Phân tích SWOT Cơ hội (O)
O1 O2 O3 O4 Nguy cơ (T) T1 T2 T3 T4 Điểm mạnh (S) S1 S2 S3 S4 Phối hợp S-O Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Phối hợp S-T Sử dụng điểm mạnh để
vượt qua mối đe dọa Điểm yếu (W) W1 W2 W3 W4 Phối hợp W-O Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu Phối hợp W-T Giảm thiểu các điểm yếu và tìm cách tránh mối đe dọa
Thực chất, mơ hình phân tích SWOT là một cơng cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một cơng cụ phân tích chiến lược, rà sốt và đánh giá vị trí, định hướng của một cơng ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ…
Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của Cơng ty, cịn Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngồi, SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty. SWOT thường được kết hợp với PEST (Political, Economic, Social, Technological analysis), mơ hình phân tích thị trường và đánh giá tiềm năng thơng qua yếu tố bên ngồi trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và cơng nghệ. Phân tích theo mơ hình SWOT là việc đánh giá các dữ liệu được sắp xếp theo dạng SWOT dưới một trật tự logic giúp người đọc hiểu được cũng như có thể trình bày và thảo luận để đi đến việc ra quyết định dễ dàng hơn.
Một ma trận SWOT gồm 9 ơ, trong đó có 4 ơ chứa đựng các yếu tố quan trọng (S, W, O, T), 4 ô chiến lược (SO, WO, ST, WT) và 1 ô luôn để trống.
Để lập ma trận SWOT cần thực hiện qua 8 bước sau: - Bước 1 : Liệt kê các cơ hội chính
- Bước 2 : Liệt kê các mối đe dọa chủ yếu bên ngồi cơng ty - Bước 3 : Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu
- Bước 4 : Liệt kê những điểm yếu tiêu biểu của nội bộ doanh nghiệp
- Bước 5 : Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược SO thích hợp. Chiến lược này phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội.
- Bước 6 : Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngồi và đề xuất phương án chiến lược WO thích hợp. Chiến lược này khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội.
- Bước 7 : Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngồi và đề xuất phương án ST thích hợp. Chiến lược này lợi dụng thế mạnh của mình để đối phó với nguy cơ đe dọa từ bên ngồi.
- Bước 8 : Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe dọa bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược WT, chiến lược này nhằm tối thiểu tác dụng của điểm yếu và phòng thủ trước các mối đe dọa từ bên ngoài.
Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một công ty, người ta thường tự đặt các câu hỏi sau:
- Strengths: Lợi thế của mình là gì? Cơng việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trình sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường.
- Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Cơng việc nào mình làm tốt nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy điểm yếu mà bản thân mình khơng thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.
- Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang…, từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà sốt lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội nào mới khơng. Cũng có thể làm ngược lại, rà sốt các điểm yếu của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.
- Threats: Những trở ngại đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những địi hỏi đặc thù về cơng nghệ có nguy cơ gì với cơng ty hay khơng? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dịng tiền? Liệu có điểm yếu nào đang đe dọa cơng ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.
Mơ hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty thơng qua việc phân tích tình hình bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngồi (Opportunities và Threats) cơng ty. SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn.
Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là: Văn hóa cơng ty, hình ảnh cơng ty, cơ cấu tổ chức, nhân lực chủ chốt, khả năng sử dụng các nguồn lực, kinh nghiệm đã có, hiệu quả hoạt động, năng lực hoạt động, danh tiếng thương hiệu, thị phần, nguồn tài chính, hợp đồng chính yếu, bản quyền và bí mật thương mại.
Các yếu tố bên ngồi cần phân tích có thể là: Khách hàng, đối thủ cạnh tranh xu hướng thị trường, nhà cung cấp, đối tác, thay đổi xã hội, công nghệ mới, môi trường kinh tế, mơi trường chính trị và pháp luật. [12]
*Nhận xét về ma trận SWOT:
- Ưu điểm:
+ Ma trận SWOT phân tích tương đối hồn chỉnh sự kết hợp các yếu tố bên trong
và bên ngồi của doanh nghiệp để hình thành các chiến lược.
+ Có thể giúp doanh nghiệp đề xuất những giải pháp chiến lược trên cơ sở phân tích mơi trường kinh doanh.
- Nhược điểm:
+ Yêu cầu một lượng thơng tin đầy đủ và chính xác về việc phân tích các yếu tố bên trong và bên ngồi doanh nghiệp.
+ Giúp doanh nghiệp đề xuất các giải pháp có thể lựa chọn chứ khơng giúp họ lựa chọn được các chiến lược kinh doanh tốt nhất.
1.3.5. Xây dựng các giải pháp (chiến lược chức năng) để thực hiện các phương án chiến lược chiến lược
- Giải pháp Marketing. - Giải pháp công nghệ.
- Giải pháp tổ chức quản lý nguồn nhân lực. - Giải pháp về tài chính.
- Giải pháp về tái cấu trúc lại DN, nâng cao chất lượng công tác quản trị. [12]
Tiểu kết
Trong chương 1 luận văn đã trình bày những cơ sở lý thuyết và các khái niệm thuật ngữ cơ bản làm nền tảng cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho cơng ty. Đó là đưa ra khái niệm về chiến lược kinh doanh của các học giả để có cái nhìn tồn diện về chiến lược kinh doanh; nêu vai trò, đặc trưng của chiến lược kinh doanh để thấy được tại sao các công ty phải xây dựng chiến lược kinh doanh; trình bày quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh trong đó bao gồm các bước: xác định sứ mệnh, mục tiêu của cơng ty, phân tích mơi trường bên trong, mơi trường bên ngồi cơng ty, đưa ra các
phương pháp xây dựng ma trận để lựa chọn chiến lược kinh doanh, cách thức tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh và bước cuối cùng là đánh giá thực hiện.
Luận văn đã ứng dụng những lý thuyết và phương pháp trên đây để phân tích mơi trường hoạt động và xây dựng chiến lược của Công ty TNHH thang máy Mitsubishi Việt Nam mà cụ thể hóa trong đề tài này là “Xây dựng chiến lược sản phẩm cho Công
ty TNHH thang máy Mitsubishi Việt Nam” với mục tiêu vươn lên trở thành đơn vị tiềm
năng trong việc cung cấp và bảo hành, bảo trì các sản phẩm thang máy nhập khẩu.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ ĐỂ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CHO CÔNG TY TNHH THANG MÁY MITSUBISHI
VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH thang máy Mitsubishi Việt Nam 2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển 2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển
1. Tập đoàn MITSUBISHI ELECTRIC tại Nhật Bản:
-Thành lập và Hoạt động: 15 tháng 1 năm 1921 -Sản xuất thang máy, thang cuốn: từ năm 1935
-Trụ sở kinh doanh chính thức: Số 2-7-3, Marunouchi Chiyoda-ku, Tokyo 100- 8310, Nhật Bản
-Số điện thoại: +81-3-3218-2111
-Nhà máy sản xuất tại Nhật Bản: Khu công nghiệp INAZAWA, Nhật Bản -Địa chỉ trang web: http://www.mitsubishielectric.com [13]
2. Nhà máy sản xuất thang máy Mitsubishi AMEC tại Thái Lan:
AMEC (Mitsubishi Elevator Asia Co., Ltd.- Công ty TNHH Thang máy Châu Á) sau hơn 10 năm hoạt động và WIC (Worachak Intenational Co., Ltd.- Công ty TNHH Quốc tế Worachak) tự hào ln giữ vững vị trí tốp đầu trong thị trường thang máy tại Thái Lan. AMEC là một nhà máy rộng lớn với diện tích 160,000 m2 và nguồn lực 670 nhân công. Vào tháng 6 năm 1992, AMEC bắt đầu tung những dòng sản phẩm đầu tiên ra thị trường, nhưng chỉ tính đến thời điểm mùa thu năm ấy, tổng năng suất đã vượt trên 20,000 thang. Với tiêu chí mang lại những dịng thang máy và thang cuốn đạt chất lượng tiêu chuẩn, kim ngạch xuất khẩu của AMEC đã đạt đến 90% và luôn tăng trưởng hàng năm, trải rộng việc cung cấp sản phẩm đến hơn 55 quốc gia khác nhau như Châu Âu, Trung Đông, Nam Phi, Trung Quốc, Đông Nam Á, Nam-Trung Mỹ.
Darwin- một công nghệ kết nối đường truyền của AMEC với tốc độ xử lý nhanh dữ liệu trao đổi qua mạng giữa Nhật Bản và Thái Lan, thực hiện quản lý toàn bộ hệ thống từ đặt hàng đến giao hàng đã hỗ trợ đắc lực cho việc kinh doanh của nhà máy. Hệ thống phản hồi này thật sự là một cơng cụ giải quyết nhanh chóng và hiệu quả việc giao nhận hàng.
Không những được công nhận là nhà máy “xuất sắc” bởi Cục Đầu tư Thái Lan, AMEC còn được Cục quản lý cơng nghiệp nhà ở phức hợp Thái Lan bình chọn là nhà máy tốt nhất vào năm 1993. Trong tháng 1 năm 2002, nhà máy tiến hành sản xuất dòng thang máy khơng phịng máy-sản phẩm được đóng kiện với cơng nghệ cải tiến bậc nhất trên thế giới. Việc cung cấp 254 bộ thang cuốn cho hệ thống tàu điện ngầm tại Thái Lan
(MRTA) của AMEC là minh chứng rõ ràng cho việc mở rộng sản xuất của nhà máy cũng như việc cam kết đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng đối với cộng đồng Thái Lan.
Sau 10 năm, AMEC đã và đang xuất khẩu những sản phẩm chất lượng 5 sao trên thế giới. Đó chính là sự thuần túy của “Chất lượng trong từng chuyển động”
Các thơng tin tóm tắt:
-Tên công ty: MITSUBISHI ELEVATOR ASIA CO., LTD. (A-MEC)
-Địa chỉ: 700/86 Amata Nakorm Industrial, Moo 6, Bangna-Trad Road, Tambon Don Hua Roh, Muang District, Chonburi 2000 Thái Lan (phía Tây Bangkok, Thái Lan) 57Km., Đường cao tốc Bangna-Trad
-Số diện thoại: +66 (0) 3821 3170 -Thành lập: tháng 5 năm 1991 -Xây dựng: 6/1991 – 5/1992 -Hoạt động: 6/1992
-Tổng diện tích: 160.000 m2 -Tổng số nhân viên: 320 người
-Công suất hoạt động: 10.000 thang máy và 650 thang cuốn/năm -Địa chỉ trang web: http://www.mitsubishielectric.com
3. Nhà máy sản xuất thang máy Mitsubishi MELINA tại Nhật Bản:
-Địa chỉ: Số 1 Hishi-machi, Thành phố Inazawa, Tỉnh Aichi, Nhật Bản -Lịch sử:
Cơng trình Inazawa thành lập năm 1964 là nhà máy chuyên sản xuất thang máy và thang cuốn. Vào nửa cuối thế kỷ 20, nhà máy đã đưa vào sử dụng công nghệ sản xuất độc quyền của Mitsubishi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Sau 40 năm phát triển, Inazawa vẫn khơng ngừng cải tiến để tạo nên những dịng sản phẩm chất lượng cao , tự hào đã chiếm được sự tin cậy và ủng hộ từ quý khách hàng.
Năm 1993, Inazawa đạt kỉ lục thế giới về tốc độ thang máy nhanh nhất. Tiếp đó, Inazawa cũng được ghi nhận là nhà máy hàng đầu thế giới về sản lượng cũng như chất lượng thang máy, thang cuốn khi năng suất hàng năm đạt đến 16,000 thang.
Nhận thấy khả năng phát triển việc kinh doanh thang máy trên toàn cầu, hiện nay nhà máy đã mở rộng cơ sở sản xuất tại 2 địa điểm ở Nhật Bản và 11 địa điểm khác ở 7 quốc gia.
Là “nhà máy mẹ”, Inazawa khơng những có nhiệm vụ giám sát mạng lưới nhà máy con trên tồn cầu mà cịn gia tăng hoạt động sản xuất đạt hơn 80,000 thang trong một năm.
4. Văn phịng đại diện của Tập đồn Mitsubishi tại Việt Nam:
-Tên công ty: VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN MITSUBISHI CORPORATION TẠI THÀNH PHỚ HỜ CHÍ MINH
-Địa chỉ: Phòng 1,4,5,6, lầu 12, số 65 đường Lê Lợi, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
-Thành lập: 28 tháng 2 năm 2012
-Người đứng đầu: Ông HYAKKOKU HIROTO
-Địa chỉ trang web: http://www.mitsubishielectric.com [13]
5. Cơng ty đại diện của Tập đồn Mitsubishi về lĩnh vực thang máy tại Việt Nam:
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH THANG MÁY MITSUBISHI VIỆT NAM là công ty đại diện của tập đoàn Mitsubishi trong lĩnh vực thang máy tại Việt Nam với 100% vốn chính hãng
- Địa chỉ: 60 Trường Sơn, phường 2 quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh -Thành lập lần đầu: 27 tháng 3 năm 2008 (tên cũ: CÔNG TY TNHH THANG MÁY
MELCO VIỆT NAM)
-Thay đổi hình thức đầu tư: 30 tháng 8 năm 2013 -Người đứng đầu: Ông KAZUYA MATSUO -Địa chỉ trang web: http://www.vmec.com
Kể từ lần đầu tiên thang máy Mitsubishi được lắp đặt tại bệnh viện Chợ Rẫy vào năm 1973, đến nay bằng chính sự tin cậy và ủng hộ của Quý khách hàng, Mitsubishi đã được công nhận trên khắp cả nước như một trong những thương hiệu danh tiếng về chất lượng và an toàn trong lĩnh vực thang máy, thang cuốn.
Năm 2013 nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, chúng tơi chính thức thành lập Cơng ty TNHH Thang máy Mitsubishi Việt Nam (tên viết tắt “VMEC”) với 100% vốn đầu tư của Tập đoàn Mitsubishi Electric và MitsubishiCorporation.
Việc thành lập Công ty thể hiện nỗ lực khơng ngừng của Tập đồn Mitsubishi nhằm mang đến sản phẩm và dịch vụ chất lượng vượt trội, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, nhân viên thực thi và cho chính sản phẩm.
Chúng tơi rất tự hào góp phần phát triển đơ thị Việt Nam, một trong những quốc gia tiềm năng đang trên đà tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á. [13]
TẦM NHÌN
VMEC ln vươn đến mục tiêu trở thành Công ty hàng đầu tại thị trường Việt Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm thang máy, thang cuốn và trọn gói các dịch vụ lắp đặt, bảo trì, nâng cấp cải tạo, với chất lượng vượt trội theo tiêu chuẩn Nhật Bản. [13]
SỨ MỆNH
- Luôn đảm bảo chất lượng vượt trội, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng, nhân viên thực thi và cho chính sản phẩm.
- Ln mang đến sự hài lịng cao nhất cho khách hàng thông qua việc đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
- Luôn tận tâm phục vụ khách hàng bằng đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp với nền công nghệ dẫn đầu, tiên tiến nhất.