cấp xã tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
3.1.1. Quan điểm
Quan điểm để đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC cấp xã của huyện nhƣ sau:
- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC cấp xã phải phù hợp với quan điểm, đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc trong từng giai đoạn. Đảng, Nhà nƣớc ta luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thông qua việc ban hành nhiều chủ trƣơng, các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Nghị quyết số 17-NQ/TW, Hội nghị Trung ƣơng 5 khóa IX, ngày 18-3-2002, “Về đổi mới và nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phƣờng, thị trấn" đã chỉ ra những mục tiêu cơ bản là: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, khơng tham nhũng; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo cơng tác đào tạo, bồi dƣỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở… Quan điểm, chủ trƣơng này làm cơ sở cho việc xác định các chức danh cán bộ, công chức và chuẩn hóa đội ngũ CBCC cấp xã. Sự lãnh đạo của các cấp ủy và tổ chức Đảng là nhân tố quyết định sự thành công của công tác cán bộ. Từ quan điểm đến phƣơng pháp đánh giá, đào tạo, bồi dƣỡng, công tác bầu cử, tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ phụ thuộc vào vai trò cấp ủy và các tổ chức Đảng. Đảng thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của các ngành, các cấp, các địa phƣơng, coi đó là một trong những công việc quan trọng bậc nhất của Đảng. Điều này đã tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu học tập, bồi dƣỡng nhằm hồn thiện trình độ đáp ứng u cầu vị trí việc làm, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, đƣa đời sống ngƣời dân nông thôn
phát triển từng bƣớc. Nguyên tắc trên đồng thời cũng là quan điểm chủ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung và việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Ba Tơ nói riêng.
- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC cấp xã phải theo hƣớng toàn diện, cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực công tác, đổi mới tác phong làm việc theo hƣớng chuyên nghiệp, thái độ ứng xử đúng mực, văn minh, thực sự là những “cơng bộc” của dân, vì nhân dân phục vụ. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay phải đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và quản lý chính quyền đơ thị, xây dựng nơng thơn mới.
- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã phải chú ý đến tính đồng bộ, tồn diện, đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm. Phải đảm bảo về tính đồng bộ trƣớc hết là đồng bộ chất lƣợng cán bộ, công chức: giữa cán bộ chủ chốt với đội ngũ cơng chức chun mơn. Cán bộ, cơng chức phải có kiến thức tồn diện về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,…đồng bộ giữa các mặt, các khâu của công tác cán bộ: từ việc quy hoạch, bố trí, sử dụng, chính sách đãi ngộ…Đồng thời, trên cơ sở phân loại, phân tích đánh giá thực trạng năng lực của từng loại cán bộ, công chức, mặt nào còn yếu, kiến thức nào cần đƣợc bổ sung để tập trung đào tạo, bồi dƣỡng nội dung đó.
Đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay cần đặt trọng điểm, trọng tâm vào việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực tổ chức thực tiễn. Sự "chƣa ngang tầm", sự yếu kém của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cũng biểu hiện khá rõ trong hai vấn đến này. Trong công tác cán bộ, để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cần tập trung trọng điểm vào khâu lựa chọn và đào tạo, bồi dƣỡng. Cụ thể hóa quan điểm trên, địi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần tăng cƣờng hơn nữa cơng tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; đầu tƣ nhiều hơn nguồn lực cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng, khuyến khích cán bộ, công chức đi học tập nâng cao trình độ. Tỉnh cần ban hành chế độ, chính sách theo hƣớng ƣu tiên đối với đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã nhất là những ngƣời có năng lực
trình độ về cơng tác ở cơ sở. Tăng cƣờng công tác quản lý, kiểm tra chặt chẽ và kịp thời uốn nắn, xử lý đối với những cán bộ có biểu hiện suy thối, tha hóa.
- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải gắn liền với tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, yêu cầu của các chức danh công việc. Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã quyết định sự phát triển và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, tạo điều kiện để mỗi cán bộ, công chức phát huy sáng tạo, bộc lộ khả năng của bản thân. Đồng thời, đội ngũ CBCC có trình độ, năng lực sẽ tạo ra bộ máy hành chính- cơng vụ thích hợp, điều hành và hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, chất lƣợng đội ngũ CBCC và tổ chức hoạt động của chính quyền cấp xã là hai vấn đề gắn bó chặt chẽ với nhau, quan hệ và tác động lẫn nhau. Phải căn cứ vào yêu cầu về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã và yêu cầu của từng vị trí, chức danh công việc mà đặt ra tiêu chuẩn của mỗi cán bộ, cơng chức, bố trí sử dụng cơng chức, phù hợp cả về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng. Nếu chức năng của bộ máy chính quyền cấp xã cồng kềnh, chồng chéo là nguyên nhân làm giảm vai trò và tác dụng của CBCC, làm cho CBCC không phát huy đƣợc tính năng động, sáng tạo.
3.1.2. Mục tiêu
Trƣớc đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã của huyện Ba Tơ phải liên tục phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Xác định rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC cấp xã, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015- 2020 đã đề ra mục tiêu:
- Xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã có đủ về số lƣợng và chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, từng bƣớc trẻ hóa đội ngũ và tăng cƣờng CBCC nữ.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đạt chuẩn về trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị và đầy đủ các kỹ năng thực thi nhiệm vụ, có năng lực và phẩm chất chính trị, đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay và trong những năm tiếp theo.
- Định hƣớng đến năm 2020: phấn đấu 100% CBCC đạt chuẩn theo chức danh; 95% cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ đại học trở lên về chun mơn, 100%
có trình độ Trung cấp lý luận chính trị (trong đó có 20% trình độ cao cấp, cử nhân); 100% CBCC đƣợc bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc; phƣơng pháp, kỹ năng quản lý điều hành; 100% công chức cấp xã đƣợc đào tạo, biết sử dụng và sử dụng thành thạo tin học văn phòng; trên 25% CBCC có độ tuổi dƣới 35 và 30% cán bộ, công chức là nữ.
Nhƣ vậy, việc xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở trong sạch, vững mạnh; có số lƣợng hợp lý, chuyên nghiệp hiện đại, đủ phẩm chất và năng lực thi hành cơng vụ; thực hiện có hiệu quả quản lý nhà nƣớc, tận tụy phục vụ sự nghiệp cách mạng và nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc là một yêu cầu quan trọng.