Xử lý hình sự

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay. (Trang 119 - 122)

3.7. Thực trạng các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về kiểm số tơ nhiễm mơ

3.7.2. Xử lý hình sự

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS) quy định 12 loại tội phạm mơi trường (Chương XIX), tuy nhiên khơng có quy định trực tiếp tội danh vi phạm pháp luật về KSONMTN. Do đó, để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây ONMTN, cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ vào các tội phạm môi trường khác như tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235), tội vi phạm các quy định về phịng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố mơi trường (Điều 237) [23]. Điểm mới của BLHS là lần đầu tiên chính thức ghi nhận chủ thể chịu trách nhiệm hình sự là pháp nhân (Điều 76). Nội dung Điều 235 và Điều 237 đều quy định các hình phạt cho pháp nhân thương mại, bao gồm: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn; các hình phạt bổ sung bao gồm: cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 1 năm đến 3 năm. Ngoài ra, pháp

nhân thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường mà cấu thành tội phạm thì ngồi việc phải chịu trách nhiệm hình sự, pháp nhân đó cịn phải thực hiện biện pháp bồi thường thiệt hại (BTTH) do hành vi gây ô nhiễm mơi trường của mình gây ra.

Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát phịng chống tội phạm về mơi trường (C05) Bộ Cơng an, trong giai đoạn 2010-2020, tồn lực lượng đã phát hiện 170.875 vụ vi phạm pháp luật về mơi trường; xử lý hành chính 141.000 vụ, khởi tố 2.624 vụ với 4.357 bị can; xử phạt vi phạm hành chính 97.000 vụ với số tiền 1.166 tỉ đồng [35]. Đặc biệt, đã điều tra, xử lý nhiều vụ phạm tội về môi trường, tập trung vào lĩnh vực tài ngun khống sản, an tồn thực phẩm. Số liệu của Tòa án nhân dân tối cao cho thấy, trong 11 năm từ năm 2010 đến năm 2020, hệ thống tòa án nhân dân đã thụ lý 2.842 vụ án về môi trường với 4.445 bị cáo. Trong đó xét xử 2.237 vụ với 4.145 bị cáo phạm tội về môi trường, chiếm 0,37% tổng số vụ án hình sự đã xét xử [110].

Số liệu thống kê trên cho thấy tình hình tội phạm về mơi trường diễn ra có xu hướng ngày càng tăng, nhưng chủ yếu mới chỉ điều tra, khởi tố và đưa ra xét xử đối với các hành vi vi phạm thuộc các tội danh: “Gây ơ nhiễm mơi trường” (Điều 235 Bộ luật Hình sự, chỉ khởi tố được cá nhân phạm tội), “Hủy hoại rừng” (Điều 243 Bộ luật Hình sự) và tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm” (Điều 244) và gần đây nhất tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với cộng đồng, chúng ta đã khởi tố, truy tố, xét xử hành vi “Làm lây lan dịch bệnh” (Điều 240). Trong đó, về xử lý hình sự hành vi gây ONMTN lại càng ít vụ việc, gần đây nhất là khởi tố vụ án đổ trộm dầu thải gây ô nhiễm nước sông Đà năm 2019, ba bị can bị truy tố tội Gây ô nhiễm môi trường [82]. Thực tiễn cho thấy xử lý hình sự các vi phạm về pháp luật KOSNMTN còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập:

Thứ nhất, về các tội phạm liên quan đến KSONMTN: Tội gây ô nhiễm

môi trường quy định trong BLHS là tội phạm cấu thành hình thức, tức là chỉ cần có hành vi xả nước thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật là đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, khác với Bộ luật Hình sự năm 1999 là cấu thành vật chất tức là phải có hậu quả nghiêm trọng xảy ra mới bị truy cứu. Mặc dù vậy, theo quy định

thì hành vi xả thải phải đạt một tải lượng nhất định thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quy định này khó ở chỗ việc xác định tải lượng này với môi trường nước là không hề dễ dàng.

Thứ hai, trong các tội phạm mơi trường, khơng có tội phạm nào được

phân loại là đặc biệt nghiêm trọng, khung hình phạt tối đa cho các tội phạm mơi trường chỉ là 10 năm, chưa đủ tính răn đe đối với các vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận [70]. Điển hình như vụ Vedan xả nước thải xuống sông Thị Vải năm 2008, vụ xả thải gây ô nhiễm nước biển miền Trung năm 2016 của công ty Hưng nghiệp Formosa, mặc dù gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng không cá nhân hay pháp nhân nào phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ ba, quy định về việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự

khơng loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân chưa rõ ràng, gây khó khăn trong áp dụng thực tiễn. Khoản 2, Điều 75, BLHS quy định việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự khơng loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân [23], tuy nhiên quy định này khơng làm rõ khi nào thì áp dụng cho cá nhân và nếu áp dụng thì dành cho cá nhân nào, dẫn đến khó khăn khi áp dụng trong thực tiễn. Lấy ví dụ khi pháp nhân thương mại vi phạm pháp luật hình sự về mơi trường, vậy cá nhân nào trong pháp nhân đó phải chịu trách nhiệm, là người đứng đầu pháp nhân hay tất cả các người đại diện theo pháp luật của pháp nhân? Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật (khoản 2, Điều 12) [24]. Ngồi ra, các cá nhân có trách nhiệm trong pháp nhân thương mại hồn tồn có thể giải thể pháp nhân để trốn tránh trách nhiệm. Tính đến thời điểm hiện tại, kể từ khi chế định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội được áp dụng, chưa có pháp nhân thương mại nào bị xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự về hành vi gây ô nhiễm môi trường, mặc dù các hành vi gây ô nhiễm môi trường diễn ra thường xuyên trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước [65].

Thứ tư, việc định lượng hậu quả của các hành vi tội phạm mơi trường là

và được chấp nhận rộng rãi. Mặc dù các phương thức tính tốn đã được quy định tại Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 nhưng chưa thực hiện được trong thực tiễn do thiếu các hướng dẫn chi tiết xác định thiệt hại; mức chi phí xử lý ơ nhiễm, chi phí phục hồi mơi trường; xác định mức độ hệ sinh thái bị suy thối. Ngồi ra, pháp luật hiện hành quy định, yêu cầu BTTH chỉ được chấp nhận khi có thiệt hại thực tế và người yêu cầu phải chứng minh được các thiệt hại này. Do vậy, những người bị tác động bởi hành vi gây ô nhiễm môi trường - chủ yếu là người dân thường khó có đủ khả năng để thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên để được giải quyết BTTH.

Thứ năm, việc xác định và định vị đúng chủ thể phạm tội mơi trường là

hết sức khó khăn, do chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu để xác định hành vi của chủ thể có thật sự gây thiệt hại đối với mơi trường xung quanh trong trường hợp có nhiều cơ sở, chủ thể cùng có tác động tới mơi trường đó. Ví dụ, các nhà khoa học hình sự và mơi trường khó có thể xác định được mức độ gây thiệt hại đối với đời sống kinh tế xã hội của người dân ở dọc sông Thị Vải do Công ty TNHH Vedan xả thải xuống sông năm 2008 khi hai bên dịng sơng đó cũng có nhiều doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân cũng tham gia xả thải xuống sông trong cùng thời gian xác định, kể cả các đối tượng ngay khu vực điều tra và vùng thượng nguồn [94]. Việc xác định tỷ lệ gây hại của mỗi doanh nghiệp gây ơ nhiễm như tình huống này là khơng khả thi. Bên cạnh đó, việc xác định nguyên nhân tổn hại cho từng đối tượng cụ thể cũng rất thách thức; ví dụ: một cá nhân bị tổn hại sức khỏe có thể do ơ nhiễm môi trường, hoặc do di truyền, do nước uống, thức ăn hoặc tập quán sinh sống,..

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay. (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w