- Tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng còn
2.2. Hình thức thơng điệp về tham nhũng trong tranh biếm họa trên báo Nhân dân
mặt nội dung đã thể hiện được sự phong phú, đa dạng các thể loại vấn đề của tham nhũng như tham nhũng kinh tế, tham nhũng văn hóa – xã hội, tham nhũng hành chính, tham nhũng chính trị,... Biếm họa cùng với các thể loại tác phẩm báo chí trở thành “binh chủng” thông tin, tuyên truyền, thực hiện tốt các chức năng của báo chí cách mạng. Các họa sĩ thể hiện ở ý tưởng tranh độc đáo, sâu sắc và mới lạ, chỉ một vấn đề cũng những góc nhìn, các tiếp nhận và các tiếp cận khác nhau.Bên cạnh đó vẫn cịn một số tồn đọng, hạn chế về mặt nội dung: các tác phẩm biếm họa về tham nhũng trên báo Nhân dân bị trùng lặp nội dung thông tin
2.2. Hình thức thơng điệp về tham nhũng trong tranh biếm họa trên báoNhân dân Nhân dân
2.2.1. Về thể loại biếm họa sử dụng trong báo Nhân dân.
+ Tranh đơn:
Tranh đơn nói chung và tranh đơn trong báo Nhân dân nói riêng được hiểu là những bức biếm họa đứng độc lập, có giá trị riêng với tư các là một đơn vị tác phẩm. Nó có thể xây dựng thành một chuyên mục ổn định của trang báo.
Một số bức tranh đơn mang nhiều cấp độ khác nhau như đả kích, châm biếm, hài hước... Đối tượng chính của tranh là con người. Nhân dân được đặt trong bối cảnh khơng gian cụ thể đã nói lên một vấn đề, sự việc cụ thể. Qua khảo sát các tác phẩm biếm họa phản ánh vấn đề tham nhũng trên báo Nhân dân
có sử dụng một số ít là tranh đơn, từ năm 2005 đến 2021 có tất cả 31 tranh đơn, chiếm tỉ lệ thấp so với những bức tranh biếm họa về vấn đề tham nhũng trên báo
Nhân dân. Ban biên tập đã xây dựng thành chuyên mục ổn định, đặt tên là Góc hài hước. Góc hài hước chủ yếu nằm ở trang 5 của mỗi số báo, vẫn có ở một số
Hình 2.8
Tranh đơn của Trần Quyết Thắng, đăng trong số báo tết năm 2006 trang 48, báo Nhân dân
+ Tranh gộp:
Là tác phẩm biếm họa sử dụng nhiều tranh ( thường từ 3 tranh trở lên) ghép lại với nhau có chủ đề liên quan gần giống nhau để tác động qua lại lẫn nhau nhằm thúc đẩy ý nghĩa của từng tranh qua góc biếm họa. Ở tranh gộp biếm họa, câu chuyện được kể bằng chuỗi tranh thường có cái kết hài hước (nằm ở bức tranh cuối). Cái kết hài hước, đả kích, châm biếm, mỉa mai có thể chỉ là sự biểu đạt của yếu tố hình ảnh, cũng có thể là lời thoại (văn tự) của nhân vật mỗi các ngắn gọn, “đắt giá”.
Qua khảo sát, báo Nhân dân từ năm 2005 đến năm 2021 có thấy đặc trưng của báo Nhân dân là sử dụng nhiều tranh gộp do nhiều họa sĩ cùng tham gia duy trì từ nhiều năm nay.
Hình 2.9
Chùm ảnh của Võ An Lai, Vũ Ngọc Bách, Đăng Nhân và Chu Đức Tiến đăng tải 23/01/2006 trang 5, báo Nhân dân
Sự tác động qua lại lẫn nhau trong chùm ảnh của Võ An Lai, Vũ Ngọc Bách,
Đăng Nhân và Chu Đức Tiến rất khả quan. Từ bức tranh hối lộ tham nhũng
nhưng vẫn đưa ra luật phòng chống tham nhũng trong cơ quan nhà nước, từ đó nối sang bức tranh tiếp theo trong cơ quan nhà nước từ những vấn đề tham nhũng, tham ô kéo theo sự tiêu hoang tiền công quỹ bằng những buổi tiệc liên hoan vô bổ, cho đến sự không quan tâm đến chất lượng giá cả thị trường, hàng giả hay hàng thật, nó đều đang bị lẫn lộn trên thị trường.
+ Biếm họa chân dung:
Là bức tranh vẽ chân dung một nhân vật, trong đó người họa sĩ nhấn mạnh hay cường điệu những nhân tố đặc biệt của diện mạo nhân vật khiến cho nhật vật biến dạng, tức là khơng cịn giống với hình ảnh ngồi đời thực, đơn thuần chỉ nhằm để gây cười mang tính giải trí thơng thường; thậm chí là mang tính mỉa mai, chỉ trích những thói hư, tật xấu của nhân vật liên quan.
Đối dượng phản ánh của tác phẩm biếm họa chân dung thường là những nhân vật nổi tiếng, được nhiều người biết đến, hay là một nhân vậy hư cấu thể hiện rõ được thông điệp về vấn đề mà họa sĩ muốn nhắc tới.
Một bức tranh biếm họa chân dung được coi là thành công khi mà họa sĩ sử dụng bút pháp tạo hình, bóp méo nhân vật để dụ ý gây cười. Muốn bóp méo hay nhấn mạnh được vấn đề truyền tải thì người họa sĩ phải nắm vững về hình họa, chi tiết, nằm ở những niêm luật trong tạo hình. Ở hình 2.5, hoa sĩ tuy khơng phải vẽ một nhân vật người nổi tiếng để bóp méo nhân vậy, nhưng họa sĩ Lê Hồng Thiện đã phác họa lên được nhân vật hư cấu với chi tiết là chiếc phong bì và biểu cảm của gưởng mặt, để thấy rằng đây là vật tang của sự tham nhũng và gương mặt thoải mái khi nhận được sự tham ơ ấy (Hình 2.5).
2.2.2. Về bố cục, ngôn ngữ và kỹ thuật biểu đạt, truyền tải tác phẩm + Về bố cục của tác phẩm biếm họa về tham nhũng trên báo Nhân dân: Bố cục của một yếu tố quan trọng trong nghệ thuật tạo hình. Bố cục tác phẩm hội họa nói chung, tác phẩm biếm họa nói riêng đó là sự sắp đặt tổng hịa các yếu tố tạo hình trên bề mặt khn khổ bức tranh thơng qua sự diễn, phối hợp điều hịa của họa sĩ tạo ra sự biểu cảm của tác phẩm biếm họa và truyền đạt trực tiếp đến thị giác người xem. Tùy thuộc vào chủ đề của tranh biếm mà cách sắp
Hình 2.10
Biếm họa chân dung họa sĩ Lê Hồng Thiện trang 48, số báo
xếp bố cục của mỗi tác giả lại khác nhau. Có tác phẩm xây dựng bố cục uyển chuyển theo hình trịn. Có tranh biếm lại xây dựng bố cục theo lối cân xứng, đều đặn quy vào hình vng, hay hình tam giác để biểu thị các chủ đề chính – phụ rõ ràng của tác phẩm.
Qua khảo sát báo Nhân dân trong vòng 16 năm qua từ năm 2005 đến năm 2021 cho thấy, 100% các tác phẩm biếm họa về chủ đề tham nhũng được các họa sĩ xây dựng bố cục cân xứng, cân đối hài hòa, rõ ràng, chặt chẽ. Sở dĩ số bức tranh có bố cục tốt nhiều như vậy bởi lẽ bản thân các họa sĩ phần đông là những người được đào tạo chuyên nghiệp, có kiến thức về bố cục tạo hình. Mặt khác, qua khâu biên tập, cắt cúp của các biên tập viên, họa sĩ thiết kế, đội ngũ trình bày báo trong tịa soạn báo Nhân dân cũng đã làm cho những tác phẩm biếm họa ấy có bố cục tốt hơn. Qua đó cho thấy ngồi tài năng của người họa sĩ thì đội ngũ biên tập, họa sĩ thiết kế trong tịa soạn báo Nhân dân cũng đóng vai trị quan trọng để một tác phẩm biếm họa về tham nhũng đến độc giả. Đồng thời cách sắp xếp bố cục tốt tạo một cách nhìn đa chiều hơn của độc giả về chủ đề tham nhũng mà họa sĩ muốn nói tới qua tác phẩm biếm họa.
+ Về ngôn ngữ thể hiện:
Biếm họa là loại tác phẩm có ngơn ngữ chính là hình vẽ, nội dung thơng tin được biểu đạt qua nét vẽ của người họa sĩ, đó chính là loại ngơn ngữ truyền thơng đặc biệt. Mỗi họa sĩ bằng ngơn ngữ tạo hình và năng khiếu cá nhân đã truyền tải nội dung và cả chính kiến của mình trong mỗi tác phẩm về vấn đề tham nhũng trong xã hội. Các biếm họa tham nhũng trên báo chí nói chung và biếm họa tham nhũng trên báo Nhân dân nói riêng thì trong thời gian khảo sát đều có được xây dựng nhân vật châm biếm vấn đề tham nhũng cụ thể ở từng lĩnh vực khác nhau. Các nhân vật tham nhũng bị châm biếm dưới bàn tay tài hoa của các họa sĩ biếm đã biến dạng gây cười hóm hỉnh hoặc mỉa mai, châm biếm sâu cay.
Bên cạnh ngơn ngữ hình (vẽ) là chủ đạo, mỗi bức tranh đều có sự hỗ trợ hiệu quả của ngơn ngữ văn tự. Phần lớn những bức tranh được khảo sát trên báo Nhân dân về vấn đề tham nhũng đều có chú thích rõ ràng, lời văn trong sáng, dễ hiểu, đặc biệt là có một số hình ảnh kèm them những câu văn, câu thơ hóm hỉnh nhằm giải thích thêm cho nội dung tham nhũng cần biểu đạt qua hình vẽ, tác giả cũng là người họa sĩ vừa giỏi cả việc sử dụng ngơn ngữ tạo hình và ngơn ngữ văn bản.
Hình 2.11 đã cho ta thấy rõ được điều ấy. Tác giả đã kết hợp được cách thể hiện ngơn ngữ hình vẽ cùng ngôn ngữ văn tự để bổ sung bù đắp cho nhau để gây ấn tượng mạnh nhất tới độc giả.
+ Về kỹ thuật biểu đạt và truyền tải tác phẩm biếm họa về tham nhũng trên báo Nhân dân:
Hình 2.11
Tranh và thơ của Đặng Minh Phương, in trên số báo 18222 ngày
Qua khảo sát báo Nhân dân cho thấy, các họa sĩ biếm họa về vấn đề tham nhũng thường có rất nhiều kỹ thuật biểu đạt. Việc lựa chọn sử dụng kỹ thuật nào là phụ thuộc vào chất liệu, phương tiện thể hiện cũng như sở thích, khả năng của từng tác giả. Mỗi hình thức vẽ tranh lại có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tòa soạn báo Nhân dân cũng có sự góp mặt của nhiều họa sĩ có tên tuổi của Việt Nam với nhiều lứa tuổi, trình độ và sở thích khác nhau, do đó cũng có nhiều kỹ thuật thể hiện biếm họa khác nhau.
Về thủ công bằng tay là kỹ thuật vẽ biếm truyền thống nhất mà các họa sĩ vẫn thể hiện hàng ngày. Chất liệu thể hiện của loại tranh này chủ yếu là bằng bút sắt, bút mực hoặc bút chì... Kết quả của các kỹ thuật biểu đạt này cho ra đời những tác phẩm biếm họa đen – trắng hoặc được tô màu trên giấy,trên lụa. Ưu điểm của kỹ thuật vẽ này là sự chân thật trong tranh, sự mềm mại trong đường nét, chi tiết luôn đạt đến mực tinh tế và tỉ mỉ, thể hiện sự phóng khống, thoải mái của họa sĩ trong từng nét vẽ. Kỹ thuật vẽ bằng tay cũng tạo ra phong cách sáng tạo của họa sĩ, khiến người xem dễ dàng nhận ra tranh của họ trong rất nhiều những bức tranh của tác giả khác.
Báo Nhân dân có truyền thống sử dụng biếm họa in đen – trắng nhiều năm nay thơng qua mục “ Góc hài hước”. Tất cả các bức tranh của chuyên mục này do nhiều họa sĩ vẽ với kỹ thuật đen – trắng bằng bút sắt, mực nho. Những bức tranh của những họa sĩ ấy ngoài việc thể hiện ý tưởng độc đáo, cách phát hiện vấn đề chính xác mà cịn thể hiện rất rõ nét riêng của từng người.
Ngồi việc vẽ thủ cơng tranh bằng tay đen – trắng, các họa sĩ còn thể hiện tranh bằng các chất liệu màu như : bột màu, thuốc nước, màu dầu,... Tranh vẽ màu có lợi thế khiến cho bức tranh trở nên sinh động và hấp dẫn. Tuy nhiên, do việc in ấn của sản phẩm trên báo Nhân dân chưa đảm bảo về kỹ thuật như chế bản, chất liệu giấy, số lượng in ( in với số lượng ít thường cho chất lượng màu không đẹp) nên nhiều bức tranh được in ra trên các trang báo Nhân dân khơng cịn giữ được màu gốc, làm giảm hiệu quả tiếp nhận của công chúng.
Riêng đối với họa sĩ thể hiện tranh màu, việc dùng màu không phải là sự dễ dàng đối với những họa sĩ ít kinh nghiệm. Màu sắc là sự cảm thụ của mỗi người, nó thể hiện rất rõ đặc điểm, tính cách, các trạng thái tâm lý của người sử dụng màu, do đó địi hỏi người vẽ phải có tay nghề cao cùng với sự tinh tế trong thể hiện bức tranh của mình.
Khoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thơng tin đã đạt đến trình độ tiên tiến và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Lĩnh vực tạo hình đã áp dụng cơng nghệ thông tin hiệu quả. Các họa sĩ đã sử dụng máy vi tính để sáng tạo các sản phẩm tạo hình, trong đó có sáng tác biếm họa. Biếm họa may mắn có thêm một kỹ thuật thể hiện mới, đó là vẽ trên máy tính với các phần mềm chuyên dụng như Corel draw, Illustractor, Studio 3D Max... Kỹ thuật vi tính đã trợ giúp cho các họa sĩ vẽ tranh nhanh hơn, hình ảnh gọn gàng, đẹp hơn, bố cục dễ dàng hơn; đường nét, màu sắc tươi tắn hơn. Mặt khác, ít tốn kém chi phi, đồng thời khả năng lưu trữ tốt, có thể nhân bản hiệu quả và gửi đi khắp thế giới qua mạng Internet... Đặc biệt kỹ thuật này thích hợp đối với vẽ chân chung biếm họa khi bóp méo hình họa bằng phần mềm. Tuy nhiên, vẽ bằng phương pháp này thì tính độc đáo của tranh lại giảm đi, tranh không “thật”, cứng, thiếu cái hồn tác phẩm.
Để dung hòa giữa lối vẽ truyền thống hay hiện đại, các họa sĩ đã sáng tạo ra phương pháp kết hợp vừa vẽ bằng tay vừa hoàn thiện tranh bằng các phần mềm đồ họa trên máy tính. Nếu như kỹ thuật truyền thống là vẽ tranh bằng tay, kỹ thuật hiện đại là sử dụng máy tính và các phần mềm đồ hạo chuyên dụng thì với việc hiểu rõ những ưu khuyết điểm của từng phương pháp, rất nhiều hóa sĩ đã kết hợp hai kỹ thuật này lại với nhau để làm nên một kỹ thuật vẽ mới. Đó là khi một bức tranh được họa sĩ vẽ bằng tay trên giấy, sau đó scan trên máy tính để đổ màu, bóp méo hình ảnh. Cơng việc này đảm bảo cho bức tranh vừa có nét mềm mại của vẽ tay, vừa có sự đổ màu vừa vặn bằng phần mềm đồ họa vi tính. Thêm vào đó, khâu đổ màu giúp họa sĩ có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí mà vẫn
thể hiện được ý tưởng của mình với màu sắc ưng ý. Những bức tranh dạng này vẫn đảm bảo việc thể hiện ý tưởng độc đáo, rất rõ rệt nét vẽ riêng của từng người, khiến người xem khó có thể nhầm lẫn vừa tạo ra cho bức tranh đẹp nhờ công việc đổ màu vừa vặn. Việc sử dụng kết hợp hai kỹ thuật truyền thống và hiện đại còn là xu hướng chung của sáng tác biếm họa trên thế giới.
Tóm lại về mặt hình thức, tuy chỉ đăng gỏn gọn ở phần cuối của trang 5 , mục Góc hài hước của báo Nhân dân, nhưng tranh được in rất rõ nét, đã trở thành một phần không thể thiếu của tờ báo. Về kỹ thuật thể hiện, với cùng một lối vẽ tay tranh chì hay bút mực, các họa sĩ biếm của báo Nhân dân luôn đưa ra những bức tranh vẽ độc đáo về mặt tạo hình, sự tỷ mỉ trong từng đường nét làm cho tranh thêm sâu sắc, ý nghĩa. Về mặt hình thức trên báo Nhân dân, các họa sĩ biếm đã sử dụng nhiều hình thức biểu đạt tác phẩm, từ tranh đơn, tranh gộp, chân dung biếm,... tạo nên sự sinh động hấp dẫn, đa dạng, góp phần tạo ra sản phẩm báo chí phong phú, dễ hiểu cơng chúng.
Hình 2.11
Đây là bảng đánh giá về mặt nội dung thông tin và hình thức thể hiện, kỹ thuật thể hiện của tác phẩm biếm họa về tham nhũng trong tranh biếm họa trên báo Nhân dân, kết quả thu được theo bảng như sau:
BÁO NHÂN DÂN (180 phiếu = 100%)
Nội dung thông tin (Số phiếu/%) Tốt 47 (26,11%) Khá 102 (56,67%) Trung bình 20 (11,11%) Kém 11 (6,11%) Hình thức thể hiện (Số phiếu/%) Tốt 39 (21,67%) Khá 92 (51,11%) Trung bình 37 (20,56%) Kém 12 (6,66%) Kỹ thuật thể hiện (Số phiếu/%) Tốt 43 (23,88%) Khá 95 (52,78%) Trung bình 37 (20,56%) Kém 5 (2,78%) Bảng 2.3
Những tồn tại hạn chế về mặt hình thức thể hiện: nhiều bức vẫn có lối vẽ đơn giản, sơ sài, thiếu cái hồn, cái cảm xúc của biếm họa, có khi đây chỉ là các