Bảng: Cơ cấu lao động theo vị thế việc làm, thời kỳ 2009 – 2011
Đơn vị: %
Vị thế
việc làm % Nam1/9/2009% Nữ % Nam1/7/2010% Nữ % Nam1/7/2011% Nữ
Chủ cơ sở 67,4 32,6 68,6 31,4 69,3 30,7 Tự làm 48,9 51,1 51,4 48,6 51,2 48,8 Lao động gia đình 35,9 64,1 34,6 65,4 35,3 64,7 Làm công ăn lương 59,9 40,1 59,8 40,2 60,0 40,0
Nguồn: Điều tra lao động và việc làm Kết quả điều tra vào ngày 1/9/2009, cơ cấu lao động theo vị thế việc làm có sự khác biệt giữa nam và nữ làm việc trong các vị trí khác nhau. Cụ thể, lao động nam chiếm ưu thế hơn hẳn so với nữ ở các vị trí như “Chủ cơ sở”, “Làm cơng ăn lương”, “Xã viên hợp tác xã”, “Thợ học việc”. Trong khi đó, nữ chiếm phần lớn trong các công việc “Tự làm” (51,1%), “Lao động gia đình” (chiếm 64,1%). Xu hường này vẫn khơng thay đổi qua các năm.
Biểu đồ 18: Cơ cấu lao động theo vị thế việc làm.
Nguồn: Điều tra lao động và việc làm Biểu đồ phản ánh cơ cấu lao động có việc làm chia theo vị thế việc làm qua các cuộc Điều tra lao động và việc làm từ năm 2010 - 2011. Vị thế làm việc của nam và nữ có một số khác biệt nhất định. Nhìn chung nữ có vị trí thấp hơn so với nam. Ở vị trí “Chủ cơ sở” và “Làm cơng ăn lương”, tỉ lệ nam cao hơn nữ. Năm 2011, vị trí “Chủ cơ sở” có tỉ lệ lao động nam và nữ tương ứng là 69,3% và 30,7%, trong khi đó ở khu vực “Làm cơng ăn lương” tỉ lệ này là 60,0% và 40,0%. Ở vị trí “Tự làm” khơng có sự khác biệt đáng kể. Ngoài ra, tỉ trọng chung của vị trí “Làm cơng ăn lương” chiếm 34,6% trong tổng số vị thế việc làm của năm 2011. Điều này chứng tỏ thị trường lao động nước ta đã và đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường. Mặc dù vậy, khi so sánh với các nước trên thế giới và trong khu vực, đặc biệt với các nước có nền kinh tế phát triển (thường có tỉ trọng người làm cơng ăn lương chiếm tới trên 80%), thì Việt Nam vẫn ở mức thấp rất thấp.
Theo biểu đồ trên, nữ chỉ có vị trí cao hơn nam trong việc “Lao động gia đình” và tỉ lệ này khơng thay đổi nhiều trong 2 năm. Năm 2011, tỉ lệ nữ trong “Lao động gia đình” là 64,7% và nam là 35,3% và năm 2010, tỉ lệ tương ứng là 64,1% và 35,9%. Đây là nhóm lao động dễ bị mất việc làm và hầu như khơng được hưởng một loại hình bảo hiểm xã hội nào. Như vậy, phụ nữ còn chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới, họ khơng có vị thế cao trong lao động - việc làm. Sự khác biệt này được tạo ra do một số nguyên nhân như: tư tưởng truyền thống, sức khỏe giới hạn của phụ nữ…