BÁO NHÂN DÂN 3.1 Những vấn đề đặt ra về mặt nội dung

Một phần của tài liệu Thông điệp về tham nhũng trong tranh biếm họa trên báo nhân dân (khảo sát trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2021) (Trang 70 - 72)

- Tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng còn

BÁO NHÂN DÂN 3.1 Những vấn đề đặt ra về mặt nội dung

3.1. Những vấn đề đặt ra về mặt nội dung

Biếm họa bản chất là một loại hình nghệ thuật sớm xuất hiện trong đời sống xã hội lồi người, góp mặt trong các hoạt động tuyên truyền cổ động, quảng cáo, triển lãm, đấu giá và giảng dạy thế những từ khi biếm họa đi vào đời sống báo chí thì biếm họa khơng chỉ nổi danh mà còn trở thành một thể loại tác phẩm báo chí hết sức đặc biệt... nhìn lại sơ lược lịch sử biếm họa thế giới và Việt Nam khơng khó để chứng mưng điều đó. Tuy nhiên, báo Nhân dân nhiều năm nay vẫn còn tồn tại những vấn đề không chỉ của riêng tác phẩm biếm họa báo chí mà cịn là việc sử dụng tác phẩm biếm họa trên báo chí nói chung và báo in nói riêng

Đối với báo in Nhân dân với đặc thù là sản phẩm thông tin bằng văn bản, phát hành trên chất liệu giấy truyền thống, số trang báo rộng, khổ báo nhiều, tiện lợi trong sử dụng mà giá cả hợp lý... vẫn đang được công chúng ủng hộ. Báo Nhân dân hiện nay là tập hợp rất nhiều kênh thông tin khác nhau như văn bản, hình ảnh, đồ họa, tranh minh họa và cả biếm họa, biếm họa là một chất liệu đặc sắc tạo nên phong cách cho báo in Nhân dân, góp phần khẳng định chỗ đứng cho báo in Nhân dân trong lòng độc giả. Tuy nhiên biếm họa báo in Nhân dân cũng đang đứng trước những vấn đề về cạnh tranh giữa các thể loại cũng như nhu cầu tiếp nhận thông tin của cơng chúng báo chí.

Xét về mặt nội dung vẫn còn nhiều vấn đề cần được đặt ra: Biếm họa về tham nhũng trong báo Nhân dân đóng góp rất nhiều vào nhận thức của quần chúng và gửi gắm thơng điệp tích cực tới độc giả vì nội dung thơng tin của biếm họa về tham nhũng trên báo Nhân dân không chỉ phản ánh về một mặt của tham nhũng mà nói đến nhiều lĩnh vực khác nhau của phịng chống tham nhũng như tham nhũng về kinh tế, tham nhũng chính trị, tham nhũng hành chính,... mà cịn

mạnh về các cấp độ phản ánh, từ đả kích châm biếm, đến phê bình hay hài hước gây cười. Nhưng tranh biếm họa về tham nhũng chính trị trên báo Nhân dân gần như là vắng bóng, nếu có thì chỉ là tất ít. Để giải quyết được vấn đề này, các nhà lãnh đạo tòa soạn báo Nhân dân cũng như các họa sĩ cần có cái nhìn đúng đắn, đánh giá đúng chức năng và vai trị của biếm họa về tham nhũng chính trị nói riêng và biếm họa về tham nhũng nói chung.

Về đề tài thông tin, các họa sĩ vẽ biếm họa với vai trò là những người tham gia sáng tạo tác phẩm báo chí cần tích cực tham gia tun truyền thơng tin đối ngoại và đấu tranh về mặt chính trị tư tưởng, đấu tranh kiên quyết, có trọng điểm, chính xác, đúng pháp luật chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội khác.

Về mặt thể loại, cần phải phát triển thêm nhiều thể loại biếm họa, đặc biệt là tranh vui – hí họa. Điều này khơng chỉ áp dụng trên báo Nhân dân mà còn rộng ra là hệ thống báo chí nước nhà. Trong lịch sử báo chí nước nhà, thời kháng chiến các họa sĩ tham gia chủ yếu vẽ tranh châm biếm đả kích vì đối tượng của biếm họa lúc bấy giờ chính là quân xâm lược Pháp, Mỹ, Trung Quốc; ngày nay, biếm họa cũng vẫn nặng về phê phán đả kích mặc dù tranh vui có tác động rất lớn để giải trí, tạo hiệu ứng hài hước... như vậy phần nào báo chí đã quên đi tính chất khơi hài thuần túy vốn có của tranh biếm họa.

Với đa dạng về thể loại, biếm họa về tham nhũng sẽ có sức sống mạnh mẽ hơn, truyền tải được thông điệp tốt hơn tới độc giả, khả năng đi sâu vào đời sống công chúng dễ dàng hơn, giống như nhiều nước phương Tây, biếm họa còn được cắt dán để làm tranh treo tường vừa để giải trí, vừa để trang trí. Sự thật thì biếm họa, cũng giống như tiếng cười luôn cần thiết trong cuộc sosongs, nhất là một đời sống ngày càng tốc độ như hơm nay với những mặt tích cực và tiêu cực ngày càng phực tạp vì vậy biếm họa rất cần chú trọng vào nội dung gây cười, hài hước của mình.

u cầu về chi tiết thơng tin trong các tác phẩm biếm họa, biếm họa không chỉ dừng lại ở sự châm biếm, đả kích mà cịn phải là tác phẩm báo chí mang tính khơi hài, gây cười là cái cười trào lộng, chấm biếm hay cái cười hài hước thuần túy. Vì vậy tác phẩm biếm họa báo chí để đạt được thành cơng khơng chỉ dừng lại ở chi tiết thông tin chống tiêu cực mà giá trị cịn là tính chất khơi hài để bày tỏ cách nhìn của người họa sĩ về xã hội với sự tưởng tượng phóng phú, đa dạng. Họa sĩ Nhữ Đình Ngoạn (Nhím) trả lời phỏng vấn sâu của tác giả khóa luận đã chỉ ra rằng: “Vẽ biếm họa chỉ là một cái nghiệp thú vị, nó giúp họa sĩ biếm ln nhìn sự việc với một lăng kính với nhiều góc độ khác nhau. Sự tưởng tượng và sáng tạo là khơng có giới hạn. Sự hài hước cũng làm cho con người luôn vui vẻ, thoải mái trong cuộc sống... cá nhân tôi khi sáng tác đều có cố gắng suy nghĩ kỹ, tìm hiểu sự việc và những thông tin liên quan thật cẩn thận, thể hiện thật rõ ràng quan điểm của mình. Người xem có thể hiểu nhiêu cách nhưng khơng xa với các diễn đạt của tác giả, tránh việc có thể người xem dẫn đến những suy diễn trái chiều”.

Một phần của tài liệu Thông điệp về tham nhũng trong tranh biếm họa trên báo nhân dân (khảo sát trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2021) (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w