1.2.1. Những thành tựu trong nghiên cứu mà luận án kế thừa và tiếp tục pháttriển triển
Qua tổng quan các cơng trình nghiên cứu trên ba phương diện lớn, bao gồm: nhóm các cơng trình nghiên cứu chung về lý luận về KSONMTN và pháp luật KSONMTN; thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật KSONMTN; định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật KSONMTN ở Việt Nam, tác giả nhận thấy các nghiên cứu đã giải quyết được những vấn đề sau:
Thứ nhất, các cơng trình đã đưa ra được một số quan điểm về khái niệm ô
nhiễm mơi trường nước, kiểm sốt ơ nhiễm, pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm trong một số lĩnh vực, các nguyên tắc điều chỉnh pháp luật kiểm sốt ơ nhiễm trong một số lĩnh vực. Luận án sẽ kế thừa các quan điểm về ONMTN là sự biến đổi các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học theo chiều hướng tiêu cực để xây dựng khái niệm ONMTN, kế thừa quan điểm về pháp luật KSONMTN phải phù hợp với pháp luật BVMT nói chung để tiếp tục bổ sung, làm rõ trong luận án.
Thứ hai, các cơng trình đã bước đầu chỉ ra nội dung cơ bản của pháp luật
kiểm sốt ơ nhiễm như các quy định về quy hoạch BVMT, quy chuẩn kỹ thuật, các công cụ kinh tế, kỹ thuật, khoa học-công nghệ, các chế tài xử lý vi phạm. Bước đầu khái quát được quá trình hình thành và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về KSONMTN ở Việt Nam. Chỉ ra một số kinh nghiệm quốc tế về xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về KSONMTN. Luận án sẽ kế thừa các
quan điểm về nội dung pháp luật KSONMTN cần bao gồm các nhóm quy định về quy chuẩn kỹ thuật; các biện pháp kinh tế, hành chính, kỹ thuật để điểu chỉnh hành vi của các chủ thể có liên quan; chế tài xử lý vi phạm, từ đó xây dựng cơ cấu nội dung của pháp luật KSONMTN.
Thứ ba, các cơng trình đã phân tích, đánh giá được thực trạng pháp luật
KSONMTN ở Việt Nam ở một số phương diện như quản lý nguồn thải, quy chuẩn kỹ thuật môi trường nước, xử lý vi phạm hành vi gây ONMTN, chỉ ra một số hạn chế về quy định pháp luật cũng như việc thực thi pháp luật. Luận án sẽ tiếp thu các nội dung trên và tiếp tục mở rộng, đánh giá thêm một số nhóm quy định pháp luật về KSONMTN như thông tin môi trường, quy hoạch BVMT,…
Thứ tư, các cơng trình đã chỉ ra phương hướng để hồn thiện một số nhóm
quy định cụ thể trong pháp luật KSONMTN. Luận án sẽ kế thừa quan điểm trên, xây dựng phương hướng hoàn thiện pháp luật KSONMTN và các giải pháp một cách toàn diện, tổng thể hơn, hướng đến xây dựng Luật KSONMTN ở Việt Nam.
1.2.2. Các vấn đề cần tiếp tục bổ sung nghiên cứu
Qua việc đánh giá tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan đến đề tài Luận án, tác giả nhận thấy nghiên cứu về pháp luật KSONMTN ở Việt Nam vẫn cịn những hạn chế, thiếu sót như sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu chưa phân biệt khái niệm môi trường nước và tài
nguyên nước, chưa làm rõ được khái niệm KSONMTN, đặc điểm của KSONMTN.
Thứ hai, chưa có nghiên cứu làm rõ khái niệm pháp luật KSONMTN, yêu
cầu của pháp luật KSONMTN, vai trò của pháp luật KSONMTN và các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung pháp luật KSONMTN, chưa chỉ ra được cơ cấu nội dung của pháp luật KSONMTN.
Thứ ba, các nghiên cứu mới đánh giá thực trạng một số quy định trong
pháp luật KSONMTN, thường đánh giá trong tổng thể pháp luật BVMT nói chung, chưa nghiên cứu, rà sốt một cách có hệ thống các quy định pháp luật KSONMTN theo từng giai đoạn phòng ngừa, dự báo ONMTN; phát hiện, ngăn
ngừa, ứng phó, xử lý ONMTN; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật KSONMTN.
Thứ tư, các nghiên cứu chưa đưa ra định hướng và giải pháp tổng thể để
hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật KSONMTN ở Việt Nam mà mới đề cập phương hướng hồn thiện của từng nhóm quy định riêng lẻ, chưa có sự kết nối, đánh giá một cách toàn diện, đặc biệt chưa chỉ ra hoàn thiện pháp luật KSONMTN cần các nhóm giải pháp hồn thiện quy định pháp luật và nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật.