Tham gia lực lượng lao động

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng bất bình đẳng giới ở việt nam trong những năm gần đây (2009 2011) định hướng và giải pháp (Trang 36 - 37)

Bảng: Tỉ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên theo giới tính, thành thị/nơng thơn

(đơn vị:%)

Khu vực 2009 2010 2011

Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam

Chung 72.3 81 72.4 81.3 72.6 81.7

Thành thị 65.7 76.1 63.3 74.8 64.2 75.7

Nông thôn 75.3 83.1 76.6 84.1 76.8 84.5

Chênh lệch thành thị -

nông thôn 9.6 7 13.3 9.3 12.6 8.8

Nguồn: Điều tra lao động và việc làm hàng năm

Biểu đồ 17: Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động theo khu vực và giới tính

Nguồn: Điều tra lao động và việc làm Nhìn chung tỉ lệ tham gia lực lượng lao động (LLLĐ) phân theo giới tính và khu vực khơng có sự biến động nhiều qua 2 năm 2010 và 2011. Tỉ lệ tham gia LLLĐ của nữ không thấp hơn nhiều so với nam, năm 2010 tỉ lệ này của nữ là 72,4%, của nam là 81,3% (chênh lệch 8,9%). Trong khi đó, năm 2011 tỉ lệ này tương ứng là 72,6% và 81,7% (chênh lệch 9,1%). Xu hướng này thể hiện sự tích cực của nữ và cơ hội tham gia lực lượng lao

động ít khác biệt giữa nam và nữ. Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số từ 15 tuổi trở lên của năm 2010 và 2011 không biến động nhiều so với năm 2009. Năm 2009, tỉ lệ tham gia LLLĐ của nữ là 72,3% (thấp hơn của nữ 2010 chỉ 0,1%) và tỉ lệ này ở nam là 81% (thấp hơn của nam 2010 chỉ 0,3%)

Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động có sự khác biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn. Tỉ lệ này của nam và nữ ở khu khu vực nông thôn luôn cao hơn khu vực thành thị. Năm 2011, nữ khu vực nông thôn tham gia lao động là 76,8% (hơn 0,2% so với năm 2010), đối với ở khu vực thành thị tỉ lệ này là 64,2% (hơn 0,9% so với năm 2010). Trong khi đó, năm 2009 có tỉ lệ tham gia LLLĐ của nữ ở khu vực nông thôn là 75,3%, khu vực thành thị chỉ 65,7% (chênh lệch nơng thơn – thành thị gần 10%). Qua đó, ta thấy khu vực nơng thơn có mật độ dân tham gia lao động cao hơn thành thị, điều này có thể hiểu vì Việt Nam có hơn 80% dân số sống ở khu vực nông thôn. Đặc biệt phụ nữ nông thôn rất chịu thương chịu khó, họ có thể tự lập từ khi cịn nhỏ tuổi và tham gia tìm kiếm việc làm sớm hơn khu vực thanh thị. Nữ lao động thường làm trong lĩnh vực “Lao động gia đình” và ở khu vực nơng thơn, cơng việc đó chủ yếu là đồng án, chăn ni. Tương tự, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của nam ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng bất bình đẳng giới ở việt nam trong những năm gần đây (2009 2011) định hướng và giải pháp (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)