2.1.3. Ngành nghề kinh doanh chính
Sản xuất, tư vấn, thiết kế, mua bán, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì các thiết bị thang máy, thang cuốn, tời hàng, máy nâng, cầu trục, băng tải và phụ tùng thay thế;
Tư vấn, sản xuất, mua bán, lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị camera quan sát, thiết bị kiểm soát ra vào, thiết bị chống đột nhập, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, thiết bị điều khiển tự động công nghiệp và các thiết bị đo lường kiểm tra;
Cung cấp giải pháp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực cơ điện, xây dựng và giáo dục;
Tổng thầu các gói thầu cơ điện (khơng bao gồm dịch vụ thiết kế cơng trình);
Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô theo hợp đồng và theo tuyến cố định;
Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, thiết bị trang trí nội, ngoại thất;
Xây dựng các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, giao thơng, thủy lợi và hạ tầng kỹ thuật, đường dây hạ thế và trạm biến áp dưới 110KV;
Trang trí nội, ngoại thất các cơng trình cơng nghiệp, dân dụng;
Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa;
Xuất, nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
Ngồi các ngành nghề kinh doanh chính trên, trong q trình hoạt động Cơng ty được quyền bổ sung thêm các ngành nghề kinh doanh khác không thuộc các ngành nghề bị Pháp luật cấm mà cơng ty thấy có lợi cho cơng ty và các cổ đơng. [13]
2.1.4. Giới thiệu sản phẩm Công ty
Công ty TNHH thang máy Mitsubishi VIệt Nam là đại diện thang máy chính hãng của tập đồn Mitsubishi tại Việt Nam. VMEC hiện đang cung cấp hai dòng sản phẩm phẩm chính:
Nhập khẩu nguyên chiếc chính hãng Mitsubishi.
Lắp đặt, bảo hành, bảo trì chính hãng sản phẩm thang máy mang thương hiệu Mitsubishi.
Hiện VMEC đang cung cấp và lắp đặt thang máy với các chủng loại như sau: - Thang tải khách - Thang tải hàng - Thang quan sát - Thang bệnh viện - Thang chở ô tô - Thang thực phẩm - Thang cuốn
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018, 2019 và 2020.
Trong giai đoạn 2018, 2019 và 2020, Công ty đạt được các kết quả kinh doanh cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính giai đoạn 2018, 2019 và 2020 [14]
Tên
chỉ tiêu ĐVT
Kết quả thực hiện qua các năm
2018 2019 2020 1. Doanh thu VNĐ 1.037.062.062.655 1.206.038.914.076 1.088.971.164.691 2. Lợi nhuận trước thuế VNĐ 58.322.541.973 54.059.543.983 19.607.926.021
2.2. Phân tích mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược phát triển của Công ty cổ phần thang máy VMEC.
2.2.1. Phân tích điều kiện kinh tế
2.2.1.1. Phân tích ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng GDP
Tốc độ tăng trưởng GDP có tầm quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân quyết định tầm quan trọng này là sự tăng trưởng GDP tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu khác như tăng trưởng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống của người dân...
Bảng 2.2: Chỉ số GDP hàng năm theo số liệu Tổng cục thống kê [15]
STT Năm
GDP theo tỷ giá (Tỷ USD)
GDP tỷ giá theo
đầu người (USD) Tăng
trưởng 1 2019 261,9 3398 7,0% 2 2020 271,2 3522 2,9% 3 2021 285,2 3742 2,58% 4 2022 6.5%- 6.7%(dự báo)
Năm 2020, do tác động từ đại dịch covid đến kinh tế tồn thế giới nói chung và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói riêng chậm lại nhưng chỉ là ngắn hạn. Con số GDP của Việt Nam trong năm 2021, dù thấp hơn các năm trước đó, vẫn cho thấy đất nước đang trong thời gian phục hồi tích luỹ trong bối cảnh suy thối tồn cầu do đại dịch. Nhưng dựa trên tinh tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến
tích cực, kinh tế khởi sắc rõ nét, củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp và bạn bè, đối tác quốc tế.
Đây là các nhân tố thuận lợi tác động lớn đến sự phát triển chung của tất cả các thành phần kinh tế trên cả nước. Thị trường khách hàng truyền thống hiện nay của Công ty TNHH thang máy Mitsubishi Việt Nam vẫn chủ yếu là các công ty tư nhân, các khu chung cư, khách sạn, nhà riêng, các trung tâm thương mại trên địa bàn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc số lượng người dân có thu nhập cao tăng lên đáng kể theo thống kê hàng năm của cục thống kê thu nhập bình quân đầu người tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM năm 2020 ở vào khoảng 3200USD/một người/Một năm, việc tăng thu nhập giúp cho cuộc sống của người dân được nâng cao, nhu cầu về nhà ở tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và các thành phố lớn vẫn rất cao được chứng minh bằng giá bất động sản và nhu cầu xây dựng rất lớn vào cuối năm. [15]
Tóm lại: Việc tăng trưởng GDP, tăng thu nhập bình quân đầu người, chất lượng
cuộc sống người dân được nâng cao, nhu cầu nhà ở cũng tăng cao, nhu cầu cho cuộc sống hưởng thụ tăng, tạo điều kiện tốt cho kinh doanh các ngành du lịch khách sạn, kinh doanh nhà hàng, là cơ hội tốt cho ngành xây dựng nói chung cũng như ngành thang máy nói riêng.
2.2.1.2. Phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát
Lạm phát là một vấn đề rất nhạy cảm và có tác động rất lớn đến nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lạm phát tăng dẫn đến bất lợi cho doanh nghiệp. Yếu tố chính làm cho lạm phát tăng lên là do giá cả thị trường tăng lên.
Bảng 2.3: Tốc độ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2019-2021 [16]
Năm 2019 2020 2021 2022 (dự kiến)
Tốc độ lạm phát (%) 2,64% 2,31 1,84 2-3,7%
Cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát tăng cao và kéo dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến tồn bộ nền kinh tế nói chung và ảnh hưởng đến thị trường thang máy nói riêng. Những tác động chủ yếu bao gồm: Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí thu mua đầu vào cho sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước. Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự đốn hơn thì các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn. Người dân ngày càng lo ngại về việc sức mua trong tương lai của họ bị giảm xuống và mức sống của họ cũng vì vậy mà kém đi.
Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất (ví dụ: khi có lạm phát, nếu ngân hàng khơng tăng lãi suất tiền gửi thì dân chúng sẽ khơng gửi tiền ở ngân hàng mà tìm cách đầu cơ vào vàng, ngoại tệ khiến vàng và ngoại tệ tăng cao...). Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến chi cho tiêu dùng, việc người dân bắt đầu thận trọng trong chi tiêu, hoặc cắt giảm chi tiêu tác động trực tiếp đến thị trường nói chung.
Tóm lại: Lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của tất cả các
Doanh nghiệp trong nước, trong đó có VMEC. Lạm phát đã ảnh hưởng đến việc đầu tư mở rộng thị trường, tìm kiếm các phân khúc mới và cả việc các chi phí liên quan đều tăng làm giảm sức cạnh tranh của Doanh nghiệp trên thị trường, ngoài ra lạm phát tăng còn ảnh hưởng đến mức sống của nhân viên trong công ty. Như vậy, tác động của lạm phát đối với hoạt động kinh doanh của công ty là rất cao, giảm số lượng tiêu thụ, đầu vào tăng, chi phí cho các hoạt động khác như bán hàng, chi phí tồn kho… tăng, doanh thu giảm, lợi nhuận giảm.
2.2.1.3. Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất
Trong nền kinh tế thị trường sự thay đổi của lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến đời sống của người dân, vì hầu hết các Doanh nghiệp dù ít hay nhiều khi kinh doanh đều phải đi vay vốn của Ngân hàng hoặc huy động bằng trái phiếu, cổ phiếu, còn người dân Việt Nam trong thời buổi nền kinh tế thị trường hội nhập sâu với kinh tế quốc tế, ngồi thói quen gửi tiền tiết kiệm ở Ngân hàng để sinh lợi hoặc tích trữ ngoại tệ mạnh, cũng đã bắt đầu chú ý đến việc đầu tư cổ phiếu, chứng khoán trên thị trường chứng khốn.
Để đối phó với mức lạm phát cao, đối với bất cứ quốc gia nào, biện pháp chủ yếu vẫn là thắt chặt tiền tệ. Mà thắt chặt tiền tệ, dù bằng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay tăng lãi suất chỉ đạo của ngân hàng trung ương, đều dẫn tới làm tăng lãi suất trên thị trường.
Việc tăng lãi suất là cơ hội cho người dân khi gửi tiền tiết kiệm và tạo cơ hội cho Ngân hàng khi huy động được số lượng lớn tiền nhàn rỗi trong dân, khuyến khích hạn chế việc tiêu dùng trong ngắn hạn để hưởng lợi từ tiết kiệm chi tiêu.
Tuy nhiên đó lại là mối đe dọa cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vì đương nhiên khi vay vốn, chi phí trả lãi cao hơn, buộc họ phải cân nhắc nên vay vốn đầu tư hay khơng, vào những dự án nào để có thể hồn trả nợ với mức lãi suất mới. Từ đó làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khơng có lợi thế về vốn, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Đối với những người đã đầu tư và đã vay vốn, chi phí kinh doanh tăng và lợi nhuận giảm bớt làm họ buộc phải tiết giảm các chi phí khác để có thể tồn tại và cạnh tranh tốt trên thị trường.
Tóm lại: Việc tăng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước là nguy cơ cho sự phát triển
của VMEC, vì định hướng phát triển của VMEC trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai là tổ chức đầu tư và mở rộng thị trường với mục tiêu trong 5 năm tới trở thành một nhà cung cấp các sản phẩm thang máy hàng đầu tại Việt Nam... với số tiền đầu tư lớn lên đến hàng trăm tỉ đồng và một phần trong đó phải đi vay từ Ngân hàng.
2.2.1.4. Phân tích ảnh hưởng của tỷ giá
Theo UOB, VND đã tăng giá so với USD gần suốt năm nay. Thời điểm tăng nhanh nhất là từ tháng 7 sau khi Việt Nam đạt được thỏa thuận với Bộ Tài chính Mỹ về vấn đề tiền tệ với cam kết "hướng tới mục tiêu xuyên suốt là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm sốt lạm phát mà khơng nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại không công bằng trong thương mại quốc tế".
Từ mức 23.080 đồng/USD vào đầu năm nay, có thời điểm tỉ giá USD/VND giảm xuống mức 22.645 đồng/USD. Tuy nhiên đến tháng 12 VND bất ngờ đảo chiều giảm giá so với USD sau một loạt các đợt điều chỉnh tỉ giá tham chiếu từ cơ quan quản lý cộng với nhu cầu mua ngoại tệ từ nhóm khách hàng doanh nghiệp và hoạt động giao dịch ngân hàng tăng cao.
Biến động này đã xóa sạch mức tăng giá từ đầu năm đến nay của VND, kéo tỉ giá lên mức 23.110 đồng/USD vào hôm nay, 20-12.
UOB cũng dự báo tỉ giá USD/VND sẽ tiếp tục tăng cùng với xu hướng của các cặp tỉ giá giữa USD và các đồng tiền khác tại châu Á khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ bắt đầu tăng lãi suất vào năm tới.
Dự báo tỉ giá USD/VND sẽ ở mức 23.200 đồng/USD trong quý 2-2022, 23.300 trong quý 3-2022 và 23.400 trong quý 4-2022.
"Ngồi ra, cơ quan quản lý sẽ có các giải pháp xử lý tránh việc các biến động gần đây được nhìn nhận là "giảm giá đồng tiền tạo lợi thế cạnh tranh"", UOB nhận định. [16]
Tóm lại: việc tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng, và các can thiệp của NHNN
và chính phủ nhằm giảm áp lực nhập siêu đã ủng hộ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nói chung và Cơng ty TNHH thang máy Mitsubishi Việt Namnói riêng, Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhập khẩu thang máy.
2.2.2. Phân tích điều kiện chính trị
Trải qua hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều hạn chế và khó khăn trong q trình phát triển như thu nhập bình qn vẫn cịn thấp, khả năng tiếp cận các cơ hội phát triển chưa đảm bảo công bằng, thể chế quản trị cịn yếu… Điều đó cho thấy, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách
để phát triển doanh nghiệp hiệu quả hơn. Một trong những cải cách quan trọng đó là cải cách thể chế để đáp ứng được những yêu cầu đang thay đổi trong bối cảnh mới... Từ khi xây dựng thể chế kinh tế mới, Việt Nam đã nhiều lần sửa đổi Hiến pháp để phù hợp hơn với định hướng, với thực tế phát triển của nền kinh tế - xã hội. Giai đoạn từ năm 2013 - nay: Hiến pháp sửa đổi (2013) và hàng loạt Luật sửa đổi vào năm 2014 như Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật Đầu tư sửa đổi, Luật Nhà ở sửa đổi là những minh chứng khẳng định nỗ lực của Việt Nam trong việc tạo ra môi trường đầu tư thơng thống, minh bạch và thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Cùng với việc sửa đổi Luật Thuế, quy định mức thuế suất phổ thơng là 22% (riêng DN có doanh thu dưới 20 tỷ đồng thì áp dụng thuế suất 20%...) đã góp phần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển. [20] Hiện nay, Nhà nước tiếp tục đổi mới thể chế bằng các hành động cụ thể, đó là nhấn mạnh vai trị của kinh tế tư nhân, tiến hành cổ phần hóa mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước; Tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân tốt hơn bằng cách xóa bỏ các điều kiện kinh doanh của các ngành nghề khác nhau. [15]
Tóm lại: Từ các phân tích như trên cho thấy nền chính trị, pháp luật của Việt
Nam có rất nhiều điều chỉnh, thay đổi tiến lên, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.3. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện văn hóa - xã hội
Hiện nay, ở Việt Nam đã có rất nhiều sự thay đổi về văn hóa, đặc biệt về nhu cầu ăn, ở và du lịch. Nổi trội hơn là dân cư tại các thành phố lớn, những gia đình có mức thu nhập cao có nhu cầu mua hoặc đầu tư những căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại các khu du lịch ven biển hoặc những khu đô thị sinh thái hơn trước rất nhiều. Dự báo vào năm 2030, trên 50% dân số Việt Nam sống ở khu vực đô thị. Ngành xây dựng Việt Nam đang ở cuối giai đoạn Tăng trưởng, chuẩn bị bước vào giai đoạn Tái cấu trúc. Theo báo cáo phân tích tháng 12 năm 2019 của FPTS thì ngành được dự phóng tăng trưởng 6,9%/ năm trong tới 2028, giảm nhẹ so với trung bình 10 năm trước (7,1%/ năm) nhưng vẫn ở mức cao so với trung bình thế giới.
Tóm lại: Với xu hướng du lịch hoặc nghỉ dưỡng của tầng lớp người dân có thu
nhập cao và thu hút đầu tư cũng như thu hút du lịch ở phân khúc cao cấp, thúc đẩy mảng xây dựng các khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp đặc biệt ở các vùng ven biển, các khu du lịch sinh thái. Ở phân khúc cao cấp như khách sạn cao cấp (5*+) thì địi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao và sẵn sàng đầu tư lớn. Với ngành thang máy thì thang máy