1 .Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
6. Kết cấu của đề tài
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phầnSEMIC Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần SEMIC Việt Nam
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Tên cơng ty: Công ty Cổ phần SEMIC Việt Nam - Tên giao dịch: Công ty Cổ phần SEMIC Việt Nam - Mã số thuế: 0106085620
- Nơi đăng ký kinh doanh: Chi Cục thuế quận Thanh Xuân
- Địa chỉ: số 17, ngõ 30/32/3 Phan Đình Giót, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xn, Thành phố Hà Nội
- Ngày hoạt động: 15/01/2013
- Người đại diện pháp luật: Ông Hồ Thành Phương - Điện thoại: 0986507191
- Ngành nghề kinh doanh:
Cung cấp các thiết bị đo lường, thiết bị tự động hóa cho các nhà máy
sản xuất bia, nước giải khát, thức ăn chăn nuôi và các khu công nghiệp
Cung cấp dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, vận hành các thiết bị đo lường, thiết bị tự động hóa cho các nhà máy sản xuất bia, nước giải khát, thức ăn chăn nuôi và các khu công nghiệp
Ngay từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, công ty đã cung cấp một khối lượng lớn các loại thiết bị cho các đơn vị, nhà máy, khu công nghiệp...thực hiện theo cơ chế thị trường, nhập khẩu, phân phối trung gian và tiêu thụ sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu của Công ty là đảm bảo về chất lượng, chủng loại cũng như tiến độ giao hàng và giữ chữ tín với khách hàng. Ban lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ nhân viên luôn nắm bắt
nhu cầu về thị trường để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm, ln cố gắng hồn thiện mình để giữ vững mục tiêu “Đem đến sự hài lòng cho quý khách hàng”
Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
Chức năng: Chức năng tổ chức mạng lưới kinh doanh bán lẻ và cung
cấp các loại dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, vận hành các thiết bị đo lường, thiết bị tự động hóa cho các nhà máy sản xuất bia, nước giải khát, thức ăn chăn nuôi và các khu công nghiệp... trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận nhằm đảm bảo các yêu cầu do Nhà nước đã đặt ra, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ tốt nhu cầu của thị trường theo nguyên tắc kinh doanh có lãi, hoạt động kinh doanh theo pháp luật.
Nhiệm vụ
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh theo đúng quy chế hiện hành, thực hiện nội dung và mục đích hoạt động của cơng ty.
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của cơng ty, sử dụng đúng chế độ chính sách quy định và có hiệu quả các nguồn vốn đó. Bảo đảm thực hiện đúng chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, về hạch toán kế toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do nhà nước quy định. Thực hiện nộp thuế và các khoản nộp ngân sách theo quy định của pháp luật.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh, tuân thủ các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước có liên quan đến kinh doanh của công ty. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng quy định của bộ luật lao động. Không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong tồn Cơng ty, quan tâm tới công tác xã hội và từ thiện, xây dựng công ty ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần SEMIC Việt Nam
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chun mơn hố, có những trách nhiệm quyền hạn nhất định và được sắp xếp theo từng
cấp từng khâu nhằm thực hiện các chức năng quản lý doanh nghiệp. Với mơ hình kinh doanh như đã trình bày ở trên cơ cấu tổ chức quản lý cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phầnSEMIC Việt Nam hiện tại được tổ chức như sau:
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần SEMIC Việt Nam
Chức năng, nhiệm vụ của các phịng ban
Nhìn vào sơ đồ trên có thể thấy bộ máy nhân sự của cơng ty được thiết kế gọn nhẹ theo cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến, ban giám đốc của DN bao gồm Giám đốc và Phó Giám đốc. DN phân chia các bộ phận theo chức năng đảm nhiệm các công việc và nhiệm vụ hàng ngày. Các chức năng và nhiệm vụ cụ thể của bộ máy nhân sự như sau:
Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý, tư vấn các nghiệp vụ chuyên sâu về hàng hóa theo quy định của pháp luật, là đại diện pháp nhân cho DN trong các quan hệ đối tác và chịu toàn bộ trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của DN cũng như thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Phó Giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, có trách nhiệm hỗ trợ
giúp đỡ Giám đốc điều hành DN; phụ trách về nhân sự và theo dõi hoạt động kinh doanh; đảm bảo cho q trình kinh doanh được liên tục; đóng vai trị Kế tốn trưởng, theo dõi tổng qt cơng việc của Bộ phận kế tốn. Phó giám đốc
Giám đốc
Phịng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phịng kế tốn
cũng là người được uỷ quyền khi Giám đốc đi vắng, điều hành bộ máy nhân sự và theo dõi trực tiếp hoạt động hàng ngày của DN.
Phịng kế tốn:
Chức năng: theo dõi hàng hóa nhập kho từ nhà cung cấp và xuất kho theo đơn đặt hàng của khách hàng; theo dõi tình hình cơng nợ của khách hàng; quản lý và cân đối thu - chi của DN; cân đối tình hình tài chính của DN.
Nhiệm vụ: tổ chức hạch tốn tồn bộ q trình kinh doanh của DN theo đúng chế độ của Nhà nước quy định; thường xuyên cập nhật các thông tin theo quy định của Nhà nước về chế độ kế toán; kịp thời cập nhật các thơng tin tài chính cho ban Giám đốc để có các quyết định đúng đắn; đề xuất các biện pháp để cải thiện tình hình kinh doanh của DN.
Phòng kinh doanh:
Chức năng: xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm về chiến lược kinh doanh; phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; tìm kiếm thêm các nguồn cung cấp hàng hóa mới cho DN cũng như những hàng hóa được phép tiêu thụ theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ: căn cứ vào các thông tin trên thị trường để đề xuất những hướng kinh doanh trong tương lai cho DN; thường xuyên cập nhật thông tin để kinh doanh hàng hóa đúng quy chuẩn.
Phịng kỹ thuât:
Chức năng: Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi cơng nhằm đảm bảo tiến độ, an tồn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế trong tồn Cơng ty;
Quản lý sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong tồn Cơng ty.
dự án, các sản phẩm khác để tổ chức thực hiện trong tồn Cơng ty; Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập và duyệt phương án thi công,
Quản lý, bảo quản, sửa chữa, máy móc thiết bị trong Cơng ty. Lập kế hoạch sửa chữa, mua sắm thiết bị máy móc hàng quý, năm.
2.1.2. Đặc điểm cơng tác kế tốn tại Công ty Cổ phần SEMIC Việt Nam.
Trong bộ máy quản lý của công ty, Phịng Kế tốn giữ một vai trị rất quan trọng, là đầu mối tham mưu cho mọi hoạt động tài chính, quan hệ với các phịng ban khác dựa trên mối quan hệ phối hợp với nhàu cùng hoạt động. Tất cả các số liệu đều được tập trung tại phịng Kế tốn. Hình thức tổ chức kế tốn mà Cơng ty Cổ phần SEMIC Việt Nam áp dụng là hình thức tập trung
Hiện nay Cơng ty Cổ phần SEMIC Việt Nam đang áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam theo thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016 áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ tài chính, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan của Bộ Tài chính.
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế tốn của Cơng ty Cổ phần SEMIC Việt Nam
Kế toán trưởng Kế toán tiền lương và TSCĐ Kế toán hàng tồn kho và cơng nợ phải trả Kế tốn bán hàng và cơng nợ phải thu Thủ quỹ
a/ Nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của từng bộ phận kế toán
Bộ máy kế tốn cơng ty gồm 5 người, bao gồm:
- Kế toán trưởng (đồng thời là kế toán tổng hợp): Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo mọi cơng tác tài chính kế tốn của cơng ty cũng như chịu trách nhiệm về tính trung thực, hợp lý của các thơng tin tài chính. Kế tốn trưởng là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mặt hành chính của Giám đốc công ty đồng thời tham mưu cho Ban Giám đốc về hoạt động tài chính, tình hình thu chi của cơng ty, cơng tác quản lý, sử dụng vốn và các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cho cơng ty
Kế tốn trưởng đồng thời thực hiện nhiệm vụ kế toán tổng hơp, là người chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu kế toán, lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào số liệu phản ánh trên sổ kế toán chi tiết để ghi sổ tổng hợp.
- Kế toán tiền lương và tài sản cố định: chịu trách nhiệm theo dõi tính
tốn lương theo từng tháng để trả nhân viên, trích bảo hiểm xã hội theo quy định của nhà nước đồng thời thực hiện theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định, định kỳ kiểm kê tài sản cố định của cơng ty, trích hao mịn tài sản cố định một cách phù hợp với tình hình sử dụng của cơng ty.
- Kế tốn hàng tồn kho và thanh tốn với người bán và cơng nợ phải trả. Nhân viên được phân công nhiệm vụ này thực hiện các nhiệm vụ về kế
toán hàng tồn kho theo dõi số lượng hành tồn kho, hạch toán về mặt số lượng và giá trị trên sổ kế toán khi nhập xuất hàng tồn kho, định kỳ kiểm kê hàng tồn kho xem có khớp đúng số lượng giữa thực tế với sổ sách khơng đồng thời thực hiện nghiệp vụ thanh tốn với người bán và theo dõi thanh toán với nhà cung cấp về giá trị cần thanh toán và hạn thanh toán để tham mưu cho lãnh đạo thực hiện thanh toán kịp tiến độ.
- Kế tốn bán hàng và cơng nợ phải thu thực hiện các nhiệm vụ: Theo
dõi các khoản phải thu khách hàng cả về giá trị lẫn thời hạn, các khoản phải thu khách hàng quá hạn chưa trả cần phải báo cáo lãnh đạo để có hướng xử lý. - Thủ quỹ làm các nhiệm vụ như: căn cứ phiếu thu chi do kế toán lập
tiến hành thu chi tền mặt đề ghi vào sổ quỹ, đối chiếu số liệu trên sổ quỹ với sổ cái và sổ chi tiết tiền mặt tương ứng. Hàng ngày phải kiểm kê quỹ nhằm phát hiện thừa thiếu để kịp thời xử lý.
b/Chính sách kế tốn tại Cơng ty Cổ phần SEMIC Việt Nam
Hình thức tổ chức kế tốn mà Cơng ty Cổ phần SEMIC Việt Nam áp dụng là hình thức tập trung.
- Đơn vị tiền tệ trong kế tốn tại tại Cơng ty Cổ phần SEMIC Việt Nam là VND
- Niên độ kế tốn: Được tính theo năm dương lịch, năm tài chính được bắt đầu từ 01/01 đến ngày 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế tốn: Việt Nam Đồng (VNĐ) - Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: Phương pháp bình qn gia quyền (bình qn tháng)
- Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng được quy định trong Thông tư 45/2013/TT-BTC.
- Hệ thống chứng từ sử dụng: Doanh nghiệp áp dụng hệ thống chứng từ theo thông tư số 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016 áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ tài chính
- Hình thức sổ kế tốn áp dụng: Nhật ký chung - Sử dụng phần mềm kế toán
- Hệ thống báo cáo công ty đang sử dụng gồm: Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01b - DNN)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DNN) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 - DNN
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DNN) Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02-DN)
2.2. Thực trạng kế tốn quản trị chi phí tại Cơng ty Cổ phần SEMIC Việt Nam
2.2.1. Thực trạng phân loại chi phí tại Cơng ty Cổ phần SEMIC Việt Nam
Cơng ty Cơng ty Cổ phần SEMIC Việt Nam có chu kỳ kinh doanh tương đối ngắn, vốn lưu động quay vòng nhanh và sản phẩm của công ty chủ yếu theo đơn đặt hàng. Các đơn đặt hàng này thường khác nhau về loại, mã sản phẩm nhưng thường được nhập theo yêu cầu của khách hàng, nên chi phí cho đơn vị sản phẩm tương đối ổn định, ít có đột biến. Là doanh nghiệp kinh doanh thương mại là chủ yếu và hoạt động mua và bán hàng hóa nhằm thu lợi nhuận thực hiện các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, vì vậy hiện nay doanh nghiệp áp dụng các phân loại chi phí của doanh nghiệp theo theo chức năng của chi phí.
Theo cách phân loại này, các chi phí phát sinh tại doanh nghiệp hiện được phân thành chi phí sản xuất và chi phí ngồi sản xuất. Tuy nhiên hiện tại doanh nghiệp chưa phát sinh chi phí sản xuất. Với chi phí ngồi sản xuất hiện tại của doanh nghiệp gồm có: chi phí quản lý kinh doanh và chi phí giá vốn hàng bán, chi phí tài chính và chi phí khác cụ thể như sau:
Chi phí quản lý kinh doanh
Hiện tại trong Công ty Cổ phẩn SEMIC Việt Nam chi phí quản lý kinh doanh được phản ánh ở 2 tài khoản cấp 2 là TK 6421: chi phí bán hàng và TK 6422 chi phí quản lý doanh nghiệp với các nội dung cụ thể được như sau:
Chí phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp: gồm các khoản tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn giữa ca
phải trả cho lãnh đạo, cán bộ nhân viên các phịng ban và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn; (2) Chi phí vật liệu phục vụ cho quản lý doanh nghiệp; (3) Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp; (4) Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp như nhà văn phòng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị văn phịng …; (5) Thuế, phí, lệ phí như thuế mơn bài, thuế nhà đất và các khoản phí khác; (6) Chi phí dự phịng như dự phịng phải thu khó địi;
Chi phí bán hàng bao gồm: Chi phí bán hàng bao gồm: (1) Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hóa,… bao gồm tiền lương tiền ăn giữa ca, tiền cơng và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí cơng đồn,…(2) Chi phí vật liệu, bao bì: Phản ánh chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ, như chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm, hàng hóa, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa trong q trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ,…; (3) Chi phí dụng cụ, đồ dung: Phản ánh chi phí về cơng cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như dụng cụ đo lường, phương tiện tính tốn, phương tiện làm việc,…(4) Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản, bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tính tốn, đo lường, kiểm