CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của chất mang đến khả năng sống sót của T.
halophilus CH6-2 trong q trình sấy đơng khơ và bảo quản
Kết thúc quá trình sấy phun, khả năng sống sót của chế phẩm còn thấp, điều này có thể do điều kiện sấy đối với chủng còn khắc nghiệt. Sử dụng sấy đơng khơ với mục đích làm rõ ảnh hưởng của chất mang tới khả năng sống sót.
40 Áp dụng các kết quả thu được có ảnh hưởng tốt đến khả năng sống sót của tế bảo vi khuẩn trong quá trình sấy phun và bảo quản như môi trường nhân giống MRS, tỷ lệ sinh khối/chất mang 1/3 và sử dụng hệ chất mang SM, trehalose và MSG với các tỷ lệ phối hợp khác nhau vào thí nghiệm sấy đơng khơ.
3.2.1 Trong q trình sấy đơng khơ
Hình 3.13. Khả năng sống sót của T. halophilus CH6-2 khi sử dụng các chất mang khác nhau trong quá trình sấy đông khô. Mẫu SM+MSG+Tre:1/1 tương ứng với nồng độ SM (7.2%), MSG (0.4%), trehalose (0.4%). Mẫu SM+MSG+Tre:1/1 tương ứng với nồng độ SM (7.2%), MSG (0.6%), trehalose (0.2%). Các chữ cái a, b trên từng cột thể hiện sự
khác biệt có ý nghĩa giữa các mẫu chế phẩm.
Kết quả hình 3.13 cho thấy khi tăng nồng độ MSG dẫn đến tăng khả năng sống sót trong q trình sấy. Đối với mẫu khơng chứa MSG thì khả năng sống sót là thấp nhất đạt 7.64%, với mẫu chứa MSG cao nhất thì khả năng sống sót đạt cao nhất 38.35% (p<0.05). Robert cùng cộng sự nghiên cứu trên 2 chủng
Lactobacillus rhamnosus (LGG và E800), khi sử dụng chất mang có trehalose và
MSG, khả năng sống sót cao hơn đáng kể (mật độ vi sinh vật cao hơn từ 0.23 đến 0.56 LogCFU) so với mẫu không sử dụng MSG [58].
Khả năng sống sót của chế phẩm khi sử dụng phương pháp sấy đông khô luôn cao hơn khi sử dụng phương pháp sấy phun [18]. Hơn nữa, tại hình 3.13, ảnh hưởng của chất mang tới khả năng sống sót có xu hướng giống với phương pháp sấy phun.
41
3.2.2 Trong quá trình bảo quản chế phẩm sấy đơng khơ
Hình 3.14. Khả năng sống sót của T. halophilus CH6-2 khi sử dụng các chất mang khác nhau trong quá trình bảo quản. Mẫu SM+MSG+Tre:1/1 tương ứng với nồng độ SM (7.2%), MSG (0.4%), trehalose (0.4%). Mẫu SM+MSG+Tre:1/1 tương ứng với nồng độ SM (7.2%), MSG (0.6%), trehalose (0.2%). Các chữ cái a, b, c trên từng cột thể hiện sự
khác biệt có ý nghĩa giữa các mẫu chế phẩm.
Trong quá trình bảo quản, khả năng sống sót của T. halophilus CH6-2 thay đổi trái ngược với kết quả về khả năng sống sót ngay sau q trình sấy. Nồng độ MSG trong chế phẩm càng cao, mật độ tế bào sống sót trong chế phẩm bảo quản càng giảm. Sau 2 tháng, chế phẩm đạt khả năng sống sót cao nhất là mẫu SM+Tre với tỉ lệ trên 80%, cao hơn rõ rệt khi so với các mẫu còn lại, thấp nhất là mẫu SM+MSG (chỉ đạt 2.84%). Mật độ vi sinh vật (LogCFU/g) của chế phẩm sau 6 tháng bảo quản lần lượt là 10.26 (SM+Tre), 9.64 (SM+MSG+Tre:1/1), 9.23 (SM+MSG+Tre:3/1) và 8.70 (SM+MSG).
Có thể thấy vai trị của carbohydrate (trehalose) trong phương pháp sấy đông khô cũng tương tự như khi sấy phun. Sau 6 tháng, khả năng sống sót của chủng T. halophilus CH6-2 ở các mẫu chế phẩm giảm nhẹ. Khả năng sống sót của mẫu SM+MSG+Tre:3/1 và SM+MSG giảm xuống thấp, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa. Có thể thấy khi tăng hàm lượng MSG lên trên 0.6% và giảm hàm lượng trehalose trong mẫu, khả năng sống sót của T. halophilus CH6-2 giảm. Vai trị bảo vệ của trehalose trong q trình bảo quản chế phẩm cũng được Carvalho
42 đề cập tới, với 3 loài L. plantarum, L. rhamnosus, L. bulgaricus (mật độ vi sinh
vật cao hơn khoảng 1 LogCFU sau 3-6 tháng bảo quản tuỳ từng loài) [26].
Nhận xét: tương tự với thí nghiệm ảnh hưởng của 3 loại chất mang SM,
MSG và trehalose, quá trình sấy đơng khơ với các chất mang SM, MSG và trehalose cho các xu hướng biến đổi về mật độ vi sinh vật là tương đồng. Tuy nhiên, q trình sấy đơng khơ (mật độ vi sinh vật đạt 10.26 LogCFU/g) luôn cho khả năng sống sót cao hơn khi sấy phun (mật độ vi sinh vật đạt ~7 LogCFU/g).
Bảng 3.4 dưới đây thể hiện các thông số mật độ vi sinh vật T. halophilus CH6-2 khi nhân giống bằng môi trường MRS, sử dụng chất mang SM+Tre (nồng độ 7.2+0.8), và sử dụng phương pháp sấy đông khô.
Bảng 3.4. Thông số mật độ vi sinh vật của chế phẩm đối với phương pháp sấy đơng khơ.
Mẫu
Q trình sấy Sau bảo quản
∑∆logCFU/g Mật độ
(logCFU/g)
∆logCFU/g ∆logCFU/g Thời gian
Sấy đông khô SM+Tre
1.59 0.36 6 tháng 1.95 10.26