Hoạt động kinh doanh dịch vụ ở hợp tác xã nông nghiệp

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 71)

- Vị trí địa lý: Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế quan trọng cho phát triển HTX nói chung và HTXNN nói riêng Thái Nguyên nằm ở

B Cán bộ giúp việc 378 180 78

2.4.2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ở hợp tác xã nông nghiệp

Sau khi chuyển đổi theo Luật HTX 2003 thì các HTX được xác định là đơn vị kinh tế - xã hội, nhà nước thông qua HTX để đưa các chính sách xã hội vào nông thôn, nhưng HTX có phát triển thì việc thực hiện vai trò xã hội mới tốt. Nhiệm vụ của HTX hiện nay là thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh tế hộ phát triển, hoạt động dịch vụ của HTX không hoàn toàn vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng HTX muốn tồn tại và phát triển để thực hiện tốt mục tiêu dịch vụ cho xã viên thì phải quan tâm đến lợi nhuận và hiệu quả kinh tế. Như vây, hoạt động của HTX phải đảm bảo cho HTX phát triển và góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển.

2.4.2.1. Tình hình thực hiện các khâu dịch vụ

Về hoạt động của HTX theo phân loại hiện nay có: 80 HTX dịch vụ và sản xuất nông nghiệp; 24 HTX dịch vụ Thủy lợi; 7 HTX chăn nuôi; 8 HTX sản xuất, tiêu thụ chè; 02 HTX dâu tằm tơ; 01 HTX nuôi trồng thủy sản; 01 HTX sản xuất rau an toàn; 01 HTX sản xuất giống.

Hoạt động HTX chủ yếu làm dịch vụ đầu vào cho xã viên như dịch vụ cung cấp vật tư phân bón, giống, thủy lợi và dịch vụ khoa học kỹ thuật và một số HTX đang tổ chức hoạt động nhằm tiêu thụ sản phẩm cho các hộ xã viên như các HTX chế biến và tiêu thụ nông sản (chè), HTX sản xuất rau an toàn, HTX chăn nuôi… tuy nhiên hoạt động của HTX còn gặp nhiều khó khăn như: + Dịch vụ thủy lợi, hiện có 87 HTX đang hoạt động dịch vụ thủy lợi trong đó có 24 HTX chuyên làm thủy lợi chủ yếu tập trung ở huyện Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên, các HTX làm thủy lợi hầu hết đều được tiếp nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và điều hành các công trình thủy lợi có sẵn, nhưng dịch vụ này chỉ mang tính chất phục vụ, hầu hết hoạt động này ở các HTX đều không có lãi chỉ thu đủ chi vì vậy nhiều HTX do năng lực của Ban quản trị đã không quản lý tốt không thu được thủy lợi phí, thu không đủ chi nên không có kinh phí sửa chữa, tuy nhiên thủy lợi hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, do đó cần có sự quan tâm của nhà nước.

+ Dịch vụ chuyển giao Khoa học kỹ thuật, ngoài dịch vụ thủy lợi thì dịch vụ chuyển giao khoa học kỹ thuật ở các HTX hiện nay cũng mang tính chất phục vụ song các xã viên đều có nhu cầu vì các HTX chưa thu hút được cán bộ khoa học kỹ thuật tham gia vào Ban quản trị và chưa bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện nên hầu hết dịch vụ này đều thông qua các trạm khuyến nông và các chương trình để chuyển giao các giống cây, con có năng xuất chất lượng đến các hộ xã viên, hiện nay có 36 HTX làm dịch vụ này.

+ Dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp đây là ngành nghề hầu hết các HTX nông nghiệp đăng ký kinh doanh, nhưng đây là khâu dịch vụ đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và mang tính cạnh tranh cao, hiện nay có 57 HTX đang hoạt động kinh doanh lĩnh vực này trong đó có 37 HTX hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

+ Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm có 11 HTX đăng ký kinh doanh nhưng chỉ có 3 HTX hoạt động có hiệu quả như HTX chế biến tiêu thụ chè Tân Hương (TP Thái Nguyên), HTX dịch vụ nông nghiệp Sông Công, HTX chăn nuôi lợn Tân Đức Phú Bình vì hoạt động này đòi hỏi cán bộ phải năng động hiểu biết thị trường.

Trong quá trình hoạt động một số HTX đã năng động bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh như HTX Tức Tranh (Phú Lương) bổ sung ngành nghề vận tải nông thôn đã huy động đầu tư 3 xe ô tô, 9 xe công nông, 1 máy súc, 1 máy san ủi đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho xã viên; HTX Cốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lùng (Phú Lương) bổ sung ngành nghề khai thác cát sỏi; có 5 HTX làm dịch vụ tín dụng nội bộ; kết quả sản xuất kinh doanh của các HTX đã phần nào khắc phục được tình trạng thua lỗ, một số HTX đạt mức lãi cao trên 100 triệu đồng như HTX dịch vụ nông nghiệp Liên Sơn (Phú Lương), HTX dịch vụ nông nghiệp Cẩm La (Phổ Yên), HTX dịch vụ nông nghiệp Sông Công đã tạo được niềm tin với xã viên, đã có xã viên góp vốn kinh doanh đến 18 triệu đồng.

Bảng 2.12. Tình hình thực hiện các khâu dịch vụ ở các HTX Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số lượng HTX Cơ cấu (%) Số lượng HTX Cơ cấu (%) Số lượng HTX Cơ cấu (%) Tổng HTX 120 120 123 Trong đó HTX làm - Dịch vụ thủy lợi 80 66,67 80 66,67 87 70,73 - Dịch vụ vật tư NN 35 29,17 35 29,17 57 46,34 - Dịch vụ khuyến nông (bao gồm Bảo vệ thực vật, Thú y) 1 0,83 1 0,83 1 0,81 - Dịch vụ điện 4 3,33 4 3,33 5 4,06 - Dịch vụ giống 28 23,33 32 26,67 36 29,27 - Tín dụng nội bộ - - 5 4,06 - Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm 16 13,33 16 13,33 11 8,94 - Dịch vụ khác 4 3,33 5 4,17 21 17,07

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số liệu ở bảng trên cho thấy mặc dù các HTX đã tổ chức các khâu dịch vụ phục vụ kinh tế hộ xã viên nhưng chủ yếu là dịch vụ đầu vào còn dịch vụ trong và sau quá trình sản xuất gần như chưa có. Trên thực tế, số HTX làm tốt các khâu dịch vụ chưa được nhiều, quy mô, số lượng các khâu dịch vụ còn hạn chế cụ thể như sau:

Bảng 2.13. Số khâu dịch vụ HTX đảm nhiệm ở Thái Nguyên

Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số lượng HTX Cơ cấu (%) Số lượng HTX Cơ cấu (%) Số lượng HTX Cơ cấu (%) Tổng HTX 120 100 120 100 123 100 Trong đó HTX làm - 5 khâu dịch vụ trở lên - - - - 3 2,44 - 4 khâu dịch vụ - - - - - 3 khâu dịch vụ 3 2,5 4 3,33 5 4,06 - 1- 2 khâu dịch vụ 117 97,5 116 96,67 115 93,50

Nguồn: Số liệu điều tra

Qua bảng 2.13 cho thấy các HTX chủ yếu thực hiện từ 1-2 khâu dịch vụ năm 2008 là 115 HTX chiếm 93,50%, các hợp tác xã thực hiện 3 khâu dịch vụ chiếm số lượng rất ít chỉ chiếm khoảng từ 2,5% - 4%. Số HTX thực hiện 5 khâu dịch vụ trở lên mới được triển khai trong 2008 và chỉ có 3 HTX chiếm 2,44%. Số HTX thực hiện 4 khâu dịch vụ hầu như không có vì khi đã có kế hoạch mở rộng các khâu dịch vụ thì HTX đăng ký bổ sung thực hiện thêm nhiều ngành nghề khác chứ không dừng lại ở 4 khâu dịch vụ.

Nhìn chung các HTX rất muốn mở rộng các khâu dịch vụ phục vụ xã viên nhưng hầu hết là tổ chức dịch vụ đầu vào, HTX bị xã viên chiếm dụng vốn dẫn đến mất vốn hoạt động hoặc đã tổ chức dịch vụ nhưng không cạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tranh được với các tổ chức kinh tế khác nên đã tự thu hẹp hoạt động kinh doanh dịch vụ.

Vấn đề đặt ra là phải định hướng các HTX kinh doanh dịch vụ vào những khâu, những lĩnh vực mà các hộ xã viên thực sự cần đến trong quá trình sản xuất, nếu một mình họ làm thì sẽ không làm được hoặc làm không có hiệu quả. Do đó, kinh doanh dịch vụ gì, như thế nào để cho hiệu quả còn là vấn đề khó khăn cho các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.

2.4.2.2. Mức độ đáp ứng và ảnh hưởng của hoạt động dịch vụ đến năng suất một số cây trồng

Sau khi chuyển đổi, các HTXNN hoạt động dịch vụ với mức độ đáp ứng nhu cầu đối với xã viên rất khác nhau, đa số ở các HTX khá do có sự đầu tư sửa chữa, nâng cấp một số tài sản phục vụ sản xuất nên chất lượng dịch vụ được đảm bảo, mức độ đáp ứng nhu cầu xã viên cao hơn ở những HTX trung bình, và HTX kém.

Trong các khâu dịch vụ mà HTX hoạt động, dịch vụ thủy nông được đảm bảo nhu cầu cao nhất, tất cả các HTXNN đều coi đây là khâu dịch vụ then chốt. Một số hợp tác xã do có sự đầu tư sửa chữa, nâng cấp một số công trình thủy lợi làm cho chất lượng dịch vụ tốt hơn, diện tích được đáp ứng tăng lên sẽ đáp ứng được nhu cầu của xã viên.

Dịch vụ điện kết hợp tại một số HTX, trong hoạt động kinh doanh với sự đáp ứng nhu cầu của người dân và của từng địa bàn, đa số các HTX có kết hợp quản lý điện đã ổn định, đi dần vào nề nếp và kết quả kinh doanh trên lĩnh vực này đều có lãi.

Dịch vụ cung ứng vật tư: Các HTX chủ yếu cung cấp cho xã viên HTX các loại phân bón và một số giống cây trồng, đây là sự tiến bộ của nhiều HTX sau khi chuyển đổi, hoạt động này mang lại lợi nhuận cho HTX và đáp ứng một phần nhu cầu của xã viên. Đa số các HTX đảm bảo chất lượng dịch vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với giá thấp hơn hoặc bằng giá thị trường và thường chỉ hưởng hoa hồng tiêu thụ sản phẩm đối với các nhà cung ứng. Tuy nhiên, nhiều HTX do thiếu vốn và cán bộ thiếu nhạy bén với thị trường nên khả năng hoạt động dịch vụ còn bị hạn chế.

Từ việc củng cố công tác quản lý đến việc củng cố cơ sở vật chất đã tạo điều kiện cho các HTX nâng cao chất lượng dịch vụ hơn trước khi chuyển đổi, giá dịch vụ ở các HTX thường là thấp hơn trước chuyển đổi, điều đó đã khẳng định tính đúng đắn của chủ trương chuyển đổi các HTX nông nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện nay của xã viên, nhiều HTX đã quan tâm hơn đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ, HTX tăng cường đầu tư cho dịch vụ hơn trước. Việc tăng giá dịch vụ sẽ tạo điều kiện cho nhiều HTX đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng cho xã viên HTX. Tuy nhiên, với giá dịch vụ thấp như hiện nay cộng với sự biến động liên tục của thị trường và yếu tố tồn đọng vốn không thu hồi được thì việc nâng cao chất lượng dịch vụ là rất khó.

Sự tác động kết hợp của các dịch vụ trên làm cho năng suất một số cây trồng tăng lên so với trước khi chuyển đổi, việc tăng năng suất cây trồng góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của hộ, cùng với việc giảm giá dịch vụ làm giảm chi phí sản xuất đã làm tăng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp cho hộ. Như vậy, đây là thành công của nhiều HTX nông nghiệp trong tỉnh. Trên thực tế các HTX mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp mà chưa có HTX nào tiêu thụ sản phẩm cho xã viên. Đây là khâu yếu và bế tắc nhất đối với HTX hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do: Kinh tế các hộ nông dân còn nhỏ bé, còn nặng về tự cấp, tự túc, sản phẩm hàng hóa chưa nhiều, thu hoạch sản phẩm còn mang tính thời vụ, thời gian thu hoạch rất ngắn. giá sản phẩm lúc thời vụ thu hoạch rất thấp. Không chế biến được sản phẩm, các sản phẩm còn ở dạng thô, tươi sống do vậy khó thu mua dự trữ. Thiếu vốn, thiếu trang thiết bị cần thiết, trình độ quản lý kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

doanh thấp, chưa được đào tạo bồi dướng về kinh doanh dịch vụ này, thị trường tiêu thụ hẹp, thông tin thị trường yếu… Việc tiêu thụ sản phẩm là mong muốn lớn nhất của hộ xã viên, với vai trò của mình trong cơ chế mới các HTX nên quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này trong quá trình hoạt động.

2.4.2.3. Chất lượng các dịch vụ qua ý kiến đánh giá của các hộ nông dân

Để đánh giá về chất lượng từng hoạt động dịch vụ của các HTX nông nghiệp, chúng tôi thực hiện điều tra tại 50 hộ chọn ngẫu nhiên ở các HTX tại 03 vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Kết quả tổng hợp được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.14. Ý kiến đánh giá chất lƣợng hoạt động ở các HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2008

STT Nội dung Tốt (%) Trung bình (%) Yếu (%)

1 Kết quả chuyển đổi 60 30 10

2 Đánh giá một số loại hình dịch vụ chủ yếu

- Thủy lợi 55 34 11

- Vật tư NN 46 42 12

- Dịch vụ khuyến nông (bao gồm Bảo vệ thực vật, Thú y) 52 38 10 - Dịch vụ điện 60 32 8 - Dịch vụ giống 56 35 9 - Dịch vụ tín dụng nội bộ 53 33 14 - Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm 43 46 11 - Dịch vụ khác 30 55 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả đánh giá về chuyển đổi các HTX cho thấy có 60% số hộ đánh giá tốt, 30% trung bình và 10% đánh giá yếu. Tuy nhiên đánh giá về từng dịch vụ cho thấy dịch vụ điện, dịch vụ giống và dịch vụ thủy lợi là các dịch vụ được đánh giá cao nhất, ý kiến các hộ cho rằng nhìn chung các HTX quản lý dịch vụ này tương đối tốt, có tác dụng khá rõ đến sản xuất của hộ và đây là một trong các dịch vụ hiện nay của HTX.

Đánh giá về hoạt động của HTX có thể nói rằng sau 05 năm chuyển đổi nhìn chung các HTX tuy có đạt được những kết quả nhất định, nhưng chưa thực sự trở thành trung tâm liên kết hỗ trợ xã viên, thể hiện ở:

Thứ nhất: Hoạt động của các HTX mới là nhân tố tích cực trong việc hướng dẫn quy hoạch, kế hoạch, thời vụ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho xã viên giúp nông dân lựa chọn cây trồng, con gia súc và ngành nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Thứ hai: Đã bước đầu cung cấp kịp thời, thuận lợi và có hiệu quả một số dịch vụ thiết yếu cho xã viên (như dịch vụ thủy lợi, điện, bảo vệ thực vật, vật tư, khuyến nông…) với giá hợp lý, hạn chế được tình trạng ép cấp, ép giá, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân, giúp cho kinh tế các hộ gia đình xã viên được nâng lên, đặc biệt là các hộ nghèo trụ vững và phát triển trong cơ chế thị trường.

Thứ ba: Từ kết quả hoạt động trên các HTX cũng góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội và an ninh nông thôn.

Với kết quả này đã khẳng định thêm vai trò của HTX kiểu mới trong phát triển nông nghiệp nông thôn và chứng minh tính đúng đắn của đường lối, chủ trương chuyển đổi HTX của Đảng và Nhà nước ta.

2.4.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ ở hợp tác xã nông nghiệp

Kể từ khi các HTX được chuyển đổi theo Luật, tình hình sản xuất kinh doanh của các HTX NN có hiệu quả hơn. Các khâu dịch vụ do HTX thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đã làm ăn có lãi, tuy nhiên số lãi này chỉ tính trên sổ sách kế toán bởi nó vẫn nằn trong hộ xã viên vì họ nợ đọng sản phẩm của HTX

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)