Vệ tinh Sentinel-1A

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao độ chính xác của mô hình số bề mặt được thành lập từ ảnh radar (Trang 41 - 44)

a- Truyền một xung Radar chỉ trường sóng tại khoảng thời gian từ 1-17, b Kết quả tia phản hồ

2.4.4. Vệ tinh Sentinel-1A

Sentinel-1A là vệ tinh đầu tiên trong loạt các vệ tinh thuộc chương trình Copernicus, đã được lên quĩ đạo ngày 3/4/2014. Thiết bị thu nhận ảnh Radar khẩu độ tổng hợp, kênh C với bước sóng là 5.66cm. Các chế độ thu nhận ảnh bao gồm:

Strip map mode (SM): Là chế độ chụp theo dải với độ phân giải hình học là 5×5 m, độ rộng của ban là 80km. Mỗi một dải bay sẽ chụp với phạm vi là 375km và chiều dài ăng ten là cố định. Chế độ chụp SM chỉ được chụp khi có tình huống bất thường.

Interferometric wide-swath mode (IW): Là chế độ chụp giao thoa dải rộng với phạm vi chụp là 250km và độ phân giải khơng gian 5×20 m (ảnh SLC). Đối với một dải bay của chế độ chụp IW sẽ có ba dải quét tương ứng là IW1, IW2, IW3, các dải quét này có độ chồng phủ là 2km, mỗi dải quét chứa một ảnh và mỗi một ảnh là

một phân cực. Như vậy trong một ảnh SLC với chế độ chụp IW có 3 ảnh (phân cực đơn) và 6 ảnh (phân cực đôi).

Extra wide-swath mode (EW) là chế độ chụp dải rộng tương tự như chế độ IW nhưng phạm vi rộng hơn, khoảng 400km, độ phân giải trung bình là 20m × 40 m trên mặt đất.

Wave-mode images (WV) là chế độ chụp dạng sóng, với cảnh ảnh rộng là 20km × 20 km, độ phân giải khơng gian là 5m × 5m và cứ 100km thì chụp một ảnh. Chế độ chụp WV chụp xen kẽ với các góc chụp khác nhau (tử 230

đến 36.50) các cảnh ảnh có cùng góc chụp cách nhau 200km.

Hình 2.10. Chế độ chụp ảnh WV [153]

Chế độ chụp ảnh SM, IW và EW có thể hoạt động với chu kỳ lặp là 25 phút trên mỗi quĩ đạo. Chế độ WV hoạt động với chu kỳ lặp là 75 phút trên mỗi quĩ đạo.

Các chế độ SM, IW và EW thì tín hiệu được phát và thu theo kiểu phân cực đơn (HH hoặc VV) và phân cực kép (Phân cực đôi) (HH + HV, VV + VH). Chế độ chụp WV chỉ chụp được theo phân cực đơn (HH hoặc VV).

Hình 2.11. Các chế độ chụp ảnh Sentinel -1 [153]

Sentinel-1A có nhiệm vụ giám sát băng, tràn dầu, gió và sóng biển, theo dõi sự thay đổi sử dụng đất, thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ vừa và nhỏ, biến dạng địa hình và đáp ứng các trường hợp khẩn cấp khi có lũ và động đất.

Do là dữ liệu Radar nên có các chế độ phân cực đơn VV (hoặc HH) và phân cực đơi (VV+VH hoặc HH+HV).

Hình 2.12. Vệ tinh Sentinel - 1 [153]

Thông thường, các hệ thống radar hoạt động trong vùng siêu cao tần của quang phổ sóng điện từ được mơ tả bởi một số kí hiệu băng tần như bảng 2.1. Các băng tần này có thể được định nghĩa bằng cả tần số và độ dài bước sóng. Theo

[77], độ dài bước sóng sẽ quyết định đến cách thức mà bức xạ điện từ tương tác với mục tiêu trên bề mặt. Cụ thể đối với băng tần L có thể xuyên qua tán cây và thu được ảnh SAR của bề mặt đất, băng tần C thường chỉ xuyên qua đến giữa tán cây, còn băng tần X thường được phản xạ từ đỉnh của tán cây.

Bảng 2.1. Phân loại các dải băng tần trong viễn thám radar

Băng tần Tần số Độ dài bƣớc sóng P < 300 MHz 50.00 - 100.00 cm L 1 - 2 GHz 15.00 - 30.00 cm S 2 - 4 GHz 7.50 - 15.00 cm C 4 - 8 GHz 3.75 - 7.50cm X 8 - 12 GHz 2.50 - 3.75 cm 2.5. Các tính chất đặc trƣng của ảnh Radar

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao độ chính xác của mô hình số bề mặt được thành lập từ ảnh radar (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)