- Tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng còn
3.3.2. Về sử dụng, xây dựng, đào tạo đội ngũ cộng tác viên sáng tạo tác phẩm biếm họa
Cụ thể, cần nhanh chóng giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan báo chí đối với từng họa sĩ biển, vì mối quan hệ này đang cịn nhiều bất cập, đặc biệt trong chế độ đãi ngộ. Do vậy, để báo chí sử dụng biếm họa thành cơng nhất thì đây là giải pháp cơ bản, có ý nghĩa quan trọng. Tịa soạn phải là nơi tập hợp được đội ngũ họa sĩ, đưa các họa sĩ vẽ biếm họa vào hoạt động cùng với đội ngũ biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên và cung cấp cho họ một chức danh cụ thể.
Mặt khác, phần lớn các họa sĩ biếm đều đang có cảm nhận chung là bức xúc với chế độ nhuận bút của tòa soạn dành cho họa sĩ biếm họa, các họa sĩ Lý Trực Dũng, Nhím, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa đều khẳng định “khơng những tịa soạn không trả lương mà việc chi trả nhuận bút cho một tác phẩm biếm họa là rất thấp chỉ vài trăm nghìn. Khơng có một họa sĩ nào sông được chỉ với mức nhuận bút này”.
3.3.2. Về sử dụng, xây dựng, đào tạo đội ngũ cộng tác viên sáng tạo tácphẩm biếm họa phẩm biếm họa
Thứ nhất, vì cho đến nay vẫn chưa có những tiêu chí cụ thể nào để đánh giá đối với đội ngũ sáng tạo tác phẩm biếm họa của báo Nhân dân, nên tòa soạn báo
Nhân dân cần sớm đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể đối với một họa sĩ biếm để
việc sử dụng, xây dụng và đào tạo đội ngũ cộng tác viên sáng tạo tác phẩm biếm họa được hiệu quả. Tố chất đầu tiên cần có trong họa sĩ biếm là chất “phản biện" thường trực, họa sĩ biếm phải là người ln nhìn cuộc sống theo nhiều chiều và khơng dễ dàng chấp thuận những thực trạng hiện có: Tiêu chí thứ hai họa sĩ biếm phải là người có khả năng nhận thức, am hiểu sâu sắc về nhiều lĩnh vực chính trị, văn hóa - xã hội, kinh tế... và có tư duy logic để phân tích hiện tượng và bản chất sự việc xảy ra. Tiêu chí thứ ba là người họa sĩ có tư duy tưởng tượng, khả năng sáng tạo. Về kỹ thuật, họa sĩ biển phải biết cách mổ xẻ vấn đề bằng hình ảnh gây ấn tượng, hài hước dù là sử dụng kỹ thuật vẽ tay hay vẽ bằng máy tính. Xác định được các tiêu chí để phân biệt, đánh giá họa sĩ biếm họa với những họa sĩ khác chính là cơ sở để các tịa soạn bắt tay vào xây dựng, đào tạo đội ngũ cộng tác viên sáng tạo tác phẩm biếm họa, hướng phát triển lâu dài chính là đội ngũ các họa sĩ chuyên về biếm họa.
Thứ hai, việc xây dựng mạng lưới cộng tác viên (họa sĩ vẽ biếm họa) là một việc làm hết sức cần thiết. Hiện nay tòa soạn báo Nhân dân chưa chú trọng công việc này nên cần được sớm xây dựng được đội ngũ vẽ biếm hoa. Trong nhiều năm qua báo Nhân dân rất nhiều lần tổ chức các cuộc thi về biếm họa, mời các họa sĩ chuyên nghiệp lẫn khơng chun gửi ảnh về tịa soạn, giữ mối liên lạc với họ.
Thứ ba, cần thiết đưa biếm họa vào trong chương trình giảng dạy tại trường mỹ thuật cũng như các trường đào tạo báo chí. Trên thế giới, ở một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức... có dạy sinh viên về biếm họa. Nhưng tại nước ta thì khơng có, đó chính là ngun nhân làm cho biếm họa chưa thực sự đi vào bài bản và vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Thiết nghĩ, việc thiếu một cơ sở đào tạo chính quy và có hệ thống về biếm họa như hiện nay là điều hết sức thiệt thòi đối với biếm họa Việt Nam. Vấn đề đào tạo đội ngũ họa sĩ biếm họa không chỉ dừng
lại ở việc xây dựng nền tảng vững chắc về hội họa hay phương pháp thể hiện độc đáo và hiệu quả mà còn thể hiện ở sự “mài sắc" ý tưởng. Chính vì lẽ đó, việc trau dồi, giáo dục đội ngũ họa sĩ biếm trẻ về ý thức nghề biếm là rất quan trọng, phải làm sao để biếm họa có tiếng nói tích cực đối với sự phát triển xã hội, tác động sâu sắc và rộng rãi trong công chúng. Thực tế cho thấy, năng lực của nhiều họa sĩ hiện còn thấp, nhiều bức tranh nông cạn về tư tưởng và nội dung. Nếu không quan tâm đến cơng tác đào tạo, khơng khuyến khích thì biếm hoạ Việt Nam sẽ khó phát triển được.
Tiểu kết chương 3
Chương 3 cũng là chương cuối cùng của khóa luận đã tập trung đưa ra những vấn đế về mặt nội dũng cũng như các vấn đề về mặt hình thức và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thơng điệp về tham nhũng trong tranh biếm họa trên báo Nhân dân.
Cụ thể trong chương đã đi vào việc giải quyết được những nội dung sau: Thứ nhất, chỉ ra những vấn đề đặt ra khi sử dụng biếm họa trên báo Nhân dân về mặt nội dung và mặt hình thức. Thứ hai là việc đưa ra những lập luận căn bản để khuyến nghị nhằm nhâng cao hiệu quả chất lượng của thông điệp về tham nhũng trong tranh biếm họa trên báo Nhân dân. Nội dung tồn Chương 3, hy vọng sẽ đóng góp những nghiên cứu và lý luận cụ thể giúp cho biếm họa trên báo Nhân dân ngày càng đạt được nhiều thành tựu và diện mạo biếm họa trên báo Nhân dân trở nên tươi sáng hơn. Tác giả mong muốn biếm sẽ sẽ chính thức được cơng nhận như một thể loại báo chí đặc biệt và sẽ thể hiện được sức mạnh, ý nghĩa to lớn trên báo chí cũng như trong đời sống xã hội.
KẾT LUẬN
Ngày nay, khi nói đến biếm họa báo chí Việt Nam, thì ấn tượng vẫn là một thể loại cịn mờ nhạt, khơng quá nhiều người biết đến mặc dù đây là một thể loại tác phẩm khơng chỉ độc đáo về nội dung mà cịn đặc sắc trong hình thức xuất hiện. Nhiều năm qua, biếm họa báo chí khơng được coi trọng, hiện nay cũng chưa thực sự khởi sắc, vẫn cịn có q nhiều câu chuyện, nhiều vấn đề cần phải bàn khi nói về biếm họa. Nhưng cá nhân tác giả Khóa luận ln có một niềm tin vào sức chiến đấu của biếm họa, biếm họa trên báo chí cần thiết như tiếng cười trong cuộc sống hàng ngày, càng cần thiết hơn trong xã hội ngày nay nhiều phức tạp.
Với đề tài nghiên cứu “Thông điệp về tham nhũng trong tranh biếm họa
trên báo Nhân dân” (khảo sát từ năm 2005 đến năm 2021), tác gia đã đi sâu
phân tích, giải thích, chứng minh, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản thông điệp về tham nhũng trong tranh biếm họa trên báo Nhân dân trong Chương 1: Chương 2 phân tích thực trạng sử dụng thơng điệp về tham nhũng trong tranh biếm họa trên báo Nhân dân về mặt nội dung và hình thức và Chương 3 tập trung đưa ra những vấn đề đặt ra về mặt nội dung, hình thức và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thông điệp về tham nhũng trong tranh biếm họa trên báo Nhân dân.
Kết quả đạt được của Khóa luận là việc làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lý luận về tác phẩm biếm họa báo chí và vấn đề về tham nhũng từ khái niệm, lịch sử ra đời, các loại tác phẩm, cá thể loại tham nhũng... Qua công việc khảo sát, Khóa luận đánh giá được về nội dung, hình thức trình bày và kỹ thuật thể hiện của biếm họa về tham nhũng trên báo Nhân dân rộng ra là thực trạng của biếm họa báo chí Việt Nam hiện nay. Từ kết quả nghiên cứu khẳng định vai trò của tác phẩm biếm họa về tham nhũng trên báo Nhân dân là rất quan trọng.
Thuận lợi khi thực hiện đề tài này đó là việc tác giả kế thừa được những thông tin liên quan đến biếm họa thông qua loạt các bài nghiên cứu chuyên sâu, bài báo về biếm họa Việt Nam được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cạnh đó là việc khảo sát trên báo Nhân dân với các số báo rất đầy đủ
trong cả 16 năm từ năm 2005 đến năm 2021, việc sử dụng biếm họa trên báo Nhân dân rất đều đặn, khơng có thời gian ngắt qng nên việc thống kế được chính xác. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện do gặp một số khó khăn trước nhất là khơng được kế thừa các cơng trình nghiên cứu về biếm họa do chưa có nhiều người đi sâu nghiên cứu lĩnh vực này, cộng với khó khăn trong việc phỏng vấn trực tiếp các họa sĩ biếm họa, nhiều họa sĩ từ chối phòng vấn do họ cũng cịn nhiều bức xúc với chính nghề nghiệp của mình, khó khăn về cá nhân là trình độ, sự hiểu biết của bản thân tác giả còn nhiều yếu kém, do vậy mà trong việc nhìn nhận, đánh giá và phân tích một loại tác phẩm báo chí mới cịn hạn chế. Trong việc trình bày thì Khóa luận này cũng cịn hạn chế trong việc xây dựng bố cục chương, tiết nên vẫn có nội dung bị trùng lặp. Rất mong những nghiên cứu sau sẽ khắc phục được những yếu kém này.
Hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả là việc mở rộng việc khảo sát biếm họa trên báo chí Việt Nam một cách có chiều sâu, lược lại lịch sử biếm họa trên những tờ báo cách mạng Việt Nam, rộng ra là nghiên cứu về nền biếm họa báo chí thế giới.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể các độc giả của báo Nhân dân, cũng như tập thể các bạn học sinh, sinh viên đã đồng ý tham gia khảo sát và đưa ra những ý kiến đánh giá khách quan, để đạt những mong muốn đối với việc phát triển biếm họa báo chí Việt Nam. Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của TS Nguyễn Thị Tuyết Minh – giảng viên Học viện Báo chí và Tun truyền đã tận tình hướng dẫn chi tiết, động viện và giúp đỡ em trong q trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, cá nhân tác giả mong muốn từ hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp Đại học sự đánh giá khách quan để tác giả Khóa luận có điều kiện chính sửa, hồn thiện Khóa luận tốt nghiệp!