Thực trạng các quy định về thanh tra, kiểm tra trong kiểm số tơ nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay. (Trang 113 - 116)

nhiễm mơi trường nước

Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Điều 3, Luật Thanh tra năm 2010) [17]. Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành về BVMT bao gồm: (i) Hoạt động thanh tra thường xuyên về BVMT là việc tổ chức thanh tra chấp hành pháp luật về BVMT đối với một tổ chức, cá nhân trong thời gian 03 năm liên tiếp nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và (ii) Thanh tra đột xuất về bảo vệ môi trường (Điều 162, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022) [10].

Cũng theo Luật BVMT năm 2020, hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT là hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp kiểm tra để giải quyết các thủ tục hành chính quy định tại Luật này (khoản 3, Điều 160) [21]. Hình thức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường gồm cũng bao gồm kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất: i) Hoạt động kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; ii) Hoạt động kiểm tra đột xuất không báo trước của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được thực hiện khi có căn cứ cho rằng tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường hoặc do Bộ trưởng Bộ TN&MT, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định.

Để tránh chồng chéo giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra của các cơ quan chức năng, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường được lồng ghép trong quá trình xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra về BVMT; bảo đảm không chồng chéo với kế hoạch thanh tra, giữa kế hoạch kiểm tra của Bộ TN&MT và kế hoạch kiểm tra của UBND cấp tỉnh; trừ trường hợp kiểm tra, thanh tra đột xuất [khoản 4, Điều 163, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022) [10].

Bộ TN&MT thống nhất chỉ đạo và tổ chức thực hiện kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước, bảo đảm cơ chế phối hợp giữa các lực lượng thanh tra, kiểm tra (khoản 2, Điều 164, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022) [10].

So với quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và Luật BVMT năm 2014, quy định về thanh tra, kiểm tra của Luật BVMT năm 2020 đã thể hiện nhiều điểm tiến bộ, cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy định rõ trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác

thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường, quy định rõ trách nhiệm của Bộ TN&MT, Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng trong thanh tra, kiểm tra. Bổ sung quy định Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý; Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân và đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận đăng ký môi trường trên địa bàn quản lý.

Thứ hai, quy định một số nội dung đặc thù trong lĩnh vực BVMT như quy

định thanh tra thường xuyên, thanh tra đột xuất không cần thông báo trước trong trường hợp đột xuất; quy định cụ thể số lần thanh tra không quá 01 lần/năm đối với với một tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp thanh tra đột xuất.

Thứ ba, quy định về việc chuyển hồ sơ có dấu hiệu tội phạm về mơi

trường cho cơ quan có thẩm quyền đề điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, quy định rõ lực lượng Cảnh sát phịng, chống tội phạm về mơi

trường tiến hành kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân khi có dấu hiệu hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm mơi trường; khi có tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có tin báo, phản ánh về vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm môi trường và thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cùng cấp để phối hợp.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra về MTN qua từng năm đều có những chuyển biến tích cực. Cơng tác thanh tra, kiểm tra đã được triển khai một cách thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo được sự đồng thuận cao trong xử lý các cơ sở vi phạm pháp luật về

môi trường, được dư luận và xã hội đồng tình, ủng hộ. Trong giai đoạn 2016 - 2020, ở cấp Trung ương đã tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với gần 3.000 cơ sở, KCN, CCN trên phạm vi cả nước, phát hiện và xử phạt đối với khoảng 1.400 tổ chức vi phạm với số tiền phạt hơn 200 tỷ đồng. Ở cấp địa phương cũng đã tiến hành hơn 2.100 cuộc thanh tra, kiểm tra về BVMT đối với khoảng 9.100 cơ sở, KCN, CCN, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với 4.100 đối tượng với tổng số tiền lên tới gần 100 tỷ đồng [34, tr. 146].

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được, trong hoạt động thanh tra, kiểm tra về KSONMTN vẫn còn một số tồn tại như sau:

Thứ nhất, Luật BVMT năm 2020 quy định căn cứ để thanh tra, kiểm tra

đột xuất là khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về BVMT; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Bộ trưởng Bộ TN&MT, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định. Quy định này chưa thật sự rõ ràng vì Bộ trưởng Bộ TN&MT, Chủ tịch UBND cấp tỉnh cũng cần căn cứ vào đề xuất của cơ quan tham mưu hay đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân, doanh nghiệp để quyết định có thanh tra, kiểm tra đột xuất hay khơng. Cần có hướng dẫn chi tiết về các thủ tục, điều kiện tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất, tránh hiện tượng lạm dụng quyền lực gây phiền nhiễu cho tổ chức, cá nhân.

Thứ hai, trên thực tế việc triển khai các đồn thanh tra, kiểm tra cịn chậm

so với thời gian ghi trong kế hoạch, chất lượng một số báo cáo kết quả kiểm tra còn hạn chế. Bên cạnh đó, do chưa có cơ sở dữ liệu đầy đủ cùng với việc nắm bắt các thông tin dữ liệu của các đơn vị quản lý nhà nước về lĩnh vực TN&MT còn thiếu và yếu, dẫn đến việc đề xuất xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm cịn có một số nội dung chưa "đúng", “trúng” các vấn đề bức xúc, chưa có trọng tâm, trọng điểm [96].

Thứ ba, việc kiểm tra thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra nói chung,

nhất là việc theo dõi, đơn đốc các tổ chức chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa được các đơn vị quan tâm đúng mức dẫn đến các tổ chức, cá nhân có vi phạm chưa chấp hành triệt để nhưng không được xử lý theo quy định của pháp luật. Đặc biệt là việc trao đổi, cập nhật thơng tin về tình trạng vi phạm

pháp luật tài nguyên và môi trường giữa các cơ quan Trung ương và địa phương còn chậm, đã dẫn đến một số hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về tài nguyên và mơi trường, nhất là lĩnh vực mơi trường, khống sản và tài nguyên nước chưa được phát hiện và xử lý kịp thời, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong dư luận…[96].

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay. (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w