Khuyến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam – EU (EVFTA) đến xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường EU (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam tại thị trường

4.2.2. Khuyến nghị đối với Nhà nước

Thứ nhất, hồn thiện thể chế, chính sách

Để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành lúa gạo, chính phủ cần sớm hồn thiện các nội dung về thể chế, chính sách, bao gồm: chính sách tích tụ ruộng đất, chính sách tín dụng, hỗ trợ liên kết, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào nơng nghiệp, chính sách bảo hiểm nơng nghiệp. Đặc biệt là đối với chính sách tín dụng, vì có ý nghĩa quan trọng với cả người nơng dân lẫn các doanh nghiệp, nên chính phủ cần có chính sách thơng thống, đồng thời kéo dài thời hạn vay để các doanh nghiệp có điều kiện tốt nhất để liên kết, tiêu thụ lúa cho nông dân và dự trữ lúa gạo với sự tham gia hỗ trợ của ngành ngân hàng trong cho vay theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, chính phủ cần tiếp tục thực hiện rà sốt, điều chỉnh, hồn thiện cơ chế điều hành xuất khẩu gạo và quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân để phù hợp với diễn biến thị trường, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo cũng như tham gia sâu vào chuỗi giá trị gạo tồn cầu. Từ năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, thay thế cho Nghị định số 109/2010/NĐ-CP, có nhiều điểm mới thể hiện tư duy đổi mới trong quản lý của

Chính phủ, của Bộ Cơng thương về kinh doanh xuất khẩu gạo như: loại bỏ quy định về địa bàn đầu tư xây dựng, quy mô kho chứa, cơ sở xay xát chế biến thóc, gạo; khuyến khích thương nhân đầu tư sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng gạo có chất lượng, giá trị cao; thương nhân có thể thuê kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh… Đây là những bước tiến mới về thể chế theo hướng mở, tạo thuận lợi cho thương nhân khi gia nhập thị trường xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đã ký nhiều FTA như Hiệp định EVFTA; RCEP; UKVFTA, thì các cơ quan chức năng cần rà sốt, đề xuất cơ chế, chính sách để ứng phó linh hoạt, phù hợp những biến động thường xuyên từ thị trường xuất khẩu gạo.

Thứ hai, triển khai thực hiện hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU

Bộ Cơng Thương cần chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam triển khai và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do đã ký kết để tận dụng tối đa cơ hội mở rộng khai thác các thị trường như EU. Cùng với đó, Bộ cần nhanh chóng triển khai thực hiện các giải pháp về cơ chế chính sách, tháo gỡ rào cản kỹ thuật và thương mại, nội luật hóa các cam kết quốc tế, thủ tục hải quan, logistics… giúp doanh nghiệp xuất khẩu gạo khai thác tốt thị trường. Thông qua việc thực hiện có hiệu quả EVFTA để mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu gạo, Hiệp định này cịn có khả năng đưa sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam có điều kiện thâm nhập các thị trường phân khúc gạo cao cấp. Đồng thời, bằng việc tích cực hỗ trợ các hoạt động quốc tế quảng bá gạo Việt Nam, tổ chức Festival lúa gạo Việt Nam ở nước ngoài và tham gia các diễn đàn quốc tế về lúa gạo… chính nhằm mục đích góp phần đưa quảng bá thương hiệu gạo Việt ra nước ngoài, khiến sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đạt giá trị cao.

Thứ ba, hỗ trợ doanh nghiệp và người nông dân nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu

Bộ Công Thương cần tiếp tục chủ động phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - là cơ quan được giao chủ trì về sản xuất để tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp liên quan đến tái cơ cấu ngành lúa gạo, nâng cao giá trị và chất lượng gạo Việt Nam, xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhà nước nên đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển những giống lúa có năng suất và chất lượng cao, đáp ứng cơ cấu chủng loại gạo theo chiến lược xuất khẩu. Ngoài ra, nhà nước cũng nên phát triển các vùng sản xuất tập trung theo giống đã được xác định và có sự liên kết sản xuất - tiêu thụ, xuất khẩu. Đặc biệt cần phải lưu ý, chú trọng tới khâu kiểm tra chất lượng gạo xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất để sản phẩm có chất lượng đồng nhất và đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm. Về vấn đề này, cần đáp ứng tuyệt đối quy định mức dư lượng tối đa cho phép của thuốc bảo vệ thực vật và truy xuất được nguồn gốc. Khi kiểm tra chất lượng gạo xuất khẩu cần phải lưu ý để loại trừ các tình huống gian lận, giao hàng không đúng phẩm cấp so với mẫu mã của hợp đồng để đảm bảo uy tín chất lượng gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Muốn vậy, chính phủ cần phải ban hành những văn bản pháp lý cụ thể về việc kiểm tra chất lượng gạo xuất khẩu. Bên cạnh đó, chính phủ cũng cần xử lý nghiêm khắc các trường hợp cố ý gian lận làm ảnh hưởng đến uy tín chất lượng gạo Việt Nam, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Thậm chí đối với những doanh nghiệp vi phạm nhiều lần thì cần phải rút giấy phép kinh doanh, không cho phép tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo. Đối với các đơn vị làm dịch vụ kiểm định nếu thơng đồng, bao che cho sự gian lận đó cũng bị xử lý nghiêm khắc như các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Xuất khẩu gạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Lúa gạo được xem là ngành hàng có nhiều lợi thế so sánh của Việt Nam, đặt ra yêu cầu phát triển mạnh mẽ ngành lương thực để đáp ứng nội địa, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển xuất khẩu gạo góp phần làm giàu cho đất nước. Đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu được thực hiện, mặt hàng gạo xuất khẩu lại được quan tâm hơn hết bởi những cơ hội phát triển nhận được cũng như những thách thức cần phải đối mặt và vượt qua.

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam – EU (EVFTA) đến xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường EU (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)