Về tổ chức quản lý ở các hợp tác xã nông nghiệp

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 71)

- Vị trí địa lý: Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế quan trọng cho phát triển HTX nói chung và HTXNN nói riêng Thái Nguyên nằm ở

B Cán bộ giúp việc 378 180 78

2.4.1. Về tổ chức quản lý ở các hợp tác xã nông nghiệp

2.4.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý ở các hợp tác xã

Bộ máy quản lý là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển HTXNN, mô hình tổ chức bộ máy có hợp lý và phù hợp với điều kiện cụ thể của HTX thì HTX mới hoạt động có hiệu quả và ngược lại có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các HTX.

Những quy định về hệ thống tổ chức quản lý của các HTX theo Nghị định số 02/NĐ-CP của chính phủ thì: Việc quản lý nhà nước đối với kinh tế HTX ở địa phương là UBND các cấp. Tuy nhiên UBND các cấp cần có bộ máy chuyên môn giúp việc để làm công tác này, nhưng hiện nay đối với cấp huyện chưa có cơ quan chuyên trách để giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với kinh tế HTX, mà cơ quan giúp việc cho UBND huyện về công tác này là Phòng NN&PTNT, cán bộ phụ trách chủ yếu là kiêm nhiệm. Việc chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý được thành lập Ban chỉ đạo tập trung cán bộ ở một số ngành có liên quan như phòng Tài chính kế hoạch, phòng Công thương… nhưng mức độ hoạt động còn lúng túng, chủ yếu hướng dẫn thực hiện bước chuyển đổi và thành lập mới, chưa tiến hành kiểm tra đôn đốc và định hướng hoạt động rõ ràng cho các HTX trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Thực hiện Luật đất đại từ năm 1993 tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện chính sách giao ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân, HTX không còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thực hiện việc chỉ đạo, điều hành sản xuất theo kế hoạch mà chỉ thực hiện khâu cung ứng vật tư nông nghiệp, thủy lợi, giống cây trồng, vật nuôi, dịch vụ điện…. Các HTX chịu sự quản lý từ cấp huyện còn xã viên chịu sự quản lý từ HTX cho nên kinh tế hộ cũng như các hộ gia đình xã viện được tự chủ nhiều hơn trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy nhiều HTX phải sắp xếp, rút gọn bộ máy quản lý cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới.

Đến khi thực hiện chuyển đổi theo Luật HTX, bộ máy quản lý được tinh giảm gọn nhẹ hơn, cơ cấu tổ chức được cải tiến, chức năng, quyền hạn của mỗi cán bộ được phân định rõ ràng nên thuận lợi hơn cho công tác quản lý. Bộ máy quản lý HTXNN được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Quan hệ chỉ đạo Quan hệ lãnh đạo Quan hệ giám sát

Đại hội xã viên

Ban kiểm soát

Các bộ phận chức năng Các đội, tổ dịch vụ sản xuất Xã viên HTX Bầu Bầu Ban quản trị HTXNN Chủ nhiệm HTXNN Các thành viên khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, giữa các bộ phận của HTX có chức năng riêng và có mối quan hệ gắn bó với nhau. Ban quản trị và Ban kiểm soát HTX do Đại hội xã viên bầu ra. Ban quản trị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội xã viên, quyết định cơ cấu tổ chức và số lượng cán bộ cho các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn, các khâu dịch vụ của HTX, chọn cử kế toán, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của HTX. Theo dõi và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật của các khâu dịch vụ trong HTX.

Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành điều lệ, nội quy HTX và Nghị định của Đại hội xã viên, giám sát hoạt động của Ban quản trị, cán bộ các bộ phận chức năng, tổ đội sản xuất của xã viên. Kiểm tra về tài chính kế toán phân phối, xử lý các khoản lỗ, lãi trong kinh doanh. Tiếp nhận và giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo có liện quan đến công việc của HTX. Thông qua kết quả kiểm tra cho Ban quản trị và báo cáo trước Đại hội xã viên. Từ đó đưa ra các kiến nghị với Ban quản trị để điều hành khắc phục những yếu kém và phát huy mặt mạnh trong sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX.

Mô hình tổ chức quản lý của HTX như vậy cơ bản là phù hợp, đã giải quyết được các mối quan hệ về tổ chức sản xuất kinh doanh, song khi thực hiện thì các bộ phận của HTX không phát huy được hết chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, do đó hiệu quả chưa cao làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX.

Theo quy định của Luật HTX và Điều lệ mẫu HTXNN, việc tổ chức Đại hội xã viên thường kỳ mỗi năm một lần vào thời gian từ 1/1 đến 1/3 hàng năm do Ban quản trị triệu tập. Đại hội xã viên là cơ quan đại biểu cao nhất có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của HTX. Chính vì vậy, việc triệu tập Đại hội xã viên đòi hỏi phải đúng thời gian quy định, nếu các HTX tổ chức chậm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của HTX trong năm. Song quá trình tổ chức Đại hội hàng năm thường không được tổ chức đúng thời gian

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quy định, nguyên nhân là do còn nảy sinh những vướng mắc giữa các vấn đề về tài chính giữa HTX với hộ xã viên, với tổ chức kinh tế khác hoặc giữa cán bộ quản lý với HTX…

2.4.1.2. Về trình độ cán bộ

Sau khi chuyển đổi và hoạt động theo Luật, trình độ cán bộ của HTX được các HTX chú trọng hơn, đòi hỏi người cán bộ của các tổ chức kinh tế nói chung và cán bộ quản lý HTX nói riêng phải có trình độ, nhanh nhạy, năng động, nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết cho công việc kinh doanh của mình.

Hiện trạng kết quả điều tra về cán bộ của các HTX cho thấy: Tính đến hết ngày 31/12/2008 tổng số cán bộ HTXNN trên toàn tỉnh là 963 người, bình quân 1 HTX có 7,83 người tuy nhiên số lượng cán bộ tập trung chủ yếu ở một số HTX làm ăn có hiệu quả như huyện Phú Lương có HTXNN Liên Sơn và HTX Cúc Lùng Phú Đô, HTX dịch vụ nông nghiệp Cẩm Na - Phổ Yên, HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Hương - thành phố Thái Nguyên, HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Cù Vân - Đại Từ, HTX dịch vụ tổng hợp chăn nuôi Nhã Lộng - Phú Bình, HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Phố Cò - Thị xã Sông Công… Còn lại chủ yếu số lượng cán bộ chỉ đủ để duy trì hoạt động. Trình độ cán bộ quản lý HTX trong 585 người được chia ra: Đại học và cao đẳng có 11 người, trung cấp 44 người, sơ cấp 47 người, tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn ngày có 369 người và số còn lại 114 người chưa được qua đào tạo. Như vậy trong tổng số cán bộ quản lý của HTX thì tỷ lệ cán bộ chưa qua đào tạo chiếm phần đa số và chủ yếu là tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn ngày.

Các thành viên trong ban quản trị và chủ nhiệm HTX là người chịu trách nhiệm chính mọi hoạt động của HTX, quyết định sự thành bại trong sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX nhưng mới chỉ có 11 người có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 1,9%. Số người có trình độ trung cấp chiếm 7,52%, số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người có trình độ sơ cấp chiếm 8,03%, còn lại là cán bộ chưa qua đào tạo hoặc mới học qua các lớp bồi dưỡng ngắn ngày chiếm 82,56%. Phần lớn cán bộ HTX chưa được đào tạo chủ yếu làm theo kinh nghiệm, ý chủ quan nên công việc quản lý sản xuất kinh doanh dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn và chưa mang lại hiệu quả cao cho các HTX.

Về trình độ cán bộ ban quản lý: Số lượng ban quản trị HTX là 963 người, ban kiểm soát là 98 người; trình độ của cán bộ HTX còn thấp, phần đa chưa qua đào tạo. Năng lực tổ chức, quản lý kinh tế của đội ngũ cán bộ quản lý HTX con chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển của HTX trong cơ chế thị trường.

Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ ban quản trị chưa được coi trọng do các HTX chưa xây dựng kế hoạch đào tạo, mặt khác số cán bộ ban quản trị hợp tác xã hiện nay phần nhiều đã lớn tuổi, ngại tham gia các khóa đào tạo dài hạn do vậy hàng năm Sở NN&PTNT giành một phần kinh phí sự nghiệp của ngành giao cho Chi cục phát triển nông thôn tổ chức mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày. Do đó chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ cho nên đến nay mới chỉ có 19/123 HTX thực hiện chế độ kế toán theo quy định của nhà nước, còn lại phần lớn các HTX chưa thực hiện được theo chế độ kế toán theo quy định.

2.4.1.3. Mức thù lao cho cán bộ

Mức thù lao của cán bộ HTX được tính từ doanh thu của các hoạt động kinh doanh, việc tính tiền công cho cán bộ HTX dựa vào việc tính vào giá thành dịch vụ đòi hỏi cán bộ HTX phải năng động trong cơ chế hoạt động và tổ chức các khâu dịch vụ cho xã viên với số lượng nhiều, chất lượng tốt với giá cả hợp lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên các HTX vẫn dựa vào phần thu tỉ lệ phần trăm các hoạt động dịch vụ trên diện tích giao khoán cho xã viên, nên đã làm cán bộ HTX có tư tưởng ỷ lại, không chăm lo phát triển kinh doanh dịch vụ và còn có những biểu hiện khác không có lợi cho hộ xã viên gây mất đoàn kết trong toàn HTX. Do vậy việc tính tiền công cán bộ HTX trên cơ sở giá thành dịch vụ là vấn đề mà các HTX nên áp dụng, tiền công của cán bộ ở mỗi HTX nên được xác định theo mức tiền công của chủ nhiệm HTX là 100% thì phó chủ nhiệm và trưởng ban kiểm soát là 90%, ủy viên ban quản trị và kế toán trưởng từ 80-85%, các cán bộ khác từ 70-75%.

Bảng 2.11. Mức thù lao của chủ nhiệm HTXNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân theo vùng

ĐVT: 1000đ/tháng STT Mức lƣơng đƣợc hƣởng Số HTX Vùng cao Vùng Giữa Vùng thấp 1 Dưới 350 44 37 3 4 2 Từ 350 đến 500 59 22 18 19 3 Trên 500 20 7 5 8

Nguồn: Số liệu điều tra

Nếu so sánh mức thù lao của cán bộ HTX trước chuyển đổi thì có tăng lên, tuy nhiên, so với hiện nay thì mức lương như trên của cán bộ HTX còn quá thấp, không đủ để chi dùng cho cuộc sống gia đình nên đã có hiện tượng cán bộ HTX không quan tâm đến công tác ở HTX, làm ngoài giờ những công việc khác hoặc không muốn làm cán bộ ở HTX. Do đó, HTX không thu hút được những người có trình độ, năng lực tham gia vào công việc quản lý HTX. Tiền lương đã như vậy nhưng chính sách của Nhà nước đối với cán bộ HTX chưa được triển khai như: các chế độ bảo hiểm, chế độ những năm làm việc ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

HTX phải được tính là những năm thâm niên công tác nếu làm việc ở những lĩnh vực hưởng lương do ngân sách trả, chế độ phụ cấp hàng thàng…

2.4.1.4. Quản lý tài chính, kế toán của hợp tác xã

Công tác kế toán trong HTX là một trong những nội dung rất quan trong của công tác quản lý kinh tế trong HTX, nó tạo cơ sở cho mọi hoạt động được thông suốt, việc hạch toán kế toán là cơ sở chứng minh sự minh bạch trong quản lý và sử dụng nguồn vốn của HTX.

Kể từ khi chuyển đổi 2003 đến nay, công tác kế toán tài chính của HTX không được các cấp chính quyền quan tâm, hầu hết các HTX chưa thực hiện theo chế độ kế toán mới do bộ tài chính ban hành mà vẫn còn ghi chép tùy tiện, hệ thống sổ sách không sử dụng theo mẫu ban hành mà thường ghi chép theo sổ chợ. Do vậy nhiều HTX không theo dõi quản lý được chặt chẽ tài sản, vốn, quỹ đã dần dần bị thất thoát, nhiều trường hợp chi tiêu không tuân thủ theo các quy định của Luật kế toán, gây mất lòng tin của xã viên và nhân dân.

Yêu cầu đặt ra đối với các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần quan tâm đào tạo bồi dưỡng cho các HTX nghiêm chỉnh thực hiện Luật Kế toán thì các hoạt động dịch vụ trên địa bàn phát triển mới đáp ứng được các yêu cầu về quản lý. Vì vậy, cần phải coi trọng việc phát triển kinh tế HTX gắn liền với công tác quản lý tài chính thì các HTX mới chuyển đổi và thành lập mới sẽ hoạt động hiệu quả hơn, tránh khỏi sự thất thoát vốn quỹ của HTX, lấy lại lòng tin của nông dân đối với các mô hình HTXNN kiểu mới.

2.4.1.5. Về tình hình vốn quỹ trong hợp tác xã

Vốn kinh doanh ở HTX nông nghiệp được biểu hiện bằng toàn bộ giá trị của tài sản cố định và tài sản lưu động, để tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ các HTX cần một lượng vốn nhất định. Ngoài vốn tự có của HTX, hàng năm HTX phải huy động các nguồn vốn khác như: vốn liên doanh, liên kết, vốn vay xã viên, vay tổ chức tín dụng. Vốn ở HTX nông nghiệp được chia ra thành hai loại: Vốn cố định và vốn lưu động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổng vốn kinh doanh dịch vụ của các HTX nông nghiệp chuyển đổi theo Luật đến ngày 31/12/2008 là 53.874 triệu đồng. Trong đó: vốn cố định là 45.264 triệu đồng chiếm 84,02% và vốn lưu động là 8.610 triệu đồng chiếm 15,98%.

Qua kết quả điều tra tại bảng 2.8 cho thấy sau chuyển đổi tổng vốn kinh doanh của các HTX liên tục tăng. Vốn của HTX chủ yếu được xã viên đóng góp cổ phần, thường có mức từ 100.000 đồng - 150.000 đồng/xã viên. Ngoài ra cổ phần còn được phân bổ từ quỹ HTX. Bình quân tổng vốn của một HTX đến năm 2008 đạt 483 triệu đồng.

Hiện tại tài sản VCĐ trong HTX nông nghiệp thường bị hao mòn hàng năm là rất lớn mà không được bù đắp và bổ sung, nguyên nhân chủ yếu là do biến động giá cả, rủi ro, thời tiết và yếu kém trong quản lý. Ngoài ra vấn đề quản lý và sử dụng VCĐ hiệu quả thấp và chưa hợp lý còn do: không được đầu tư và trang bị đồng bộ, chưa ưu tiên cho ngành chính và những khâu kinh doanh dịch vụ chủ yếu, chưa khai thác được tối đa công suất và thời gian làm việc của các công trình, máy móc thiết bị. Vấn đề kiểm kê định kỳ và thực hiện khấu hao chưa được quan tâm.

Vốn lưu động của HTX tính đến năm 2008 còn thấp, bình quân VLĐ của 1 HTX là 70 triệu đồng, nhiều HTX còn thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất, không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng đây là khó khăn lớn cho HTX. Vốn lưu động danh nghĩa (trên sổ sách) đã quá ít lại bị chiếm dụng lớn nên nhiều HTX thực tế không còn vốn để hoạt động. Vấn đề bảo tồn VLĐ còn nhiều hạn chế, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng như: hàng hóa kém phẩm chất, kinh doanh thua lỗ kéo dài, rủi ro, bị chiếm dụng vốn…

Các loại quỹ của HTX đều được lập từ các nguồn: số dư quỹ năm trước chuyển sang, số trích lập quỹ trong năm, nguồn bổ sung do nhà nước cấp hoặc từ các nguồn khác. Hầu hết các HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chỉ thiết

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 71)