Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 43)

1.2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Điều tra tổng thể HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

1.2.2.2. Thu thập số liệu

- Tài liệu thứ cấp bao gồm: Nguồn tài liệu từ các sách báo, tạp chí, công trình nghiên cứu và các tư liệu có liên quan, các báo cáo tổng kết, đánh giá qua các thời kỳ. Từ các tài liệu này được tổng hợp phân tích để đánh giá các HTXNN thông qua các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, các tài liệu này giúp người nghiên cứu nắm bắt được thông tin thu thập bằng cách sao chép, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.

- Tài liệu sơ cấp được thu thập bằng điều tra: thực hiện phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối với các HTXNN trên địa bàn tỉnh Thái nguyên tính đến hết năm 2008.

1.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Các tài liệu thu thập được chúng tôi tập hợp, chọn lọc và hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc nghiên cứu phân tích đề tài.

- Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống và tổng hợp các tài liệu, chia theo loại hình dịch vụ và số khâu dịch vụ mà HTX đảm nhiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Các công cụ và kỹ thuật tính toán sử dụng trong nghiên cứu đề tài là phần mềm Excel trên máy vi tính.

1.2.2.4. Phương pháp phân tích

Trong đề tài chúng tôi sử dụng chủ yếu hai phương pháp để phân tích: phương pháp thống kê kinh tế và phương pháp so sánh.

- Phương pháp thống kê kinh tế: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để phân tích số liệu kết hợp với phương pháp so sánh để nêu những vấn đề như: Mức độ của hiện tượng, tình hình biến động của các hiện tượng, mối quan hệ giữa các hiện tượng. Thông qua sử dụng các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triên… để từ đó đi đến những kết luận có căn cứ khoa học.

- Phương pháp so sánh: So sánh kết quả, hiệu quả hoạt động, kinh doanh dịch vụ của các HTXNN trước và sau chuyển đổi, giữa các khâu dịch vụ của các HTXNN trước và sau đổi mới.

- Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng nhằm tranh thủ ý kiến đánh giá của chuyên gia về lĩnh vực HTX, trên cơ sở ý kiến đánh giá của những người đại diện trong lĩnh vực nghiên cứu như: Cán bộ nghiên cứu cùng vấn đề, cán bộ các Sở, ban ngành có liên quan đến HTX, những người am hiểu về đề tài HTX… Từ đó chúng tôi rút ra những nhận xét và đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu, giúp cho việc nghiên cứu được chính sác và đúng đắn hơn. - Phương pháp chuyên khảo: Dùng để thu thập và lựa chọn các thông tin, tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Thông qua việc nghiên cứu để lựa chọn kế thừa những tiến bộ vận dụng vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTXNN.

- Phương pháp cân đối: Đây là phương pháp quan trọng, dùng để cân đối các số liệu thu thập được sao cho lôgic và phù hợp. Phương pháp này làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho số liệu biểu hiện được ý nghĩa đích thực và làm nổi bật lên thực trạng của nội dung mà đề tài nghiên cứu.

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 43)