- Tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng còn
1.4. Giới thiệu về mẫu khảo sát – Báo Nhân dân
Báo Nhân dân - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng, báo Nhân dân rất chú trọng đến những nội dung có tính chỉ đạo về chủ trương, đường lối, chính sách cũng như chiến lược cách mạng của Đảng và Nhà nước. Ngay từ số đầu tiên báo đã dành toàn bộ nội dung cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II. Ngồi Văn kiện, Tun ngơn, Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam, báo cịn có bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước kêu gọi toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân thi đua giết giặc lập công, tăng gia sản xuất, tiết kiệm, đưa cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đến thắng lợi cuối cùng.
Báo Nhân dân – Cơ quan ngôn luận của toàn Đảng, toàn dân, báo Nhân dân rất chú trọng đến văn phong, cách trình bày. Các bài viết thường ngắn gọn, dễ hiểu, ít dùng những thuật ngữ qúa trừu tượng. Các vấn đề báo nêu đều súc tích, sắc bén, cách trình bày nghiêm túc, trang trọng, ảnh minh họa cũng được sử dụng nhiều đã làm tăng hiệu quả tuyên truyền. Vì lý do thời chiến, báo mới chỉ tập trung vào những vấn đề thiết thực, cịn xem nhẹ mảng văn học, giải trí. Đây là nguyên nhân làm cho báo dễ bị coi là khô khan, chưa thu hút được hết đối tượng bạn đọc, nhất là những người ngoài Đảng.
Cùng với báo Nhân dân - cơ quan của Trung ương Đảng, thời kỳ này cịn có hai tờ báo mang tên Nhân dân của Trung ương cục miền Nam và Liên khu uỷ khu V. Đây là những tờ báo có vai trị rất quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng tại các địa phương xa trung ương.
Báo Nhân dân miền Nam - cơ quan của Trung ương cục miền Nam ra số đầu tiên ngày 15/4/1951. Báo do đồng chí Nguyễn Thượng Vũ (Nguyễn Văn Kỉnh) làm chủ nhiệm, ra mỗi tháng 2 kỳ. Ngay trong số 1, báo đăng trang trọng văn kiện của Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ II, Tun ngơn của Đảng Lao động Việt Nam và các chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó là loạt bài của các đồng chí Phạm Hùng, Nguyễn Văn Nguyễn, Lưu Quý Kỳ bàn về các vấn đề xung quanh việc ra công khai của Đảng, đề ra nhiệm vụ cụ thể cho cách mạng Việt Nam. Lúc đầu, báo Nhân dân miền Nam ra khổ 24x34cm với số lượng 12.000 tờ/kỳ. Sau để dễ phát hành báo thu hẹp khổ thành 16x24cm, tăng từ 8 lên 32 trang.
Tòa soạn báo có diện tích khá rộng và vị trí rất đẹp tại số 71 Hàng Trống, ngay ven hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Báo Nhân dân là cơ quan sự nghiệp hành chính có thu.
Các ấn phẩm báo Nhân dân bao gồm:
Số báo đầu tiên ra đời ngày 11 tháng 3 năm 1951 tại chiến khu Việt Bắc. Sang thế kỷ 21 báo phát hành 180.000 tờ mỗi ngày, báo Nhân dân cuối tuần được phát hành 110.000 tờ mỗi kỳ, và nguyệt san Nhân dân hằng tháng được phát hành 130.000 số mỗi kỳ.
* Báo ngày, tức nhật báo:
• Báo Nhân dân dạng điện tử
• Báo Nhân dân cuối tuần
• Báo Nhân dân hàng tháng
• Báo Thời Nay
• Kênh truyền hình Nhân dân
Nhân dân điện tử được ra đời trên Internet vào ngày 21 tháng 6 năm 1998. Tính đến tháng 6 năm 2014, Nhân dân điện tử có các phiên bản ngơn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc và tiếng Pháp.
Kể từ 22 giờ 45 phút, 1 tháng 9, 2015 Kênh Truyền hình Nhân dân chính thức ra mắt và được phủ sóng tồn quốc thơng qua các mạng Truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-T2, Truyền hình Cáp (HTVC, SCTV, VTVCab,...), IPTV và Truyền hình Vệ tinh (VTC, Mobifone-MobiTV, K+,...).
* Tổng biên tập báo Nhân dân các thời kỳ:
• Trần Quang Huy (1951 - 1953) • Vũ Tn (1953 - 1954) • Hồng Tùng (1951 và 1954 - 1982) • Hồng Hà (1982 - 1987) • Hà Đăng (1987 - 1992) • Hữu Thọ (1992-1996)
• Hồng Vinh (1996-2001)
• Đinh Thế Huynh (2001-2011)
• Thuận Hữu (Từ 2011 đến nay)
* Báo Nhân dân được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Ngày 9/3/2016 Nhân dân đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, Khóa luận đã đề cập tới cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu thông điệp về tham nhũng trong tranh biếm họa trên báo Nhân dân, ở đó bao gồm nội dũng những khái niệm cơ bản, hệ thống những lý thuyết liên quan đến đề tài. Cụ thể đã giải quyết được những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, đó là đưa ra khái niệm về báo chí, biếm họa báo chí, các vấn đề tham nhũng và nội dung thơng điệp có liên quan đến đề tài, cạnh đó khẳng định và làm rõ được vấn đề tham nhũng bao gồm khái niệm, hành vi, nguyên nhân và hậu quả của tham nhũng từ đó nêu lên được nguyên do để các nhà họa sĩ áp dụng trong tranh biếm họa trên báo chí.
Thứ hai, đó là việc đưa ra được quan điểm đường lối của đảng về tham nhũng và những lý thuyết về thông điệp tham nhũng trong tranh biếm họa
Chương 2: