CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG MƠ HÌNH SỐ BỀ MẶT (DSM) BẰNG ẢNH RADAR

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao độ chính xác của mô hình số bề mặt được thành lập từ ảnh radar (Trang 32)

BẰNG ẢNH RADAR

Radar (Radio Detection And Ranging) là hệ thống tìm kiếm và đo khoảng cách bằng sóng radio, chính là một dạng viễn thám chủ động mà nó có thể được đặt trên các máy bay hay vệ tinh, sử dụng chính nguồn sóng mà nó phát ra khơng phụ thuộc vào năng lượng bức xạ của mặt trời. Một lượng lớn các thông tin hiện nay về môi trường và tài nguyên của bề mặt Trái đất được thu nhận bởi bộ cảm hoạt động trên dải phổ của sóng radar này.

Viễn thám sóng radar khơng những chỉ sử dụng trong lĩnh vực quân sự như trước đây mà ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu môi trường của Trái Đất, phục vụ cho khoa học và mục đích hồ bình. Cơng nghệ radar sử dụng nguồn sóng siêu cao tần, được phát ra từ một ăng ten và thu nhận sóng phản hồi, nó có đặc tính là khơng bị ảnh hưởng của mây mù, chúng có khả năng xuyên mây và thậm chí xuyên vào một lớp mỏng của lớp phủ mặt đất góp phần tích cực vào nghiên cứu các đối tượng dưới lớp phủ thực vật. Sóng radar lan truyền trong khơng gian với bước sóng trong khoảng từ 1mm đến 1m. Trong viễn thám sóng radar có hai hệ viễn thám nhận sóng Radar là hệ viễn thám sử dụng nguồn năng lượng từ ăng ten phát ra và thu năng lượng phản hồi theo hướng nhìn gọi là hệ Radar chủ động và hệ thu

năng lượng sóng Radar phát xạ tự nhiên từ một vật trên mặt đất gọi là viễn thám

Radar bị động. Ngồi ra, các hệ radar có thể được phân loại theo các đặc tính như

radar tạo ảnh, và radar khơng tạo ảnh. Radar được dùng để đo vận tốc chuyển động của vật, vận tốc gió. Các thiết bị viễn thám radar có thể được đặt trên mặt đất, máy bay, hoặc trên vệ tinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao độ chính xác của mô hình số bề mặt được thành lập từ ảnh radar (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)