Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về kiểm soá tô

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay. (Trang 156 - 160)

4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về kiểm số tơ nhiễm mơi trường

4.3.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về kiểm soá tô

Thứ nhất, pháp luật hiện hành quy định cho quá nhiều cơ quan có thẩm

quyền trong KSONMTN: Chính phủ, Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ Giao thông vận tải, đến UBND các cấp, Sở, Phòng, Ban,… Thẩm quyền giữa các cơ

quan này chồng chéo, mâu thuẫn gây lãng phí nhân lực, ngân sách, hiệu quả khơng cao, khó xác định trách nhiệm pháp lý. Ví dụ: hiện nay ở cấp Trung ương có ít nhất hai cơ quan chuyên trách quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và rất nhiều cơ quan khác quản lý liên quan đến nước là Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ TN&MT và Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT. Ở địa phương như thành phố Hồ Chí Minh để quản lý tài ngun nước trên một dịng sơng có rất nhiều cơ quan tham gia, như: TN&MT thì tham mưu xây dựng các chính sách, quyết định quản lý TNN nói chung (từ đánh giá tác động mơi trường, cấp phép thăm dị, khai thác sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước, cấp phép xả nước thải vào hệ thống thốt nước). Sở Giao thơng Vận tải quản lý việc cung cấp nước sinh hoạt và thoát nước thải chung. Sở NN&PTNT quản lý hệ thống cơng trình thủy lợi, cấp phép xả thải vào nguồn nước thuộc các cơng trình thủy lợi. Sở Y tế thực hiện giám sát chất lượng nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất nước. Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập thực hiện quản lý các dự án các cơng trình điều tiết nước, chống ngập trong trường hợp mưa lũ lớn kết hợp triều cường. Ngoài ra, việc giám sát chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm và việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng tài nguyên nước đều được các đơn vị thuộc các Sở TN&MT, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thơng Vận tải cùng phối hợp thực hiện và có báo cáo riêng. Do vậy, tác giả cho rằng cần phân quyền, phân cấp rõ ràng theo hướng tập trung cho một cơ quan đầu mối trung ương và địa phương quản lý hoạt động KSONMTN; giữa các cơ quan trung ương và địa phương trong quản lý mơi trường nói chung pháp luật. Cần sửa đổi các quy định theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành, giữa các cơ quan trung ương và địa phương; cần sửa đổi quy định về trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo hướng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ TN&MT thực hiện việc bảo vệ môi trường trong ngành và cơ sở thuộc quyền quản lí trực tiếp.

Bộ TN&MT phải là cơ quan chủ trì các hoạt động, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về KSONMTN. Các bộ, ngành khác chỉ có quyền tổ chức thực hiện việc KSONMTN theo đúng quy định của pháp luật về KSONMTN mà

khơng có trách nhiệm quản lý nhà nước về KSONMTN. Trong mọi trường hợp liên quan đến quản lý nhà nước về KSONMTN cần chỉ rõ trường hợp cần phải có sự tham gia của nhiều bộ, ngành như khắc phục ô nhiễm, ứng phó sự cố, phục hồi môi trường cũng như chỉ rõ trường hợp thực hiện KSONMTN liên quan đến nhiều địa phương... giữ nguyên quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về BVMT tại địa phương. Tuy nhiên, cần tập trung vào trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện pháp luật KSONMTN, bên cạnh đó để tránh tình trạng “quản lý nhà nước theo nhiệm kỳ, phát triển bằng mọi giá, nhiệm kỳ sau giải quyết hậu quả”, cần quy định trách nhiệm công vụ của người đứng đầu địa phương trong trường hợp để xảy ra ONMT ở địa phương mình quản lý. Sửa đổi quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân nhân cấp huyện, cấp xã theo hướng tập trung vào quản lý chất lượng dịch vụ công; phát hiện sớm khu vực bị ô nhiễm, thành phần môi trường bị ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm, đối tượng VPPL KSONMTN; quản lí việc thu nghĩa vụ tài chính trong lĩnh vực BVMT và KSONMTN; tổ chức đối thoại mơi trường quản lí hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Thứ hai, bên cạnh việc quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan nhà

nước, chủ thể có thẩm quyền thì cần quy định và áp dụng trách nhiệm pháp lý mạnh mẽ với các cơ quan, người có thẩm quyền khơng thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình gây ONMTN, suy thối TNN. Thực tế hiện nay cho thấy môi trường ở Việt Nam vẫn bị ơ nhiễm, suy thối nặng nề, điều này thể hiện các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nước đã chưa hoàn thành được chức trách nhiệm vụ của mình, thậm chí có trường hợp thờ ơ để mặc cho các hành vi làm ô nhiễm môi trường, nhưng vẫn không phải chịu trách nhiệm pháp lý hoặc bị áp dụng trách nhiệm pháp lý q nhẹ khơng đủ sức răn đe. Ví dụ: theo quy định của pháp luật cán bộ, công chức, cơ quan chưa thực hiện hiệu quả chức trách của mình có thể bị cắt thi đua, tùy theo mức độ là cán bộ hay cơng chức thì có thể bị khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức; bãi nhiệm hoặc buộc thôi việc vẫn chưa hiệu quả. Việc áp dụng trách nhiệm hình sự với cán bộ, công chức vi phạm công vụ vẫn còn nhiều hạn chế,… Hơn nữa, việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại với các cơ quan nhà nước, chủ thể có trách nhiệm

khơng thực hiện đúng trách nhiệm của mình gây ra thiệt hại cho môi trường và con người vẫn còn chưa rõ ràng trong quy định và chưa thực hiện được trên thực tiễn. Do vậy, tác giả cho rằng cần phải quy định và áp dụng trách nhiệm pháp lý thích đáng với các cơ quan, người có trách nhiệm nêu trên nếu vi phạm trách nhiệm, quyền hạn trong bảo vệ mơi trường nói chung, bảo vệ tài ngun nước nói riêng. Thứ ba, cần đưa các mục tiêu KSONMTN vào chiến lược phát triển chung của quốc gia, vùng và địa phương, làm căn cứ để đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ theo nhiệm kỳ của chính quyền địa phương và trung ương. Thực tiễn cho thấy, cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương vẫn đang ưu tiên mục tiêu phát triển kinh tế, các báo cáo thành tích đều lấy các chỉ số tăng trưởng về thu nhập bình quân, thu hút đầu tư, xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị,… làm thước đo đánh giá thành tích trong nhiệm kỳ cơng tác. Các chỉ số về môi trường chỉ được điểm qua hoặc không đề cập đến do kết quả không được như mong muốn. Để thực sự hướng tới nền kinh tế phát triển bền vững, khuyến khích lối sống xanh, thân thiện với mơi trường thì chính các cơ quan nhà nước phải coi các hoàn thành mục tiêu BVMT nói chung, KSONMTN nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ công tác.

Thứ tư, cần xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan

quản lý nhà nước về KSONMTN, cụ thể là cơ chế giám sát của cơ quan dân cử (Quốc hội, HĐND các cấp) và cơ chế kiểm tra, giám sát của cộng đồng dân cư. Gắn việc kiểm tra, giám sát hoạt động tuân thủ pháp luật KSONMTN với phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Cần phát huy hơn nữa vai trị giám sát và phản biện chính sách, pháp luật KSONMTN của các tổ chức xã hội-nghề nghiệp, các hiệp hội, tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở đào tạo và nghiên cứu,… Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về nội dung tham gia và quyền, nghĩa vụ của các tổ chức xã hội cụ thể hơn, gắn trực tiếp với KSONMTN.

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay. (Trang 156 - 160)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w