chuẩn, chủ yếu cán bộ vừa đi học, vừa đi làm;
tham gia đào tạo ở các hệ tại chức, từ xa nên chất lượng chưa bảo đảm.
Ba là, có biểu hiện chưa thật khách quan, dân chủ, công khai; chưa kết hợp đồng bộ, chặt chẽ các khâu từ đánh giá- quy hoạch- đào tạo, bồi dưỡng- giới thiệu ứng cử- bố trí sử dụng cán bộ, trong đó:
Đánh giá cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt hàng năm vẫn là khâu yếu. Nhiều nơi chưa thực hiện đúng các bước của quy trình; việc đánh giá cán bộ còn chung chung, chưa bảo đảm công khai, dân chủ; chưa có biện pháp thật sự hiệu quả để khắc phục biểu hiện nể nang, né tránh.
Trước khi có Nghị quyết 42-NQ/TW của Bộ Chính trị, cơng tác qui hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở chưa được các cấp quan tâm đúng mức; việc xây dựng và thực hiện quy hoạch cịn hình thức, chưa gắn với công tác đào tạo bồi dưỡng, nên chưa tạo được nguồn cán bộ có chất lượng.
Việc giới thiệu các chức danh ứng cử, đề cử, bố trí, sử dụng cán bộ chủ chốt ở một số nơi chưa thật sự khách quan, công tâm, dân chủ; chưa gắn với quy hoạch, một số đồng chí khơng đủ tiêu chuẩn vẫn đưa vào quy hoạch, có nơi do nể nang rà soát nhưng chưa mạnh dạn đưa những người không tiêu chuẩn ra khỏi quy hoạch và chưa bổ sung kịp thời những người trẻ, sức phấn đấu tốt vào quy hoạch dẫn đến một số địa phương bị động, lúng túng trong việc lựa chọn cán bộ để giới thiệu ứng cử, bầu cử hoặc bố trí, sắp xếp sau bầu cử, nhất là ở các xã vùng cao của huyện
Bốn là, cấp uỷ, chính quyền cấp huyện và cấp ủy, chính quyền cấp cơ sở chưa thường xuyên quan tâm đến việc rèn luyện đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở.
Ở một số xã, việc tổ chức đánh giá chất lượng đảng viên kết hợp với việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình cá nhân cán bộ lãnh đạo hàng năm cịn có biểu hiện hình thức, x xoa, né tránh, chưa thực sự có tính chiến đấu. Có nơi, do nguồn cán bộ chủ chốt cơ sở gặp khó khăn và vì sợ "mất" cán bộ, nên có trường hợp đã vận dụng xử lý cán bộ chủ chốt vi phạm kỷ luật chưa đúng với mức độ vi phạm, chưa có tính răn đe giáo dục.
Cấp uỷ, chính quyền cấp huyện có lúc chưa làm tốt công tác quản lý, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra đối với cán bộ chủ chốt xã, thị trấn trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ. Chưa gắn trách nhiệm của cá nhân cấp uỷ viên cấp trên được phân công phụ trách với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ sở và việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt.
Thứ năm, chưa có chính sách thu hút người có trình độ (đặc biệt đối với sinh viên mới ra trường) về làm việc ở cấp xã; hơn nữa điều kiện cơ sở làm việc của cấp xã hiện nay còn thiếu thốn, chưa đủ thu hút đối với sinh viên có trình độ đại học, sau đại học. Đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ giỏi hầu như không muốn chọn cấp cơ sở là nơi gắn bó, cống hiến lâu dài.
Kết luận Chương 2
Chương này tác giả đi sâu vào nghiên cứu điều kiện kinh tế - xã hội huyện Yên Mô, thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, công tác đánh giá đội ngũ CBCC qua Trình độ, thời gian cơng tác. Năng lực quản lý, điều hành, xử lý công việc theo chức trách nhiệm vụ được giao của cán bộ chủ chốt cấp xã huyện n mơ. Bên cạnh đó cịn đánh giá một số kỹ năng khác và năng khác và năng lực của CBCC cấp xã của huyện.
Qua đó có những đánh giá chung về thực trạng đội ngũ CBCC cấp xã huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua.
Mặc dù trong những năm qua nhìn chung cấp ủy và chính quyền huyện Yên Mô đã quan tâm tới công tác phát triển nhân sự của huyện, nhưng trên thực tế chưa đạt được chất lượng như mong muốn, năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ CBCC cấp xã đang còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của huyện.
Từ những phân tích, đánh giá đó có thể làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Yên Mô trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ HUYỆN N MƠ, TỈNH NINH BÌNH