- Vị trí địa lý: Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế quan trọng cho phát triển HTX nói chung và HTXNN nói riêng Thái Nguyên nằm ở
B Cán bộ giúp việc 378 180 78
2.4.3. Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
2.4.3.1. Những kết quả đạt được
- Về quy mô: Sau 5 năm thực hiện chương trình chuyển đổi, về cơ bản các HTX NN đều ổn định và tiếp tục phát triển sản xuất, nông thôn đoàn kết, xã viên ngày càng tin tưởng vào hợp tác xã. Một số hợp tác xã điển hình làm ăn có hiệu quả đã từng bước khẳng định vai trò của hợp tác xã nông nghiệp là chỗ dựa của nông dân trong việc điều hành sản xuất, tổ chức dịch vụ mà từng hộ xã viên không làm hoặc được làm với hiệu quả thấp.
- Về tổ chức quản lý: Các hợp tác xã đang hoạt động cơ bản tuân theo đúng nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi. được tổ chức đúng quy trình thủ tục, hoạt động theo pháp luật hiện hành.
Tổ chức quản lý các hợp tác xã ngày cành chặt chẽ hơn, làm rõ chức năng nhiệm vụ của ban quản trị, ban kiểm soát và các nhiệm vụ khác. Cán bộ quản lý được tinh giảm gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, nhiều HTX đã bầu được những người có trình độ, năng lực nghiệp vụ quản lý vào ban quản trị và các bộ phận khác trong cơ cấu cán bộ hợp tác xã. Xã viên tham gia vào HTX được đăng ký công khai trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi, chất lượng xã viện được nâng cao…
Trình độ quản lý, năng lực kinh doanh trước nền kinh tế thị trường của một số ban quản trị từng bước được nâng lên.
- Chất lượng các khâu dịch vụ: Các khâu dịch vụ được tăng lên cả về quy mô cũng như số lượng, chất lượng so với trước chuyển đổi. Số lượng hợp tác xã đảm nhiệm nhiều khâu dịch vụ đã bắt đầu được tăng lên. Đơn giá dịch vụ của hợp tác xã đối với hộ xã viên thực hiện cơ bản là thấp hơn hoặc bằng giá thị trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Vốn quỹ của một số HTX thường xuyên được kiểm kê làm rõ, xã viên đăng ký lại công nợ được xác định lại cho từng đối tượng, bước đầu thu lại được một số nợ cũ, thực hiện công khai, dân chủ về tài chính trong hợp tác xã, xã viên đã từng bước hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của gia đình mình trong việc tham gia vào hợp tác xã. Tổng vốn số vốn kinh doanh và quỹ của HTX qua các năm luôn được bảo toàn và tăng trưởng. Các quỹ của hợp tác xã được sử dụng đúng mục đích theo quy định của điều lệ hợp tác xã. Vì vậy, cơ sở vật chất nhất là hệ thống thủy lợi được tăng cường, các tiến bộ mới trong nông nghiệp được triển khai và các hộ xã viên tiếp thu ngày càng nhiều. Nhiều HTX đã có những phương án hiệu quả với việc sử lý nợ đọng sản phẩm của xã viên nên giảm được các khoản nợ, tăng thêm vốn hoạt động cho hợp tác xã.
- Tạo nguồn phát triển kinh tế hợp tác xã: Các hình thức hợp tác sản xuất, kinh doanh dịch vụ tiếp tục phát triển lan rộng với nhiều hình thức, nội dung phong phú, thiết thực và hoạt động ngày càng có hiệu quả.
Nhận thức về HTX được nâng lên, cán bộ, xã viên ngày càng thấy rõ vai trò của hợp tác xã nông nghiệp không thể thiếu được trong cơ chế thị trường. Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành đối với hợp tác xã nông nghiệp được chú ý hơn.
Các HTXNN hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả kinh tế tuy còn thấp nhưng hiệu quả xã hội ngày một lớn, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, thu hút hàng nghìn người lao động, tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo.
2.4.3.2. Những hạn chế còn tồn tại
- Về nhận thức: Quá trình thực hiện tuy có sự chuyển biến trong nhận thức của người lao động đối với HTX kiểu mới hiện nay, xong vẫn còn nhiều mặc cảm với HTX trước đây, trong tiềm thức của người nông dân vẫn còn tư tưởng chưa yên tâm với các HTX kiểu mới nên chưa sẵn sàng tham gia HTX.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của các HTX còn nghèo nàn, tư liệu sản xuất, công nghệ chậm đổi mới và hoạt động kém hiệu quả, không cạnh tranh được với các thành phần kinh tế khác. Nhiều HTX chưa có trụ sở làm việc là điều kiện rất khó khăn trong hoạt động điều hành, vấn đề tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn do thiếu thông tin, thiếu thị trường…
- Các hoạt động dịch vụ: Các khâu dịch vụ do các HTX đảm nhiệm chủ yếu là dịch vụ đầu vào của quá trình sản xuất, chưa có những định hướng mang tính vĩ mô để thực hiện các khâu dich vụ đầu ra của sản xuất.
- Về công tác cán bộ: Trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới, công tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ mới chỉ là những khái niệm cơ bản, chưa được chuyên sâu nên vẫn lúng túng trong hoạt động tổ chức kinh doanh dịch vụ. Cán bộ hợp tác xã còn biến động, chính quyền các cấp chưa có chính sách để khuyến khích cán bộ trẻ có trình độ và năng lực tham gia vào công tác quản lý hợp tác xã nông nghiệp nhất là các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… chính vì vậy cán bộ quản lý chưa nhiệt tình gắn bó với công việc của hợp tác xã.
- Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh: Trong quá trình chuyển đổi và thành lập mới các HTX theo Luật ở một số hợp tác xã còn nặng nề về hình thức, việc xác định phương hướng, xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để hoạt động còn lúng túng, chưa chú ý đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công tác quản lý tài chính của hầu hết các HTX còn yếu, chưa thực hiện chế độ kế toán mới do Bộ Tài chính ban hành, chưa thực hiện được công tác hoạch toán kinh tế. Đa số HTX còn khó khăn về nhiều mặt, nội dung hoạt động chưa rõ, hiệu quả thấp, thiếu những điều kiện ràng buộc các thành viên, xã viên có thu nhập từ HTX chưa nhiều, nên chưa thiết tha với HTX.
- Về tài sản, vốn, quỹ: Hầu hết các HTX chưa đủ điều kiện về tài sản, vốn, quỹ để vay vốn phát triển sản xuất, nhất là đối với các HTX mới thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lập, vì thế nhiều người có năng lực không muốn tham gia vào ban quản trị HTX. Tồn tại này ảnh hưởng đến tâm lý cán bộ, và nhân dân trong việc thành lập mới HTX. Nhiều HTX không có vốn để hoạt động, ở những HTX này số vốn còn lại thực chất chỉ là số nợ phải thu.
- Công tác hoạch toán, kế toán: Hạch toán kế toán ở các HTX còn ở mức độ thấp, chủ yếu mới chỉ là hạch toán thu - chi những khoản trực tiếp liên quan đến khâu dịch vụ, những khoản chi phí gián tiếp nhiều HTX chưa phân bổ đủ chi phí (như khấu hao TSCĐ, chi phí quản lý…) chưa tính được hiệu quả đầu tư.
- Công nợ: Tình trạng nợ nần trong thanh toán ở HTX vẫn tiếp tục gia tăng, HTXNN không dám mở rộng dịch vụ hoặc không dám đầu tư ứng trước vì sợ không thu được vốn. Quan hệ giữa HTXNN với các tổ chức kinh tế khác không được mở rộng hoặc chưa đủ độ tin cậy với họ nên họ không dám đầu tư vào HTX vì sợ mất vốn.
- Công tác kiểm soát: Nhiều HTX, Ban kiểm soát chưa thực hiện hết các chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc giúp HTX và xã viên thực hiện đúng theo luật HTX. Việc tổ chức tuyên truyền Luật HTX chưa sâu rộng, số cán bộ xã viên am hiểu về Luật HTX, sự khác biệt giữa HTX cũ và HTX mới chưa nhiều, hình thức tuyên truyền chưa hấp dẫn…
2.4.3.3. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan:
Do nền kinh tế sản xuất hàng hóa chưa thực sự phát triển ở mức độ cao, do vậy nhu cầu về hợp tác chưa nhiều hoặc nếu có thì mang tính nhỏ lẻ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX. Thực tế đã chứng minh; Phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hóa sẽ tạo nền tảng và nhu cầu phát triển kinh tế HTX. Từ chỗ xác định hộ là đơn vị kinh tế tự chủ tiến tới khuyến khích phát triển hộ sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trường, tự do sản xuất kinh doanh sẽ thúc đẩy kinh tế hộ phát triển và chuyển dần hộ từ sản xuất tự túc sang hộ sản xuất hàng hóa đa dạng, quá trình chuyển dịch này sẽ từng bước nảy sinh nhu cầu hợp tác mà bản thân các hộ tự nhận thấy cần phải hợp tác mới có thể phát triển được.
Do lịch sử xây dựng HTX để lại, cách nghĩ cách làm truyền thống còn nặng nề, một số vấn đề về tài chính còn tồn tại từ thời hợp tác xã kiểu cũ đến nay mới đang được giải quyết. HTX mới vừa phải xây dựng cái mới vừa phải khắc phục những tồn tại của cơ chế cũ. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào tự nhiên, thời tiết, khí hậu.
Do xuất phát từ một nền sản xuất nhỏ mang nặng tính tự cấp, tự túc, sản xuất hàng hóa chưa phát triển nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, ảnh hưởng của mô hình HTX kiểu cũ còn in đậm trong tư tưởng người nông dân và một số cán bộ Đảng viên như Định Hóa, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ. Hiện nay sự tác động tiêu cực của HTX kiểu cũ vẫn chưa thoát khỏi tư duy của người dân đặc biệt là những dân vùng sâu, vùng xa. Sự mất lòng tin của người dân là tấm lá chắn ngăn cản hiệu quả công tác tuyên truyền HTX mới làm cho quá trình chuyển đổi và xây dựng HTX mới trong nông thôn gặp nhiều khó khăn hơn so với việc xây dựng các HTX phi nông nghiệp ở các thị xã, thị trấn, thị tứ.
Quá trình sản xuất ở các vùng sâu, vùng xa vẫn trong thực trạng sản xuất nhỏ, nền sản xuất hàng hóa chưa có ảnh hưởng tác động mạng mẽ tới tư duy kinh tế của lãnh đạo và người dân do vậy họ chưa nhìn thấy rõ sự cần thiết phải nhanh chóng hợp tác thì mới có thể đáp ứng được sự cạnh tranh khi đất nước ta ra nhập WTO.
* Nguyên nhân chủ quan:
Các ngành, các địa phương chưa bố trí con người chuyên quản về HTX, đến nay mới chỉ có Sở NN&PTNT là cơ quan duy nhất có bộ phận chuyên quản quản lý HTX.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Quy mô sản xuất kinh doanh của hầu hết các HTX còn nhỏ, năng lực nội tại yếu, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nghèo nàn, lạc hậu, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường, lợi ích kinh tế của những người trong và ngoài HTX không đáng kể.
Năng lực và trình độ cán bộ HTX còn yếu, các cán bộ kiêm nghiệm còn nhiều nên việc đôn đốc kiểm tra không thường xuyên. Nhà nước đã có cơ quan chuyên quản lý các HTX là Chi cục Phát triển nông thôn cùng với Liên minh HTX nhưng các đơn vị này chủ yếu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chuyên môn do vậy chức năng hỗ trợ giúp đỡ và cộng tác như người bạn đồng hành chưa được thể hiện.
Một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở quan niệm HTX là một đơn vị sản xuất kinh doanh với mục đích kinh tế đơn thuần, chưa thấy được vài trò và tầm quan trọng về mặt xã hội của các HTX do đó chưa thực sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX. Có nhiều cán bộ không muốn nhận nhiệm vụ làm cán bộ quản lý HTX do chế độ thù lao và trách nhiệm chưa rõ ràng, chưa tương xứng nên họ không thiết tha.
Nhận thức về sự chỉ đạo của Đảng, chính quyền cơ sở chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh của các HTX, chưa thấy hết được tầm quan trọng của các HTX trong việc xây dựng nông thôn mới, tạo lập một cộng đồng đoàn kết tương thân, tương ái gắn với trật tự an ninh trong vùng. Xã viên chưa nhận thức rõ ràng, sâu sắc về mô hình HTX kiểu mới, chưa thấy hết giá trị và mục tiêu hết sức quan trọng của việc phát triển HTX với sự phát triển nông nghiệp và nông thôn trong giai đoạn tới.
Một số chính sách của chính phủ, của Tỉnh về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các HTX sau khi ban hành thiếu sự kiểm tra kết quả triển khai, hiệu quả thực chi, do vậy chính sách ban hành nhưng lại tỏ ra kém hiệu quả và các HTX vẫn phải chịu thiệt thòi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng III