Định hướng mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 98)

- Vị trí địa lý: Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế quan trọng cho phát triển HTX nói chung và HTXNN nói riêng Thái Nguyên nằm ở

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1.2. Định hướng mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.1.2.1. Định hướng

Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương khóa IX “Về tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”. Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 9/7/2002 của tỉnh ủy Thái Nguyên và kế hoạch hành động số 20/KH-UB ngày 9/7/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và quyết định số 272/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ “phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2006-2010. Đề án tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010 đã xác định phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ công tác đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp trong những năm tiếp theo:

- Tích cực vận động và khuyến khích xây dựng phát triển kinh tế hợp tác, giải quyết những tồn tại về công tác tổ chức của các HTX, hướng dẫn các HTX hoạt động theo mô hình của các HTX kiểu mới, củng cố phát vững chắc những HTX đã chuyển đổi.

- Phát triển HTX NN phải được đặt trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt phải có sự hỗ trợ của nhà nước.

Phát triển các HTXNN trong bối cảnh nền kinh tế thị trường có nghĩa là phải xóa bỏ bao cấp, bảo hộ tràn lan đối với các HTXNN, đặt chúng vào sự cạnh tranh bình đẳng với các thành phần và loại hình kinh tế khác của nền kinh tế. Đồng thời với việc đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh đó, phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các HTXNN phải chú trọng liên kết, hợp tác giữa các HTXNN với các tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

HTXNN là một tổ chức kinh tế của tầng lớp dân cư đông đảo nhất song cũng là tầng lớp dân cư yếu thế nhất trên các phương diện như vốn, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn,… hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dễ bị tổn thất nhất do thiên tai, dịch bệnh, thay đổi thời tiết,… do vậy, các HTXNN cần được nhà nước hỗ trợ về nhiều mặt, cả về tổ chức, về KHCN, lẫn tài chính… trên cơ sở nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế này, tránh áp đặt, tìm hình thức hỗ trợ thích hợp, tránh bao cấp, tạo sự ỉ lại, tạo chỗ trú ẩn cho những người lao động hoặc núp bóng dưới danh nghĩa HTXNN để trục lợi.

- Phát triển HTXNN phải dựa trên nền tảng kinh tế hộ nông dân, phát huy hơn nữa vai trò tự chủ, tiềm năng to lớn và vị trí quan trọng, lâu dài của kinh tế hộ nông dân. HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất tinh thần, góp phần phát triển kinh tế của đất nước.

Các HTXNN là sản phẩm của nền nông nghiệp hàng hóa trên nền tảng kinh tế hộ nông dân, kinh tế hộ nông dân càng phát triển thì nhu cầu hợp tác kinh tế của họ càng cao, họ càng cần đến HTXNN. Ngược lại, sự ra đời của các HTXNN lại thúc đẩy nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa phát triển hơn nữa.

- Củng cố các HTXNN hiện có, tiếp tục phát triển rộng rãi các HTXNN với nhiều hình thức, quy mô, trình độ khác nhau trong từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, từng vùng miền cụ thể gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phát triển HTXNN phải được xây dựng trên cơ sở chăm lo đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, xã viên và người lao động của HTXNN và nâng cao trình độ dân trí nói chung.

Cán bộ là cái gốc của mọi việc, mọi việc tốt hay xấu đều do cán bộ. Thực tế cho thấy các HTXNN hoạt động tốt có đội ngũ cán bộ tốt, cả về tài và đức, đặc biệt là các cán bộ chủ chốt và ngược lại. Mặt khác, khi trình độ văn hóa, chuyên môn của xã viên, người lao động của HTX và dân trí nói chung được nâng cao ngang tầm, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng như hiện nay, sẽ tạo điều kiện cho HTX, xã viên và người nông dân nói chung dễ dàng nắm bắt được những yêu cầu của thị trường, ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh… góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển- tiền đề phát triển của các HTXNN.

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển kinh tế hợp tác xã giai đoạn 2010 - 2015

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hạ giá thành và nâng cao chất lượng của các dịch vụ HTX cung cấp cho xã viên.

Tiếp tục xây dựng mới các HTX theo mô hình kinh doanh đa ngành, khuyến khích và tạo điều kiện cho các HTX mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Liên kết, hợp nhất sát nhập các HTX có quy mô nhỏ thành các HTX có quy mô lớn hơn. Kết nạp xã viên là các hộ nông dân đang sử dụng dịch vụ của HTX và nâng mức đóng góp vốn của xã viên để có vốn phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng mở rộng và đa dạng dịch vụ như: chuyển giao KHCN, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, bảo vệ thực vật, thú y, vật tư, phân bón, thức ăn gia súc, gia cầm, sản xuất và cung ứng giống vật nuôi, cây trồng, tiêu thụ sản phẩm, chế biến nông sản, cung ứng dịch vụ thủy lợi… Đặc biệt khuyến khích và mở rộng loại hình tín dụng nội bộ để tạo vốn cho xã viên đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTXNN trong thời gian tới và thực hiện đúng đường lối, định hướng của Đảng và Nhà nước ta đề ra các HTXNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần phải thực hiện một số yêu cầu sau:

- Thứ nhất: Hoạt động của HTXNN phải nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển của kinh tế hộ xã viên. Từ khi các HTXNN thực hiện việc chuyển đổi và thực hiện theo Luật HTX, hầu hết các HTX đã chuyển hướng hoạt động từ việc thực hiện chức năng sản xuất ra sản phẩm sang làm chức năng dịch vụ cho xa viên, làm “bà đỡ” cho kinh tế hộ phát triển và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít các HTX không chú trọng trong công việc cung ứng dịch vụ cho xã viên mà mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ ra bên ngoài với các tổ chức kinh tế khác, họ cho rằng việc thực hiện dịch vụ với người nông dân thì phải có vốn ứng trước, thời gian thu hồi vốn lâu, lợi nhuận ít,… Còn kinh doanh dịch vụ với bên ngoài thì chiếm dụng được vốn, lợi nhuận được nhiều hơn.

- Thứ hai: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở HTXNN đồng thời phải nâng cao được cạnh tranh, hoạt động bình đẳng cùng với các thành phần kinh tế khác.

Hiện nay các thành phần kinh tế của nước ta cùng nhau phát triển và cạnh tranh trong một môi trương bình đẳng và lành mạnh. HTXNN là hình thức tổ chức cụ thể và cơ bản của thành phần kinh tế tập thể, tồn tại song song với nó còn rất nhiều tổ hợp tác với nhiều dạng hoạt động khác nhau. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển kinh tế tập thể trong đó có kinh tế hợp tác xã. HTXNN nói riêng được ưu đãi nhiều hơn so với các loại hình HTX ngành, nghề khác. Chính vì vậy mà các HTXNN phải không ngừng vươn lên phục vụ đắc lực cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Theo tiến trình đó thì các HTXNN được thừa hưởng những ưu đãi của nhà nước về đất đai, vốn đầu tư, thuế… Để khắc phục những yêu cầu kém phát triển. Nhưng không vì vậy mà ỉ lại, dựa dẫm, HTX phải không ngừng cải tiến công tác quản lý đưa tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình để các HTX có thể tự mình đứng vững trong cạnh tranh và ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn.

Thứ ba: Nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX trong suốt quá trình của mình, HTX phải bảo tồn được vốn, tăng trưởng và phát triển quỹ. Các HTXNN muốn hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thì phải có vốn, vốn kinh doanh dịch vụ ở HTXNN bao gồm: Vốn điều lệ do xã viên đóng góp, vốn cổ phần, vốn tích lũy hàng năm do lợi nhuận đem lại và vốn do nhà nước cấp. Để có thể tồn tại và phát triển, tạo niềm tin và sức mạnh đối với xã viên HXT thì trong quá trình kinh doanh dịch vụ của mình, các HTX phải bảo toàn, tăng trưởng nguồn vốn, đó là yêu cầu có tính bắt buộc đối với các HTX nếu không sẽ lâm vào tình trạng phá sản. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của vốn, quỹ của HTX cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động. Bởi lẽ, HTXNN vừa là tổ chức kinh tế, vừa là tổ chức xã hội. Vì vậy, lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất của HTX mà quan trọng và đi đôi với nó còn có mục tiêu giúp đỡ xã viên trong HTX cùng phát triển (mục tiêu xã hội) và quỹ HTX đã phát huy vai trò của mình trong việc thực hiện mục tiêu của HTX.

Thứ tư: Nâng cao hiệu quả hoạt động ở HTX trong suất quá trình tồn tại của mình, HTX phải giữ vững nguyên tắc hoạt động của HTXNN kiểu mới. Phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật, chịu sự quản lý vĩ mô của nhà nước.

Phải thực hiện tốt những nguyên tắc hoạt động của HTX và nằm trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Chẳng hạn, Luật quy định vốn góp có thể nhiều hơn mức tối thiểu nhưng ở mọi thời điểm không vượt quá 30% tổng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vốn điều lệ của HTX (vốn điều lệ bằng tổng vốn góp của xã viên tại thời điểm đăng ký kinh doanh). So với điều lệ của HTX nhiều nước, mức 30% là quá cao, vì nếu để một vài cá nhân có số tiền đóng góp quá lớn thì cá nhân đó sẽ nắm quyền định đoạt HTX giống như Công ty cổ phần. Do đó khó duy trì sự công bằng dân chủ theo đúng nghĩa của HTX.

Kinh nghiệm thực tế đã chứng minh rằng các cá nhân có cổ phần áp đảo trong vốn điều lệ sẽ chi phối hoạt động của HTX dưới nhiều kiểu khác nhau và rất tinh vi. Đây là quy luật của cuộc sống, như Ăng ghen đã từng nói “Ai có phương tiện đó (tức là tiền), là chi phối được thế giới sản xuất”. Điều phải quan tâm ở đây là nếu không kiểm soát được tình trạng này sẽ khó nhận biết được các Công ty cổ phần nấp dưới tên gọi “hợp tác xã”, đáng lẽ phải chịu sự chi phối của Luật Doanh nghiệp nhưng lại chịu sự chi phối của Luật HTX và được hưởng những ưu tiên, ưu đãi của chính sách và là sai tinh thần hỗ trợ chính sách của Nhà nước đối với HTX nói chung và HTXNN nói riêng. Vì vậy, trong suốt quá trình kinh doanh dịch vụ của mình, HTX không được hoạt động ngoài những điều quy định của Luật. Trên thực tế cũng có nhiều HTX chưa thực hiện theo Luật, vì một nguyên nhân nào đó hoạt động theo như HTX kiểu cũ làm cho hộ nông dân mất tin tưởng vào HTX, vào Đảng và Nhà nước. Như vậy sẽ làm cho HTX dần dần tan rã.

Chính quyền nhân dân đó là UBND các cấp đặc biệt là cấp xã phải thực hiện vai trò quản lý Nhà nước của mình đối với HTX, tạo môi trường để thúc đẩy HTXNN phát triển.

Thứ năm: Các hợp tác xã phải phát huy dân chủ trong nội bộ HTX và củng cố quan hệ sản xuất ở nông thôn.

Dân chủ trong nội bộ HTX được hiểu là: Mọi vấn đề ở HTX đều được bàn bạc công khai, mọi xã viên của HTX đều có quyền tham gia, giám sát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những hoạt động ở HTX, mỗi người có một phiếu biểu quyết như nhau, được thể hiện trong Đại hội xã viên. Quan hệ sản xuất ở nông thôn được thể hiện trên 3 mặt đó là: Quan hệ quản lý, quan hệ sở hữu và quan hệ phân phối.

Trong thực tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên các HTX đã thực hiện quy chế dân chủ ở HTX, do đó đa số xã viên yên tâm, tin tưởng vào HTX, chính là ở những HTX kinh doanh dịch vụ khá. Còn những HTX yếu, kém có khi dân chủ chỉ là trên hình thức, thực chất cán bộ HTX chỉ đưa ra những quyết định của riêng họ trong mọi hoạt động nên các vấn đề của HTX không được bàn bạc công khai dân chủ, dẫn đến tình trạng khi tiến hành Đại hội xã viên thì chậm thời gian hoặc không tiến hành được hoặc tiến hành được thì xảy ra những tranh chấp, kiện cáo về tình hình kinh tế, tài chính… Vì vậy vấn đề dân chủ trong nội bộ HTX phải được thực hiện nghiêm túc đúng Luật quy định ở mọi nơi, mọi lúc.

3.1.2.3. Nguyên tắc và nhiệm vụ phát triển các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2015

Phát triển HTX trên cơ sở tập hợp và liên kết rộng rãi mọi loại hình, mọi tổ chức kinh tế và đảm bảo tuân thủ theo đúng các nguyên tắc cơ bản của Luật HTX.

Phát triển HTX với hình thức đa dạng, trình độ phát triển từ thấp đến cao, không giới hạn về quy mô, lĩnh vực, địa bàn. Phát triển đồng bộ cả các HTX và các liên hiệp HTX chuyên ngành và đa ngành, các loại hình HTX bao gồm cả cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân.

Phát triển các loại hình HTX trong tất cả các ngành, lĩnh vực, gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhất là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội và ngành nghề mới mà xã hội có nhu cầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phát triển HTX phải trên cơ sở đảm bảo quyền tự chủ của kinh tế hộ, kinh tế trang trại, đồng thời gắn với việc hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển.

Đẩy mạnh quá trình liên kết, hợp tác giữa các HTX với nhau và giữa HTX với các Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Khuyến khích liên kết, hợp nhất, sáp nhập những HTX quy mô nhỏ thành những HTX có quy mô lớn hơn.

Phát triển HTX trên cơ sở đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc điểm của kinh tế địa phương. Phát huy nội lực, không ỉ lại trông chờ sự hỗ trợ của nhà nước.

Củng cố và phát triển HTX trên cơ sở những HTX còn có khả năng hoạt động, thực hiện chuyển đổi sang mô hình các HTX kiểu mới theo Luật HTX.

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 98)