Kết quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 60)

- Vị trí địa lý: Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế quan trọng cho phát triển HTX nói chung và HTXNN nói riêng Thái Nguyên nằm ở

B Cán bộ giúp việc 378 180 78

2.3.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

bàn tỉnh Thái Nguyên

Kết quả sản xuất kinh doanh của các HTXNN được thể hiện qua bảng 2.10 cụ thể như sau:

Bảng 2.10. Kết quả sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2008

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Huyện, thị xã Doanh thu

Tổng chi phí Lỗ, Lãi (±) Chi phí vật chất Chi phí quản lý Chi phí khác Huyện Võ Nhai 394.789 363.680 20.621 2.592 7.896 Huyện Định Hóa 256.367 232.791 12.804 2.055 8.716 Huyện Đại Từ 409.053 363.341 22.655 2.604 20.453 Huyện Phú Lương 11.360.189 9.619.922 412.034 192.214 1.136.019 Huyện Đồng Hỷ 4.290.294 3.861.801 169.960 44.018 214.515 Thành phố Thái Nguyên 8.810.225 7.492.303 320.340 116.559 881.023 Huyện Phú Bình 819.679 683.047 43.894 10.771 81.968 Huyện Phổ yên 4.888.530 4.173.094 178.627 47.956 488.853 Thị xã Sông Công 3.862.864 3.252.686 173.481 50.410 386.286 Tổng 35.091.990 30.042.665 1.354.416 469.181 3.225.728

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả sản xuất kinh doanh của các HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn thấp , chưa xứng với tiềm năng phát triển kinh tế trong thời

gian qua. Nguyên nhân là trong các lĩnh vực hoạt động dịch vụ của các HTX nông nghiệp những loại hình dịch vụ có doanh thu cao như vật tư

nông nghiệp , diện, thủy lợi nhưng chi phí vật chất nộp cho xã , trạm thủy nông, đại lý vật tư là rất lớn . Các HTX còn yếu về năng lực quản lý và khoa học kỹ thuật nên sản phẩm chưa đủ sứ c cạnh tranh trên thị trường , chưa có sức hấp dẫn lôi cuốn xã viên và nguồn lao động gắn bó xây dựng

HTX. Hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ xã viên , hộ nông dân mới , chủ yếu dừng lại ở dịch vụ đầu vào một số khâu thiết yế u. Chất lượng dịch vụ ở một số HTX chưa đáp ứng yêu cầu của xã viên .

Qua số liệu thực tế điều tra cho thấy những HTX kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là rất ít. Tại một số huyện như huyện Võ Nhai và huyện Định Hóa các HTX hầu như không hoạt động và chỉ còn là hình thức. Số HTX kinh doanh có hiệu quả chiếm tỷ lệ rất thấp tập trung chủ yếu ở một số huyện như huyện Phú Lương, thành phố Thái Nguyên, huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công. Tổng doanh thu của các HTX NN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2008 là 35.091,99 triệu đồng. Sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí vật chất cũng như chi phí quản lý và chi phí khác mức lãi thu được của các HTX là 3.225,728 triệu đồng. Trong đó tập trung chủ yếu ở một số huyện như huyện Phú Lương 1.136,019 triệu đồng chiếm 36,27%, thành phố Thái Nguyên 881,023 triệu đồng chiếm 28,13%, huyện Phổ Yên 488,853 triệu đồng chiếm 15,12% và thị xã Sông Công là 386,286 triệu đồng chiếm 11,95%. Còn lại là các huyện khác với số lãi thu được là rất ít nếu tính bình quân chỉ đạt từ 1,5- 2 triệu đồng/HTX/năm. Tuy nhiên số lãi này thường nằm trong nợ đọng của các hộ xã viên. Như vậy xét về mặt hiệu quả kinh tế tuy có tăng nhưng không đáng kể vì hầu hết các hoạt động của HTX chủ yếu mang tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chất phục vụ người dân. Song xét về mặt xã hội đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán sản xuất và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)