a- Truyền một xung Radar chỉ trường sóng tại khoảng thời gian từ 1-17, b Kết quả tia phản hồ
2.6.3. Phƣơng pháp đo Radar phân cực (Polarimetric SAR)
Phương pháp đo phân cực là một kỹ thuật được phát triển gần đây liên quan đến trị đo trực tiếp độ dốc của địa hình theo hướng phương vị và ước tính giá trị chênh cao của địa hình. Phương pháp này chủ yếu dựa trên cơ sở so sánh thực nghiệm với sự hỗ trợ bởi các phân tích lý thuyết giữa độ dốc địa hình và sự dịch chuyển tối đa đồ thị đặc trưng của tín hiệu phân cực giống nhau (co-polarized signature maximum shift). Trước hết, độ dốc của địa hình theo hướng phương vị có thể được xác định trên diện rộng mà không cần những hiểu biết trước đó về địa hình. Sau đó, độ cao của địa hình có thể được tính từ trị đo độ dốc địa hình bằng phương pháp tích phân theo mặt cắt trên hướng phương vị. Để tính độ cao tuyệt đối, mỗi mặt cắt theo hướng phương vị cần phải có tối thiểu một điểm độ cao đã biết được xác định độc lập, đóng vai trị như một điểm khớp “tie-point”. Khi đó, mơ hình số bề mặt sẽ được xây dựng từ tập hợp các mặt cắt giãn cách theo hướng đo khoảng cách.
Phương pháp đo phân cực lần đầu được thử nghiệm trên địa hình bề mặt đại dương hơi gồ ghề với những mặt sóng nghiêng và sau đó áp dụng những giả thuyết với địa hình bề mặt đất trống [104]. Phương pháp này cũng tương tự như phương pháp đo độ dốc địa hình yêu cầu những bề mặt đồng nhất. Nhưng khác với phương pháp đo độ dốc vốn hiệu quả với những bề mặt che phủ bởi lớp thực vật dày đặc, phương pháp đo phân cực lại tỏ ra phù hợp hơn với những bề mặt đất trống và khô.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng bị hạn chế bởi chưa tính đến các mơ hình tán xạ khối ở những khu vực rừng và trồng cây nông nghiệp, cũng như thiếu các nguồn cung dữ liệu ảnh phân cực. Do chi phí lớn mà hiện nay ảnh phân cực chủ yếu phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học mà chưa được sử dụng rộng rãi cho mục đích thương mại. Ngồi những nghiên cứu kể trên thì cũng chưa ghi nhận được thêm các cơng trình nghiên cứu nào khác.