3.2. Thực trạng các quy định về quản lý nguồn thải vào môi trường nước
3.2.1. Giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật (khoản 8, Điều 3, Luật BVMT năm 2020) [21]. Đây là một trong những nội dung mới của Luật BVMT năm 2020, khắc phục được nhược điểm của Luật TNN năm 2012 và Luật BVMT năm 2014 khi cùng quy định về giấy phép xả thải vào môi trường nước. Luật BVMT năm 2020 đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, xả nước thải vào cơng trình thủy lợi mà lồng ghép nội dung này trong giấy phép môi trường nhằm thống nhất trách nhiệm, thẩm quyền và nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước; đồng thời giảm đáng kể TTHC cho doanh nghiệp (Điều 40, Luật BVMT năm 2020) [21]. Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào cơng trình thủy lợi đã được cấp theo quy định của Luật TNN và Luật Thủy lợi được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn của giấy phép và là một
phần của giấy phép môi trường quy định tại Luật này (khoản 5, Điều 171, Luật BVMT năm 2020). Nội dung liên quan đến KSONMTN trong giấy phép môi trường bao gồm: i) Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dịng nước thải; các chất ơ nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ơ nhiễm theo dịng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải; ii) Có cơng trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải, trường hợp xả nước thải vào cơng trình thủy lợi phải có các u cầu về bảo vệ mơi trường đối với nguồn nước cơng trình thủy lợi (khoản 2, khoản 3, Điều 40, Luật BVMT năm 2020) [86]. Để hướng dẫn triển khai, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022, quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường.
Về thẩm quyền cấp giấy phép môi trường, Luật BVMT năm 2020 phân cấp như sau:
- Bộ TN&MT có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho các dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải đã được Bộ TN&MT phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; hoặc nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh; Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật BVMT năm 2020 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về mơi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 40, Luật BVMT năm 2020.
- UBND tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép mơi trường cho dự án đầu tư nhóm II có phát sinh nước thải; dự án đầu tư nhóm III nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên; Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật BVMT năm 2020 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về mơi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 40, Luật BVMT năm 2020 đã được UBND cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Bộ Quốc phịng cấp giấy phép mơi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phịng, an ninh.
Giấy phép mơi trường là một cơng cụ quản lý có tính thống nhất và pháp lý cao để giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động KSONMTN đối với các dự án trong giai đoạn thực hiện (xây dựng, vận hành thử nghiệm, vận hành thương mại) và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động. Đối với chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp, giấy phép môi trường giúp các cơ sở quản lý MTN tốt hơn khi thấy rõ những việc được làm và không được làm; thúc đẩy đổi mới công nghệ, áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn. Đối với cộng đồng, thơng qua giấy phép mơi trường có thể nắm được những u cầu về mơi trường ở khu vực mình đang cư trú một cách rõ ràng, đầy đủ; tham gia giám sát cơ sở và giám sát hiệu quả của hệ thống quản lý chính quyền các cấp [73]. Tuy nhiên, trong triển khai quy định về giấy phép môi trường vẫn tồn tại những bất cập trong quy định pháp luật cũng như trong thực tiễn hoạt động làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của giấy phép môi trường, cụ thể như sau:
Thứ nhất, một trong các căn cứ quan trọng để cấp giấy phép môi trường
và báo cáo đánh giá tác động môi trường được thẩm định và phê duyệt. Do báo cáo ĐTM là tài liệu mang tính dự báo, cơng nghệ đưa ra trong ĐTM mang tính nghiên cứu, đề xuất, chưa phản ánh khả năng thực thi. Vì vậy, việc dựa vào ĐTM để cấp phép xả thải, tự thân đã làm giấy phép mang tính dự báo.
Thứ hai, các quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước và nước thải cũng là
căn cứ quan trọng để cấp giấy phép môi trường. Tuy nhiên, hệ thống quy chuẩn các loại nước thải về nguyên tắc phải được xây dựng dựa trên năng lực công nghệ xử lý, tuy nhiên do ta chưa có và chưa quản lý được các cơng nghệ trên thực tế, các tiêu chuẩn quy chuẩn về xả thải thường được xây dựng dựa trên tham khảo tài liệu. Vì vậy mặc dù giấy phép có thể có các quy chuẩn về xả thải, nhưng có thể các quy chuẩn này khơng tương ứng với công nghệ và không bao hàm hết được các ô nhiễm cần phải khống chế [53, tr.79].
Thứ ba, pháp luật còn thiếu những hướng dẫn chi tiết, cụ thể về đánh giá
trường để bảo đảm cấp giấy phép này phù hợp với sức chịu tải của môi trường nước, góp phần KSONMTN. Trên thực tế, có nhiều trường hợp doanh nghiệp được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, doanh nghiệp đã thực hiện đúng giấy phép, đúng quy định pháp luật, song vẫn gây ra ONMTN bởi vì quy định khối lượng xả thải, quy chuẩn xả thải không phù hợp với sức chịu tải của nguồn nước. Trường hợp này dẫn tới doanh nghiệp phải bồi thường và chịu nhiều thiệt hại về mặt kinh tế. Tuy nhiên, không thể xử lý được cơ quan cấp phép bởi thiếu những quy định cụ thể về tính chịu trách nhiệm trong việc xác định chịu tải của MTN [108].