CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường EU
3.2.1. Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường EU trước khi tham gia
định EVFTA
Sản lượng và kim ngạch
Việt Nam là một nước nơng nghiệp có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển ngành nơng nghiệp nói chung cũng như sản xuất lúa gạo nói riêng. Trong kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam, xuất khẩu gạo luôn chiếm tỷ trọng cao, trở thành một nguồn thu quan trọng trong ngân sách nhà nước. Hiện nay, gạo Việt Nam đã có mặt ở trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có EU. Tuy nhiên, có một thực tế là thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào các nước Châu Á như Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc… ngoài ra Iraq, Bờ Biển Ngà cũng là những thị trường có tăng trưởng xuất khẩu gạo cao. Năm 2019
Việt Nam xuất khẩu 6,37 tấn gạo, tương đương 2,81 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines tăng rất mạnh 109,5% về lượng và tăng 92,6% về kim ngạch so với năm 2018, đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, đạt 2,13 triệu tấn, trị giá 884,95 triệu USD, chiếm 33,5% trong tổng lượng và chiếm 31,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Xuất khẩu gạo sang thị trường Bờ Biển Ngà đứng vị trí thứ 2 về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 8 trên 9% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 583.579 tấn, tương đương 252,63 triệu USD, tăng 111% về lượng và tăng 61,4% về kim ngạch so với năm trước. Trung Quốc đứng vị trí thứ 3, giảm mạnh trên 64% cả về lượng và kim ngạch so với năm 2018, đạt 477.127 tấn, tương đương 240,39 triệu USD, chiếm 7,5% trong tổng lượng và chiếm 8,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Nhìn vào những con số trên có thể thấy, gạo xuất khẩu Việt Nam đang có tỉ lệ phụ thuộc cao vào một số thị trường nhất định. Vì thế, đây sẽ là rủi ro khá lớn đối với Việt Nam nếu các quốc gia này không tiếp tục nhập khẩu gạo nước ta.
Bảng 3.1: Thị trường xuất khẩu gạo năm 2017 – 2018
Thị trường Xuất khẩu 2017 (USD)
Xuất khẩu 2018
(USD) Thay đổi (%) Trung Quốc 1.026.354.579 683.363.161 -33,4 Philippines 222.577.095 459.524.321 106,5 Indonesia 5.883.407 362.663.037 6.064,2 Malaysia 210.154.683 217.755.470 3,6 Ghana 202.440.880 214.141.870 5,8 Irap 86.916.049 168.660.000 94,0 Bờ biển Ngà 102.511.578 156.570.930 52,7 Hồng Kông (Trung Quốc) 30.925.294 50.609.187 63,6 Singapore 52.919.389 46.662.094 -11,8
Hình 3.5: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2019
(Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương)
EU là thị trường xuất khẩu gạo lớn và tiềm năng nhưng số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Châu Âu còn khá thấp. Trong giai đoạn 2015 – 2019, sản lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam của các quốc gia trong khối Liên minh châu Âu (EU) còn rất hạn chế do các yêu cầu về chất lượng cũng như xuất xứ hàng hóa. Tuy vậy các thị trường hàng năm vẫn nhập các đơn hàng gạo của Việt Nam tại châu Âu tiêu điểm như: Bỉ, Hà Lan, Ba Lan, Pháp và Tây Ban Nha, Phần Lan, Đan Mạch và Thụy Điển… Sản lượng gạo xuất khẩu sang EU trong khoảng 10 năm trở lại đây chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ khoảng 1% so với tổng sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Năm 2015, Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu cả nước đạt gần 6,7 triệu tấn, tương đương kim ngạch ở mức 2,85 tỷ USD, tăng 5,8% và 2,9% về khối lượng và giá trị so với năm 2014. Các thị trường tại EU được ghi nhận có xu hướng giảm trong hoạt động nhập khẩu gạo từ Việt Nam, đặc biệt là Pháp giảm 79,97% về sản lượng và 75,87% về kim ngạch, Tây Ban Nha giảm 52,96% và giảm 63,54% về kim ngạch xuống mức 992 tấn ứng với 484.344 USD, cùng đó 2
thị trường Bỉ và Hà Lan đều có sự sụt giảm. Tổng sản lượng gạo xuất khẩu sang thị trường EU chỉ đạt khoảng 18.000 tấn. Đến năm 2017, trong khi xuất khẩu gạo Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc với 7,77 triệu tấn thì sản lượng và giá trị xuất khẩu sang thị trường EU rơi xuống mức thấp kỷ lục với 7,90 nghìn tấn và 3,82 triệu USD. Nguyên nhân của việc sụt giảm về sản lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU trong giai đoạn này bởi vì gạo Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh gay gắt với các thị trường khác như Thái Lan và Campuchia. Trong khi các nước đang tăng cường sản xuất các loại gạo có chất lượng tốt thì Việt Nam vẫn chủ yếu chú trọng đến chỉ tiêu số lượng, chưa có sự quan tâm đúng mực đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu, đồng thời cũng chưa khai thác một cách có hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào cơng nghệ, trình độ lao động, quản lý để gạo xuất khẩu có chỗ đứng vững trong khu vực EU. Ngồi ra, vì người dân EU sử dụng gạo ít hơn người châu Á và châu Phi, nên xu hướng và nhu cầu sử dụng gạo thơm có chất lượng cao được đẩy lên cao trong khi Việt Nam chú trọng vào gia tăng sản lượng, góp phần khiến cho giá và lượng gạo xuất khẩu giai đoạn này giảm mạnh. Có thể thấy trong giai đoạn này, gạo Việt Nam chưa khẳng định được tên tuổi cũng như chưa xây dựng được thương hiệu gạo Việt trong mắt thị trường các nước thành viên EU.
Bảng 3.2: Số liệu thống kê sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang một số thị trường EU năm 2015
Thị trường Năm 2015 Năm 2014 +/- (%) năm 2015 so với 2014 Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD) Bỉ 8.109 3.650.394 9.787 4.858.499 -17,15 -24,87 Hà Lan 6.301 3.030.016 8.403 4.204.349 -25,01 -27,93 Ba Lan 3.152 1.672.021 2.983 1.511.549 +5,67 +10,62
Tây Ban Nha 992 484.344 2.109 1.328.527 -52,96 -63,54
Pháp 609 429.876 3.04 1.781.478 -79,97 -75,87
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Trong năm 2019, mặc dù Hiệp định EVFTA chưa hoàn tất thủ tục ký kết, nhưng tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường EU đã có dấu hiệu khởi sắc. Cụ thể, sản lượng gạo xuất khẩu sang hầu hết các quốc gia EU đều tăng cả về sản lượng và kim ngạch so với năm 2018. Trong đó đáng chú ý là các thị trường: Senegal tăng gấp 13,1 lần về lượng và tăng gấp 10,2 lần về kim ngạch; Bỉ tăng 187,5% về lượng và tăng 224,9% về kim ngạch, Angola tăng 255,4% về lượng và tăng 135,2% về kim ngạch, Ba Lan tăng 153,3% về lượng và tăng 128,7% về kim ngạch. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), kim ngạch nhập khẩu gạo của EU từ Việt Nam tăng lên mức 35,83 triệu USD trong năm 2019, tăng 96% so với năm 2018 và 180% so với 2017.
Trong 8 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang EU gần 16.000 tấn gạo, tương đương xấp xỉ 8,5 triệu USD. Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu gạo trong thời điểm này, có 65% số thị trường cho thấy mức tăng đáng kể kim trong sản lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, Tây Ban Nha tăng 220% về lượng và tăng 277% về kim ngạch, đạt 1.347 tấn, tương đương 0,73 triệu USD; Pháp tăng 145,87% về lượng và 161,05% về kim ngạch, đạt 2.557 tấn, tương đương 1,55 triệu USD.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2019 – 2020, sản lượng gạo nhập khẩu vào thị trường EU từ Việt Nam đã cho thấy sự gia tăng đáng kể. Tuy số lượng gạo vẫn còn chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng đã tạo ra bước đột phá đáng kể, góp phần xây dựng vị trí và thương hiệu của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Bảng 3.3: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo sang EU (27) của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020
Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Sản lượng
(Tấn) 40.894 29,350 15.069 56.551 59.035 Kim ngạch
(USD) 18.561 12.543 13.050 29.336 33.284
(Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế)
Giá gạo xuất khẩu
Theo thống kê của Bộ Công Thương, năm 2015, giá gạo xuất khẩu đạt 425,83 USD/tấn, giảm 8,05% so với cùng kỳ năm 2014, tương đương với giá gạo xuất khẩu cùng loại của Thái Lan. Đến năm 2018, theo số liệu báo cáo của Bộ Công thương, thời điểm đầu năm 2018, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng như của các nước xuất khẩu khác đều có xu hướng tăng nhờ những thơng tin tích cực từ các nước nhập khẩu. Giữa năm 2018, giá gạo xuất khẩu tăng cao, có thời điểm đạt gần 450 USD/tấn cho gạo trắng 25% tấm, cao hơn các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan… Cuối năm, giá gạo xuất khẩu giảm dần, đạt khoảng 370-380 USD/tấn cho gạo trắng 25% tấm thời điểm cuối năm. Giá gạo xuất khẩu được duy trì ở mức cao đã góp phần tiêu thụ hàng hóa với mức giá cao, thúc đẩy sản phẩm gạo xuất khẩu Việt Nam phát triển.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong cơ cấu xuất khẩu gạo sang EU, gạo thơm chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 48%), tiếp theo đến các loại gạo đặc biệt như gạo lứt, gạo hữu cơ, gạo giống Nhật. Năm 2019, thị trường EU chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu nhóm gạo lứt, gạo hữu cơ, gạo huyết rồng… của nước ta với tỷ trọng 16,1%, đối với gạo đồ là 14,6%. Năm 2020, xuất khẩu gạo thơm sang EU cũng đạt 38,98 nghìn tấn, tương đương 23,8 triệu USD, với mức tăng trưởng bình quân đạt 66,2%/năm (về lượng) và 72,8%/năm (về trị giá) giai đoạn 2016 - 2020.
Hình 3.6: Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu sang EU-27 năm 2019
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)