Năm 2019 2020 2021 2022 (dự kiến)
Tốc độ lạm phát (%) 2,64% 2,31 1,84 2-3,7%
Cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát tăng cao và kéo dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến tồn bộ nền kinh tế nói chung và ảnh hưởng đến thị trường thang máy nói riêng. Những tác động chủ yếu bao gồm: Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí thu mua đầu vào cho sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước. Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự đốn hơn thì các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn. Người dân ngày càng lo ngại về việc sức mua trong tương lai của họ bị giảm xuống và mức sống của họ cũng vì vậy mà kém đi.
Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất (ví dụ: khi có lạm phát, nếu ngân hàng khơng tăng lãi suất tiền gửi thì dân chúng sẽ khơng gửi tiền ở ngân hàng mà tìm cách đầu cơ vào vàng, ngoại tệ khiến vàng và ngoại tệ tăng cao...). Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến chi cho tiêu dùng, việc người dân bắt đầu thận trọng trong chi tiêu, hoặc cắt giảm chi tiêu tác động trực tiếp đến thị trường nói chung.
Tóm lại: Lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của tất cả các
Doanh nghiệp trong nước, trong đó có VMEC. Lạm phát đã ảnh hưởng đến việc đầu tư mở rộng thị trường, tìm kiếm các phân khúc mới và cả việc các chi phí liên quan đều tăng làm giảm sức cạnh tranh của Doanh nghiệp trên thị trường, ngồi ra lạm phát tăng cịn ảnh hưởng đến mức sống của nhân viên trong công ty. Như vậy, tác động của lạm phát đối với hoạt động kinh doanh của công ty là rất cao, giảm số lượng tiêu thụ, đầu vào tăng, chi phí cho các hoạt động khác như bán hàng, chi phí tồn kho… tăng, doanh thu giảm, lợi nhuận giảm.
2.2.1.3. Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất
Trong nền kinh tế thị trường sự thay đổi của lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến đời sống của người dân, vì hầu hết các Doanh nghiệp dù ít hay nhiều khi kinh doanh đều phải đi vay vốn của Ngân hàng hoặc huy động bằng trái phiếu, cổ phiếu, còn người dân Việt Nam trong thời buổi nền kinh tế thị trường hội nhập sâu với kinh tế quốc tế, ngồi thói quen gửi tiền tiết kiệm ở Ngân hàng để sinh lợi hoặc tích trữ ngoại tệ mạnh, cũng đã bắt đầu chú ý đến việc đầu tư cổ phiếu, chứng khoán trên thị trường chứng khốn.
Để đối phó với mức lạm phát cao, đối với bất cứ quốc gia nào, biện pháp chủ yếu vẫn là thắt chặt tiền tệ. Mà thắt chặt tiền tệ, dù bằng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay tăng lãi suất chỉ đạo của ngân hàng trung ương, đều dẫn tới làm tăng lãi suất trên thị trường.
Việc tăng lãi suất là cơ hội cho người dân khi gửi tiền tiết kiệm và tạo cơ hội cho Ngân hàng khi huy động được số lượng lớn tiền nhàn rỗi trong dân, khuyến khích hạn chế việc tiêu dùng trong ngắn hạn để hưởng lợi từ tiết kiệm chi tiêu.
Tuy nhiên đó lại là mối đe dọa cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vì đương nhiên khi vay vốn, chi phí trả lãi cao hơn, buộc họ phải cân nhắc nên vay vốn đầu tư hay khơng, vào những dự án nào để có thể hồn trả nợ với mức lãi suất mới. Từ đó làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khơng có lợi thế về vốn, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Đối với những người đã đầu tư và đã vay vốn, chi phí kinh doanh tăng và lợi nhuận giảm bớt làm họ buộc phải tiết giảm các chi phí khác để có thể tồn tại và cạnh tranh tốt trên thị trường.
Tóm lại: Việc tăng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước là nguy cơ cho sự phát triển
của VMEC, vì định hướng phát triển của VMEC trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai là tổ chức đầu tư và mở rộng thị trường với mục tiêu trong 5 năm tới trở thành một nhà cung cấp các sản phẩm thang máy hàng đầu tại Việt Nam... với số tiền đầu tư lớn lên đến hàng trăm tỉ đồng và một phần trong đó phải đi vay từ Ngân hàng.
2.2.1.4. Phân tích ảnh hưởng của tỷ giá
Theo UOB, VND đã tăng giá so với USD gần suốt năm nay. Thời điểm tăng nhanh nhất là từ tháng 7 sau khi Việt Nam đạt được thỏa thuận với Bộ Tài chính Mỹ về vấn đề tiền tệ với cam kết "hướng tới mục tiêu xuyên suốt là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm sốt lạm phát mà khơng nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại không công bằng trong thương mại quốc tế".
Từ mức 23.080 đồng/USD vào đầu năm nay, có thời điểm tỉ giá USD/VND giảm xuống mức 22.645 đồng/USD. Tuy nhiên đến tháng 12 VND bất ngờ đảo chiều giảm giá so với USD sau một loạt các đợt điều chỉnh tỉ giá tham chiếu từ cơ quan quản lý cộng với nhu cầu mua ngoại tệ từ nhóm khách hàng doanh nghiệp và hoạt động giao dịch ngân hàng tăng cao.
Biến động này đã xóa sạch mức tăng giá từ đầu năm đến nay của VND, kéo tỉ giá lên mức 23.110 đồng/USD vào hôm nay, 20-12.
UOB cũng dự báo tỉ giá USD/VND sẽ tiếp tục tăng cùng với xu hướng của các cặp tỉ giá giữa USD và các đồng tiền khác tại châu Á khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ bắt đầu tăng lãi suất vào năm tới.
Dự báo tỉ giá USD/VND sẽ ở mức 23.200 đồng/USD trong quý 2-2022, 23.300 trong quý 3-2022 và 23.400 trong quý 4-2022.
"Ngồi ra, cơ quan quản lý sẽ có các giải pháp xử lý tránh việc các biến động gần đây được nhìn nhận là "giảm giá đồng tiền tạo lợi thế cạnh tranh"", UOB nhận định. [16]
Tóm lại: việc tăng tỷ giá bình qn liên ngân hàng, và các can thiệp của NHNN
và chính phủ nhằm giảm áp lực nhập siêu đã ủng hộ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nói chung và Cơng ty TNHH thang máy Mitsubishi Việt Namnói riêng, Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhập khẩu thang máy.
2.2.2. Phân tích điều kiện chính trị
Trải qua hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều hạn chế và khó khăn trong q trình phát triển như thu nhập bình qn vẫn cịn thấp, khả năng tiếp cận các cơ hội phát triển chưa đảm bảo công bằng, thể chế quản trị cịn yếu… Điều đó cho thấy, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách
để phát triển doanh nghiệp hiệu quả hơn. Một trong những cải cách quan trọng đó là cải cách thể chế để đáp ứng được những yêu cầu đang thay đổi trong bối cảnh mới... Từ khi xây dựng thể chế kinh tế mới, Việt Nam đã nhiều lần sửa đổi Hiến pháp để phù hợp hơn với định hướng, với thực tế phát triển của nền kinh tế - xã hội. Giai đoạn từ năm 2013 - nay: Hiến pháp sửa đổi (2013) và hàng loạt Luật sửa đổi vào năm 2014 như Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật Đầu tư sửa đổi, Luật Nhà ở sửa đổi là những minh chứng khẳng định nỗ lực của Việt Nam trong việc tạo ra môi trường đầu tư thơng thống, minh bạch và thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Cùng với việc sửa đổi Luật Thuế, quy định mức thuế suất phổ thơng là 22% (riêng DN có doanh thu dưới 20 tỷ đồng thì áp dụng thuế suất 20%...) đã góp phần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển. [20] Hiện nay, Nhà nước tiếp tục đổi mới thể chế bằng các hành động cụ thể, đó là nhấn mạnh vai trị của kinh tế tư nhân, tiến hành cổ phần hóa mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước; Tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân tốt hơn bằng cách xóa bỏ các điều kiện kinh doanh của các ngành nghề khác nhau. [15]
Tóm lại: Từ các phân tích như trên cho thấy nền chính trị, pháp luật của Việt
Nam có rất nhiều điều chỉnh, thay đổi tiến lên, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.3. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện văn hóa - xã hội
Hiện nay, ở Việt Nam đã có rất nhiều sự thay đổi về văn hóa, đặc biệt về nhu cầu ăn, ở và du lịch. Nổi trội hơn là dân cư tại các thành phố lớn, những gia đình có mức thu nhập cao có nhu cầu mua hoặc đầu tư những căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại các khu du lịch ven biển hoặc những khu đô thị sinh thái hơn trước rất nhiều. Dự báo vào năm 2030, trên 50% dân số Việt Nam sống ở khu vực đô thị. Ngành xây dựng Việt Nam đang ở cuối giai đoạn Tăng trưởng, chuẩn bị bước vào giai đoạn Tái cấu trúc. Theo báo cáo phân tích tháng 12 năm 2019 của FPTS thì ngành được dự phóng tăng trưởng 6,9%/ năm trong tới 2028, giảm nhẹ so với trung bình 10 năm trước (7,1%/ năm) nhưng vẫn ở mức cao so với trung bình thế giới.
Tóm lại: Với xu hướng du lịch hoặc nghỉ dưỡng của tầng lớp người dân có thu
nhập cao và thu hút đầu tư cũng như thu hút du lịch ở phân khúc cao cấp, thúc đẩy mảng xây dựng các khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp đặc biệt ở các vùng ven biển, các khu du lịch sinh thái. Ở phân khúc cao cấp như khách sạn cao cấp (5*+) thì địi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao và sẵn sàng đầu tư lớn. Với ngành thang máy thì thang máy có tốc độ cao tiết kiệm năng lượng, cabin được phát triển mới với mẫu mã đa dạng đang được các chủ đầu tư săn đón.
2.2.4. Phân tích sự ảnh hưởng của chính sách luật pháp
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực Đơng Nam Á, chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực để hội nhập nền kinh tế Việt
Nam với thế giới thơng qua việc ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế.
Các chế tài của Luật không hàm chứa những phân biệt đối xử bất hợp lý và xoá bỏ những đối xử mang tính khơng bình đẳng, bất hợp lý giữa các nhà đầu tư, các nhà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, giữa các sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu. Đây cũng là một cơ hội được đối xử không phân biệt đối với sản phẩm thang máy nhập khẩu so với thang máy được sản xuất trong nước, cụ thể là việc đánh thuế tiêu thụ như nhau đối với tất cả các loại thang máy không phân biệt trong nước hay nhập khẩu.
Theo quy hoạch chung của thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050 và quyết định của Thủ tướng, Hà Nội sẽ phát triển theo mơ hình chùm đơ thị, phạm vi quy hoạch gồm tồn bộ diện tích theo địa giới hành chính Hà Nội, rộng hơn 3340km2. Tổ chức khơng giam sẽ theo mơ hình chùm đơ thị, gồm khu vực đơ thị trung tâm và 5 đô thị vệ tinh, các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia. Dự báo năm 2020, dân số Hà Nội đạt khỏang 7,3-7,9 triệu người và đạt 9 triệu vào năm 2030.
Chuỗi khu đơ thị mới này sẽ góp phần thu hút rất lớn dân số dịch chuyển từ trong nội đô thành phố ra ngoài và tiếp nhận nhiều dự án từ hơn 750 đồ án, dự án đang được rà soát, cập nhật. [15]
Tóm lại: Sự thay đổi về các chính sách kinh tế, luật pháp, các văn bản luật đã
ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, trong đó có ngành thang máy của VMEC. Các thay đổi này vừa tạo ra những cơ hội nhưng cũng có cả những thách thức đến sự hoạch định phát triển kinh doanh của VMEC.
2.2.5. Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi cơng nghệ
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và tiến bộ vượt bậc, giúp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thang máy có thể tiếp cận đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, tạo lập ra các sản phẩm thang máy công nghệ tiên tiến tiêu hao ít năng lượng, hầu như khơng ảnh hưởng tới môi trường, phục vụ con người và các tòa nhà một cách hài hòa với sự vận hành trơn tru và êm ái, tạo cho người sử dụng cảm giác an toàn hơn, thoải mái hơn. Tuy nhiên do sự phát triển quá nhanh của khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ điện, điện tử, vi mạch trong ngành sản xuất thang máy cũng làm cho doanh nghiệp gặp những khó khăn khơng nhỏ nếu khơng có những điều chỉnh kịp thời nắm bắt sự thay đổi của công nghệ mới so với các sản phẩm thang máy được sản xuất ở các công nghệ lỗi thời.
Ngày nay các công ty sản xuất thang máy nổi tiếng trên thế giới đều đã áp dụng các dây chuyền sản xuất thang máy theo chuẩn công nghiệp, các công đoạn được đầu tư các dây chuyền công nghệ tiên tiến và tân kỳ nhất trên thế giới.
Sự xuất hiện của internet cũng là một ưu thế không nhỏ đến sự phát triển thị trường thang máy của VMEC, vì qua internet người tiêu dùng có thể tìm hiểu về sản phẩm mà công ty cung cấp, thơng tin và cũng như uy tín của cơng ty được nhiều người quan tâm và biết đến hơn. người tiêu dùng có thể tham khảo và tìm hiểu thơng tin về thang máy nhiều hơn, tinh tế hơn trong lựa chọn mua sản phẩm thang máy theo đúng nhu cầu và mục đích sử dụng.
Tóm lại: việc lựa chọn nhà cung cấp có thương hiệu, ứng dụng cơng nghệ hiện
đại trong sản xuất và độc quyền cung cấp sản phẩm thang máy có thương hiệu trên thế giới là một lợi thế về mặt công nghệ, việc bán hàng trên internet cũng là một lợi thế khác về mặt khoa học công nghệ trong kinh doanh các sản phẩm dịch vụ thang máy của VMEC.
2.3. Phân tích mơi trường ngành ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược phát triển của Công ty TNHH thang máy Mitsubishi VIệt Nam
2.3.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện có
Trong q trình kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, điều kiện cạnh tranh đang ngày càng trở nên gay gắt. Để có thể quản trị tốt thị trường, khách hàng và mục tiêu kinh doanh của đơn vị mình, các doanh nghiệp cần xác định được đối thủ cạnh tranh một cách cụ thể và chính xác. Qua việc phân tích các đối thủ hiện tại và các đối thủ tiềm năng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể thấy được tầm quan trọng, cũng như cách xác định, nhận dạng đối thủ cạnh tranh, để từ đó giúp doanh nghiệp quản trị đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Thị trường xây dựng nói chung thị trường thang máy nói riêng ngày càng phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng nên việc cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh này ngày càng trở nên quyết liệt, nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở sau gia nhập WTO, các doanh nghiệp đều đồng loạt đưa ra các chiến lược nhằm giành dật và lôi kéo các khách hàng (kể cả khách hàng tiềm năng) về phía mình, sự cạnh tranh được thể hiện khơng chỉ khu vực hàng hóa được sản xuất trong nước mà cịn là các hàng hóa và các