4.2.2.1. Hồn thiện quy định về giấy phép mơi trường
Thứ nhất, việc cấp giấy phép mơi trường phải có đánh giá độc lập, khách
quan về công nghệ xử lý nước thải của dự án, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào báo cáo ĐTM của dự án. Cần tham khảo kinh nghiệm của Hoa Kỳ về xây dựng tiêu chuẩn xả thải dựa trên công nghệ và tiêu chuẩn xả thải dựa trên tiêu chuẩn chất lượng nước để tích hợp vào nội dung giấy phép môi trường. Cân nhắc sửa đổi, bổ sung Điều 28, Điều 29, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022, bổ sung thêm các quy định về đánh giá độc lập của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Thứ hai, việc cấp giấy phép môi trường phải căn cứ vào quy mơ và tính
chất hoạt động của đối tượng được cấp giấy phép. Điều này có nghĩa là tùy theo quy mơ hoạt động và tính chất, mức độ ảnh hưởng tới MTN của cơ sở mà cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp các giấy phép môi trường phù hợp để vừa BVMTN, vừa bảo đảm hiệu quả kinh tế trong quá trình hoạt động của các cơ sở này.
Thứ ba, việc cấp giấy phép môi trường phải căn cứ vào sức chịu tải của
MTN. Sức chịu tải của MTN là khả năng tiếp nhận thêm chất gây ô nhiễm mà vẫn bảo đảm nồng độ các chất ô nhiễm không vượt quá giá trị giới hạn được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật mơi trường cho mục đích sử dụng của nguồn
tiếp nhận. Yêu cầu đặt ra đối với việc cấp giấy phép môi trường là cơ quan chức năng phải phân tích, đánh giá được hiện trạng các thành phần môi trường nước, sự tác động của hoạt động kinh doanh tới môi trường nước một cách khách quan để từ đó đánh giá đúng sức chịu tải của môi trường nước, làm cơ sở cho việc cấp giấy phép môi trường được hợp lý nhất, đáp ứng một cách hiệu quả về yêu cầu KSONMTN trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Thứ tư, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong quản lý giấy phép môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, sử dụng giấy phép mơi trường.
4.2.2.2. Hồn thiện quy định về thu gom, xử lý nước thải
Để kiểm soát việc đưa chất thải nguy hại vào nguồn nước vượt quá khả năng phục hồi. trong những năm tới, pháp luật trong lĩnh vực này cần được hoàn thiện về các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, hồn thiện các quy định tiêu chí lựa chọn cơng nghệ xử lý nước
thải. Hiện tại các quy định liên quan đến tiêu chí lựa chọn cơng nghệ xử lý nước thải vẫn cịn dựa vào cơng nghệ do doanh nghiệp đề xuất do vậy cần phải hoàn thiện các quy định về tiêu chí lựa chọn này để đảm bảo lựa chọn được công nghệ tốt nhất trong xử lý nước thải.
Thứ hai, quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, chủ đầu tư, dự án
phát triển đơ thị có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn; nước thải từ hộ gia đình và cơ sở kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ ở đô thị và khu dân cư tập trung phải đầu tư, lắp đặt thiết bị xử lý tại chỗ bảo đảm đạt tiêu chuẩn địa phương trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung; quy định rõ trách nhiệm của cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng khi xem xét thẩm định cấp giấy phép phải có cơng trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ theo quy định của ngành xây dựng, bảo đảm giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn, từng bước cải thiện MTN sông nội đô của một số thành phố, đô thị lớn nhằm giảm tải, nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt.
Thứ ba, cần nghiên cứu điều chỉnh, hoàn thiện quy định về giá dịch vụ
thống XLNT sinh hoạt trong đơ thị. Có cơ chế khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư nhà máy, hệ thống XLNT.
Thứ tư, cần bổ sung biện pháp bắt buộc doanh nghiệp phải đấu nối vào hệ
thống XLNT tập trung của KCN, CCN và có chế tài xử lý phù hợp (đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép môi trường,…) trong trường hợp không tuân thủ quy định.
Thứ năm, cần bổ sung các quy định về kiểm tra, giám sát chất lượng nước
thải sau xử lý và chế tài xử lý vi phạm để tạo hành lang pháp lý cho công tác thanh tra, kiểm tra môi trường.