CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo
4.1.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của sản phẩm gạo xuất khẩu Việt
tại thị trường EU
Ưu điểm
Việt Nam có tiềm năng sản xuất lúa gạo với khối lượng lớn và đa dạng, có nhiều cơ hội cạnh tranh về giá so với các đối thủ trong khu vực và trên thế giới. Lao động Việt Nam nói chung, lao động trong ngành nơng nghiệp nói riêng đều cần cù, khéo léo, tiếp thu cơng nghệ nhanh, có kinh nghiệm trong sản xuất lúa nước. Với lợi thế lao động giá rẻ đã tạo ra sản phẩm giá rẻ hơn so với các nước khác, nhờ vậy sản phẩm gạo của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Cùng với sự tăng trưởng về sản lượng gạo xuất khẩu, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng đã và đang có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ xuất khẩu gạo đã qua chế biến sâu tăng lên, bước đầu tạo được năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thực tế, trong những năm đầu tham gia thị trường gạo thế giới (1989-1994), chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam còn thấp xa so với gạo xuất khẩu của Thái Lan về cả độ dài, mùi thơm, bạc bụng, tỷ lệ tấm... nên giá cả thấp, chủ yếu xuất sang thị trường các nước châu Phi, Trung Đông thông qua các nước trung gian. Trong thời kỳ từ 1996 đến nay, để phù hợp với yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện một bước đáng kể. Cụ thể, trong những năm gần đây, trong cơ cấu gạo xuất khẩu, gạo cao cấp và gạo thơm tiếp tục tăng mạnh và chiếm tỷ trọng khá cao. Thời gian qua, dưới bối cảnh dịch bệnh khó khăn, nhưng sản lượng và giá trị kim ngạch gạo xuất khẩu vẫn tăng là do Việt Nam đang thay thế dần các loại gạo phẩm cấp thấp sang phẩm cấp cao để vào thị trường cao cấp, khó tính như EU.
Ngồi ra, việc tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo được triển khai mạnh mẽ đã làm thay đổi quy trình canh tác lúa theo hướng nâng cao chất lượng thay vì tăng sản lượng. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực của ngành gạo xuất khẩu Việt Nam.
Nhược điểm
Theo những đánh giá trên đây thì mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh khá cao và đang ngày càng được cải thiện trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu. Cụ thể đó là:
Sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất gạo nói riêng ở nhiều nơi cịn phân tán, manh mún, mang nhiều yếu tố tự phát, giá thành còn cao và giá trị gia tăng thấp, cơ giới hóa cịn chậm, tổn thất sau thu hoạch lớn (hiện nay tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của nước ta là 13-16%, Thái Lan khoảng 7-10%) (Hà Văn Hội, 2015). Cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ bảo quản, chế biến nông sản thiếu, làm tăng tổn thất và giảm chất lượng trong q trình bảo quản. Cơng nghiệp chế biến sâu các sản phẩm từ gạo chưa phát triển đồng đều, nhất là các sản phẩm phụ chưa được chế biến để nâng cao giá trị gia tăng.
Phần lớn gạo của Việt Nam khi xuất khẩu ra thị trường thế giới đều đã qua khâu chế biến, nhưng hiện nay, trên thị trường vẫn chưa có một thương hiệu gạo Việt Nam nào đủ mạnh để xứng với tầm xuất khẩu hàng đầu trên thế giới. Hiện tại, Việt Nam có hơn chục thương hiệu gạo nhưng những thương hiệu này thường xuyên bị đánh cắp bởi các cơng ty nước ngồi do phần lớn các doanh nghiệp trong nước tự đặt tên thương hiệu cho sản phẩm của mình căn cứ vào giống lúa đặc sản chất lượng cao và xuất xứ nơi người trồng. Các thương hiệu phổ biến nhất là Nàng Hương, Nàng Thơm, Jasmine, KDM xuất khẩu từ Việt Nam đang được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng nước ngồi khơng được gắn với “Made in Vietnam”, có chăng cũng chỉ ghi ngồi bao bì là “Origin: Vietnam” (nguồn gốc từ Việt Nam).
Bên cạnh đó, vì chưa gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất khẩu, chế biến và nông dân và vùng nguyên liệu nên các doanh nghiệp chưa chủ động trong ký kết
các hợp đồng xuất khẩu. Số lượng doanh nghiệp tham gia vào các hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp ít về số lượng, quy mơ nhỏ, năng lực hạn chế, do đó các hợp đồng liên kết hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Thị trường xuất khẩu chủ lực chưa thực sự vững chắc, chưa có khối lượng và chất lượng ổn định. Việc phối hợp để phát triển thị trường trong nước và ngoài nước chưa hài hòa theo hướng bổ sung cho nhau khi thị trường biến động. Công tác xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế do kinh nghiệm cũng như kinh phí dành cho hoạt động này có hạn. Cơng tác thông tin, dự báo thị trường cịn thiếu cụ thể, khơng kịp thời, nên chưa thật sự góp phần hướng dẫn sản xuất phát triển theo nhu cầu thị trường, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất. Việc tổ chức, điều hành xuất khẩu gạo cũng bộc lộ nhiều nhược điểm.