Những đóng góp của đề tài

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam – EU (EVFTA) đến xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường EU (Trang 59 - 61)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1. Những đóng góp của đề tài

Việc phân tích, đánh giá đúng thực trạng, tác động để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng gạo xuất khẩu tại thị trường EU là vấn đề vô cùng quan trọng không những chỉ về mặt nhận thức, lý luận mà còn ý nghĩa về mặt thực tiễn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực. Xuất phát từ quan điểm trên, bài nghiên cứu đã tập trung giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất, bài nghiên cứu đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về nội

dung và yêu cầu của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng phân tích và đánh giá được tình hình chung của thị trường gạo EU dựa trên các phương diện: phân khúc thị trường, nhu cầu sử dụng gạo, thị hiếu của người tiêu dùng để làm cơ sở đánh giá khả năng thâm nhập thị trường của gạo xuất khẩu Việt Nam.

Thứ hai, bài nghiên cứu đã phân tích và đánh giá được tình hình xuất khẩu sang

thị trường EU của ngành gạo Việt Nam trong bối cảnh Hiệp định EVFTA được thực hiện. Qua đó đã thấy được những nỗ lực cũng như những bước phát triển vượt bậc của sản phẩm gạo xuất khẩu Việt Nam, nhất là trong thời điểm EVFTA chính thức có hiệu lực cùng với thời gian đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu đã chỉ ra được những tác động đáng kể của Hiệp định Thương mại

tự do Việt Nam – EU đến ngành gạo xuất khẩu. Hiệp định như một đòn bẩy mạnh mẽ, nhờ việc tận dụng những ưu thế từ EVFTA, gạo Việt Nam được đà nâng cao chất lượng, từ đó đẩy mạnh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội hấp dẫn, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU cũng đưa ra cho ngành gạo xuất khẩu Việt Nam những thách thức khơng nhỏ, địi hỏi chúng ta phải có những biện pháp và hướng đi đúng đắn, phù hợp.

Thứ ba, căn cứ vào bối cảnh trong nước và quốc tế, bằng cách sử dụng những

tiêu chí cơ bản để đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam như: sản lượng và doanh thu, giá cả, chất lượng, chi phí sản xuất, điều kiện các yếu tố đầu vào, bài nghiên cứu đã đánh giá được khả năng cạnh tranh của hạt gạo Việt tại thị trường các nước Liên minh châu Âu. Có thể thấy, năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã được nâng lên một cách rõ rệt trong những năm qua. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của mặt hàng này vẫn còn thấp, điểm mạnh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ ở bề rộng chứ chưa thể hiện ở bề sâu như chất lượng sản phẩm vẫn chưa thực sự được cải thiện tốt và đồng đều, thị trường xuất khẩu tuy đang được mở rộng nhưng không ổn định, chưa thâm nhập sâu được vào các thị trường các nước phát triển có địi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, phần lớn gạo xuất khẩu phải qua trung gian và mang thương hiệu nước ngoài.

Thứ tư, trên cơ sở đánh giá bối cảnh, điều kiện thị trường trong nước và quốc

tế, bài nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp thích hợp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam tại EU trong thời gian tới. Những giải pháp chủ yếu gồm giải pháp về hồn thiện các thể chế chính sách quản lý của nhà nước, về việc thực hiện hiệu quả Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU, về nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu… Các giải pháp này cần được phối hợp thực hiện một cách đồng bộ để năng lực cạnh tranh của sản phẩm gạo xuất khẩu Việt Nam có thể được nâng cao rõ rệt và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam – EU (EVFTA) đến xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường EU (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)