Phân loại chi phí trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần SEMIC Việt Nam (Trang 28 - 31)

1 .Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

6. Kết cấu của đề tài

1.2. Nội dung của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp

1.2.1. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp

Với quan niệm chi phí kinh doanh đó chính là sự tiêu hao các yếu tố Kinh doanh, các nguồn lực trong một tổ chức hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định. Bản chất của chi phí đó là sự mất đi của các nguồn lực để đổi lấy các kết quả thu về nhằm thoả mãn các mục tiêu hoạt động vì vậy khi thực hiện phân loại chi phí chúng ta có thể áp dụng các tiêu thức khác nhau tuỳ theo tình hình thực tiễn của từng doanh nghiệp và yêu cầu của nhà quản trị doang nghiệp. Các tiêu thức phân loại có thể áp dụng đó là:

Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động. Cách phân loại chi phí

theo chức năng hoạt động chủ yếu được dung trong các doanh nghiệp Kinh doanh nhằm chia chi phí thành hai dạng cơ bản đó là chi phí Kinh doanh và chi phí ngồi Kinh doanh. Cách phân loại này nhằm giúp các doanh nghiệp xác định giá thành Kinh doanh và giá thành toàn bộ của sản phẩm, là cơ sở xác định lợi nhuận gộp, lợi nhuận tiêu thụ của các bộ phận và toàn doanh nghiệp. Đồng thời các phân loại này cũng giúp doanh nghiệpxác định vai trị, ví trí của các khoản mục chi phí trong chỉ tiêu giá thành Kinh doanh và giá thành toàn bộ, là cơ sở xây dựng hệ thống Báo cáo kết quả kinh doanh theo khoản mục. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động còn là cơ sở để các nhà quản trị xây dựng hệ thống

dự tốn chi phí theo các khoản mục, yếu tố nhằm phân tích, đánh giá sự biến động của chi phí, đó là nguồn thơng tin kiểm sốt chi phí trong doanh nghiệp

- Phân loại chi phí theo mức độ hoạt động. Cách phân loại chi phí

theo mức độ hoạt động chính là căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với quy mơ hoạt động, chi phí chia thành biến phí và định phí. Nhờ vào cách phân loại này giúp nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định kinh doanh như đầu tư, định giá bán sản phẩm, chọn phương án tối ưu... Việc phân chia chi phí thành

biến phí và định phí góp phần cho các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu đúng

bản chất sự vận động của các yếu tố chi phí, từ đó góp phần kiểm sốt các khoản chi theo các tính chất biến phí và định phí. Biến phí (chi phí biến đổi) đó là các khoản chi phí thường có quan hệ tỷ lệ với kết quả Kinh doanh hay quy mơ hoạt động. Ngồi chi phí biến đổi và chi phí cố định trong các doanh nghiệp cong tồn tại loại chi phí hỗn hợp. Đây chính là các khoản chi phí bao gồm cả biến phí và định phí. Thơng thường ở mức độ hoạt động căn bản thì chi phí hỗn hợp thể hiện định phí, khi vượt khỏi mức độ hoạt động căn bản thì chi phí hỗn hợp bao gồm cả biến phí. Trong thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí hỗn hợp thường bao gồm chi phí Kinh doanh chung, chi phí sử dụng máy thi cơng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Như vậy hầu hết các khoản mục chi phí phát sinh của doanh nghiệp thường mang tính chất chi phí hỗn hợp là chủ yếu, các khoản chi phí này thường khó kiểm sốt. Trong thực tế các nhà quản trị muốn kiểm sốt các khoản chi phí hỗn hợp cần phải xác định quy mô hoạt động của doanh nghiệp và sử dụng các phương pháp tách chi phí hỗn hợp thành 2 bộ phận biến phí và định phí.

- Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí. Dựa trên

căn cứ này, chi phí chia thành 2 dạng: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp đó là các khoản chi phí mà kế tốn có thể tập hợp thẳng cho từng đối tượng chịu chi phí; Chi phí gián tiếp đó là các khoản chi phí mà kế tốn khơng thể

tập hợp thẳng cho các đối tượng chịu chi phí, do vậy đối với từng yếu tố chi phí gián tiếp kế tốn phải phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí.

- Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với mức độ kiểm sốt của các nhà quản trị. Dựa trên tiêu thức này chi phí chia thành 2 dạng: chi phí kiểm

sốt được và chi phí khơng kiểm sốt được. Chi phí kiểm sốt được đó là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi quyền của các nhà quản trị đối với các khoản chi phí đó. Chi phí khơng kiểm sốt được đó là các khoản chi phí phát sinh ngồi phạm vi kiểm sốt của các cấp quản trị doanh nghiệp.

- Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các quyết định kinh doanh.

Dựa trên căn cứ này chi phí chia thành nhiều dạng: chi phí cơ hội, chi phí chìm, chi phí khơng chênh lệch, chi phí tránh được và chi phí khơng tránh được. Chi phí cơ hội đó là lợi ích bị mất đi vì chọn phương án và hành động này thay cho phương án và hành động khác. Chi phí chênh lệch đó là các khoản chi phí có ở phương án này nhưng chỉ có một phần hoặc khơng có ở phương án khác. Chi phí chênh lệch có thể là biến phí hay định phí hoặc chi phí hỗn hợp. Chi phí chìm là những khoản chi phí mà doanh nghiệp vẫn cứ phải chịu mặc dù các nhà quản trị chọn bất kỳ một phương án kinh doanh nào. Chi phí tránh được đó là các khoản chi phí mà các nhà quản trị kinh doanh có thể giảm được khi thực hiện các quyết định kinh doanh tối ưu. Cịn chi phí khơng tránh được đó là các khoản chi phí cho dù nhà quản trị lựa chọn các phương án nào vẫn cứ phải chịu.

- Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các Báo cáo kế tốn tài chính. Dự trên tiêu thức này chi phí chia thành 2 dạng: chi phí sản phẩm và

chi phí thời kỳ. Chi phí thời kỳ đó là các khoản chi phí phát sinh trong kỳ hạch tốn và để tạo ra lợi nhuận của kỳ đó. Chi phí thời kỳ chỉ liên quan tới kỳ hạch tốn hiện tại mà khơng ảnh hưởng tới các kỳ tiếp theo. Thuộc chi phí thời kỳ bao gồm: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, giá vốn

hàng bán. Chi phí thời kỳ thường thuộc các chỉ tiêu của Báo cáo kết quả kinh doanh. Chi phí sản phẩm đó là các khoản chi phí gắn liền với quá trình Kinh doanh, thu mua hàng hố. Các khoản chi phí này thường liên quan đến nhiều kỳ kế toán và ảnh hưởng tới lợi nhuận của nhiều kỳ. Thuộc các khoản chi phí này thường bao gồm: Hàng tồn kho, sản phẩm cần thanh lý chi phí trả trước. Các khoản chi phí này thường thuộc các chỉ tiêu thuộc Bảng cân đối Kế tốn.

Tóm lại, các tiêu thức phân loại chi phí giúp nhà quản trị đó là kiểm sốt chặt sự phát sinh của chi phí, cơ sở để giảm chi phí tối thiểu và đạt được lợi nhuận tối đa. Phân loại chi phí dựa trên các tiêu thức cụ thể giúp cho các nhà quản trị hiểu được bản chất của các yếu tố chi phí phát sinh từ đó có các biện pháp kiểm sốt và giảm chi phí thấp nhất.

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần SEMIC Việt Nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w